Bazơ Là Gì? Tính Chất Hóa Học Và ứng Dụng Trong Thực Tiễn - GhGroup
Có thể bạn quan tâm
Bazơ là một nhóm hóa chất được sử trong hóa học cũng như trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, khái niệm bazơ là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết này, Ghgroup.com.vn sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu chi tiết xem Bazơ là gì cũng như một số tính chất hóa học của chúng nhé.
1. Bazơ là gì?
Bazơ tồn tại ở dạng rắn, bột, đôi khi là ở trạng thái dung dịch
Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH (Hydroxit).
Ngoài ra, ta cũng có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi ta hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.
Bazơ có công thức chung dạng B(OH)n. Trong đó:
- B là một kim loại
- n là hóa trị kim loại.
2. Tính chất hóa học và vật lý của Bazơ
2.1 Tính chất vật lý của Bazơ
- Bazơ tồn tại ở dạng rắn, bột, đôi khi là ở trạng thái dung dịch.
- Bazơ có nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.
- Bazơ sẽ gây ra cảm giác nhờn hoặc một số nhớt.
- Bazơ có mùi và có vị đắng.
- Bazơ tan trong nước thường không màu, bazơ không tan trong nước (kết tủa) thường có màu.
2.2 Tính chất hóa học của Bazơ
Bazo làm đổi màu chất chỉ thị
-
Làm đổi màu quỳ tím
Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên 1 mẩu quỳ tím.
Nhận xét: giấy quỳ đổi từ màu tím sang xanh.
Thí nghiệm 2: nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH và dung dịch phenolphtalein không màu.
Nhận xét: Dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Hiện tượng cũng giống như vậy khi thực hiện tương tự với các dung dịch bazơ khác.
Kết luận: Các dung dịch bazơ kiềm làm đổi màu chỉ thị:
- Quỳ tím thành màu xanh.
- Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
-
Bazơ tác dụng với axit
Tính chất hóa học này đều đúng cho bazơ tan và bazơ không tan. Chúng đều tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.
Phương trình phản ứng như sau:
KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
-
Bazơ tác dụng với oxit axit
Dung dịch bazơ (bazơ kiềm) tác dụng với dung dịch axit tạo thành sản phẩm muối và nước.
Phương trình phản ứng như sau:
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
-
Bazơ tác dụng với muối
Dung dịch bazơ tác dụng với một số dung dịch muối để tạo thành muối mới và bazơ mới.
Điều kiện để phản ứng xảy ra đó là sản phẩm tạo thành có một chất không tan.
Phương trình phản ứng:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
-
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
Phương trình phản ứng:
Cu(OH)2 → CuO + H2O.
2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O
Lưu ý: Trong các tính chất ở trên, có một số tính chất chỉ xảy ra với dung dịch bazơ và một số chỉ xảy ra với bazơ không tan và xảy ra với cả hai loại bazơ.
3. Phân loại và hướng dẫn cách đọc tên Bazơ
3.1 Cách phân loại Bazơ
Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể chia thành:
Bazơ mạnh như NaOH, KOH, …
Bazơ yếu như Fe(OH)3, Al(OH)3…
Xem thêm:
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:
Bazơ tan ( hay gọi là bazơ kiềm ): gồm những bazơ có kim loại liên kết đứng trước Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Vd: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
Bazơ không tan: gồm những bazơ có kim loại liên kết đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Vd: Zn(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3,…
Ngoài ra người ta còn phân bazơ thành các loại sau đây:
Các bazơ kim loại như natri hydroxit (NaOH), nhôm hydroxit...
Amoniac (NH3) và các amin mang tính bazơ.
Các hợp chất có tính bazơ chứa vòng thơm và các bazơ vòng thơm khác (hợp chất chứa vòng vòng thơm là gọi là aren gồm benzen và đồng đẳng)
3.2 Hướng dẫn cách đọc tên Bazơ
Bazơ được gọi tên theo trình tự: Tên bazơ = Tên kim loại ( kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hydroxit
Ví dụ:
- NaOH được đọc là natri hydroxit
- Ca(OH)2 được đọc là canxi hydroxit
- Cu(OH)2 được đọc là đồng (II) hydroxit
- Fe(OH)2 được đọc là sắt (II) hydroxit.
4. Ứng dụng của Bazơ trong thực tiễn
Dùng để xử lý nước hồ bơi
4.1 Dùng để xử lý nước (đặc biệt là nước hồ bơi)
Khi hòa tan trong nước, Bazơ có khả năng làm tăng nồng độ pH. Ngoài ra người ta cũng dùng nó để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước.
4.2 Trong ngành công nghiệp hóa chất, dược
Bazơ được sử dụng để sản xuất sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen),… làm chất tẩy trắng, chất khử trùng.
Ngoài ra, nó còn được dùng làm nước rửa chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.
Được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa,… để làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sunphat và Soda.
4.3 Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm
Nhiều bazơ được dùng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, làm cho vải dễ hấp thụ màu nhuộm và có độ bóng.
4.4 Trong ngành dầu khí
Bazơ dùng để cân bằng độ pH cho dung dịch khoan, như là loại bỏ sulphur, các hợp chất sulphur hay các hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ.
Được dùng để pha chế dung dịch kiềm giúp xử lý rau
4.5 Trong ngành thực phẩm
Được dùng để pha chế dung dịch kiềm giúp xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng.
4.6 Trong phòng thí nghiệm
Bazơ là một hóa chất vô cùng quan trọng, được dùng để phục vụ trong học tập và nghiên cứu.
5. Một số loại Bazơ được dùng phổ biến hiện nay
Hiện nay, các Bazơ thường gặp được sử dụng phổ biến trong đời sống có thể kể đến như:
5.1 NaOH (Natri hydroxit)
Natri hydroxit
Natri hydroxit hay còn gọi là xút hoặc xút ăn da, có dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh. tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt tạo thành dung dịch bazơ không màu. Dung dịch natri hidroxit có tính nhờn và có thể ăn mòn da.
NaOH được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp, sản xuất: xà phòng, sản xuất giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật, các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm, hóa chất xử lý nước .. và làm thuốc thử thông dụng trong phòng thí nghiệm.
Hiện nay, có bốn loại NaOH đang được sử dụng nhiều nhất như:
- Hóa chất xứt vảy NaOH 99%
- Xút hạt Đài Loan99%
- Xút vảy NaOH 99% Ấn Độ.
- Dung dịch NaOH 20% - 50%.
5.2 Ca(OH)2 (Canxi hydroxit)
Canxi hydroxit
Canxi hydroxit còn được gọi là vôi tôi công nghiệp, đây là một bazơ mạnh nên mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ, tồn tại dưới dạng tinh thể không màu hoặc bột trắng, có phân tử khối là 74.
Chúng được ứng dụng phổ biến trong xử lý nước và cải tạo độ chua của đất. Trong công nghiệp, chúng được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn.
5.3 KOH (Kali hydroxit)
Kali hidroxit
Kali hidroxit còn có tên gọi khác là Potash, Potassium hydroxide, tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh màu trắng, hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước. Kali hydroxit là một bazơ mạnh, dễ dàng tác dụng với nước và cacbonic trong không khí để tạo thành Kali cacbonat.
Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.
5.4 Đồng(II) hydroxit
Đồng (II) hydroxit là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.
6. Đơn vị cung cấp các loại Bazơ chính hãng, uy tín số 1 hiện nay
Bazơ là một trong những hóa chất được ứng dụng nhiều và sử dụng rộng rãi. Hiện nay nhu cầu về bazơ tăng cao nên có rất nhiều đơn vị cung ứng và phân phối chúng với đa dạng chủng loại, giá thành. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ bán hàng tin cậy. Công ty Gia Hoàng là địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng.
Hiện Ghgroup.com.vn đang phân phối các loại bazơ chính hãng trên thị trường như Ca(OH)2, NaOH, KOH (Kali hydroxit),… với chất lượng tốt nhất và giá hợp lý nhất.
Tất cả các sản phẩm hóa chất của chúng tôi đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Không chỉ đa dạng sản phẩm, giá thành cạnh tranh mà dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng các chương trình chiết khấu hấp dẫn, giúp bạn tiết kiệm được một tiền kha khá.
Nếu bạn còn thắc mắc gì bazơ hoặc bất một câu hỏi nào liên quan đến hóa chất thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới để được hoặc gọi điện trực tiếp đến công ty để chúng tôi hỗ trợ.
Xem thêm:
Công dụng của phèn nhôm trong xử lý nước thải
Chất keo tụ pac xử lý nước thải
Từ khóa » Tính Chất Bazo Kiềm
-
Tính Chất Hóa Học Của Bazơ - Bazơ Tan Và Bazơ Không Tan Trong Nước
-
Tính Chất Hóa Học Của Bazơ: Bazơ Tan, Bazơ Không Tan - Lý Thuyết ...
-
Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Tan Và Bazơ Không Tan - Hóa Học 24H
-
Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Tan - Những Lưu ý Quan Trọng
-
Bazơ Kiềm Là Gì
-
Bazơ Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Bazơ - Marathon
-
Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Các Bazơ Thường Gặp - VOH
-
Lý Thuyết Tính Chất Hóa Học Của Bazơ | SGK Hóa Lớp 9
-
Tính Chất Vật Lý Hóa Học Và Các Thông Tin Về Bazơ - VietChem
-
Bazơ Và Những Điều Cần Biết Về Bazơ
-
Tính Chất Hóa Học Của Bazơ – Bazơ Tan Và Bazơ Không Tan Trong Nước
-
Bazơ Là Gì? Những Kiến Thức Tổng Quan Về Bazơ - Monkey
-
Tổng Hợp 5 Tính Chất Hóa Học Của Bazơ – Hóa Học 9