Bé 2 Tuổi Bướng Bỉnh, Hay ăn Vạ. Mách Mẹ Cách Dạy Con Ngoan ...

Gia đình cần hiểu được rằng thái độ hay chống đối hoặc phản kháng của trẻ 2 tuổi là minh chứng cho sự phát triển não bộ của bé. Bởi khi con đã nhận thức được mọi thứ xung quanh mình thì khả năng suy nghĩ và đánh giá cũng tiến bộ, và nếu mọi chuyện không vừa ý con thì việc con phản ứng cũng là lẽ tất yếu. Về việc bé 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao, mẹ có thể tham khảo các cách dạy trẻ sau:

Giải thích nhẹ nhàng và kiên nhẫn thuyết phục

Phương pháp giáo dục trẻ được khuyến khích nhất vẫn là giải thích và sử dụng sự kiên nhẫn của mẹ, thay vì la mắng bé. Các bé 2 tuổi thường chưa nhận thức được đúng sai, bé chỉ làm theo hướng dẫn và tùy hứng. Thế nên bất cứ hành động gì cũng cần được bố mẹ chỉ dẫn và giải thích từng bước, việc lặp đi lặp lại các hoạt động này sẽ giúp con ghi nhớ và tránh mắc sai sót. Ngoài ra, mẹ hãy thấu hiểu tâm lý của con nhé, thay vì bắt con phải làm những việc này, việc kia thì hãy cùng con thực hiện các công việc đó.

Bé 2 tuổi bướng bỉnh, hay ăn vạ. Mách mẹ cách dạy con ngoan ngoãn không cần đòn roi. - ảnh 1

Các bé 2 tuổi thường chưa nhận thức được đúng sai nên mẹ hãy giáo dục bé thật kiên nhẫn

Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao? – Đừng cố bắt ép trẻ

Mặc dù con vẫn còn nhỏ nhưng cũng đã phát triển nhu cầu và sở thích riêng, vậy nên bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn. Điều này sẽ gây ra phản ứng ức chế, nổi loạn và không chịu nghe lời.

Ví dụ như khi con đang ngồi xem tivi rất vui vẻ nhưng đã quá giờ đi ngủ và mẹ liền tắt tivi và quát bé, tốt hơn mẹ nên thu hút sự chú ý của con sang một câu chuyện kể, hoặc một cốc sữa cho bé để con thưởng thức rồi nhẹ nhàng khuyên bảo bé đi ngủ.

Nhắc đến hậu quả và để bé tự ngẫm

Theo cách nuôi dạy trẻ được các chuyên gia tâm lý khuyến khích, mẹ nên dùng thái độ không quan tâm đến con để phá bỏ sự bướng bỉnh của bé. Tốt hơn thì mẹ hãy nhấn mạnh hậu quả nếu con có tái phạm vào lần sau, và nếu tình trạng tiếp diễn thì mẹ bỏ mặc bé chính là cách để con tự cảm thấy mình mắc lỗi và bị mẹ giận.

Thời điểm này đòi hỏi cha mẹ thật sự kiên nhẫn vì khi ấy bé dễ lên cơn la hét, ho hay khóc lóc đến cả giờ đồng hồ nhưng cũng đừng mềm lòng trước bé. Với trẻ con, khi hiểu được hậu quả thì trẻ sẽ dễ dàng điều khiển và tiết chế hành vi của mình hơn. Việc mẹ ra lệnh và giải thích trong mọi tình huống đều không phát huy tác dụng với những trẻ ngang bướng mà chỉ khiến con ăn vạ và phản kháng bố mẹ.

Bé 2 tuổi bướng bỉnh, hay ăn vạ. Mách mẹ cách dạy con ngoan ngoãn không cần đòn roi. - ảnh 2

Bé 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao, bé hay ăn vạ thường khiến bố mẹ đau đầu

Bắt buộc phải mắng con

Bé 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao? Không phải lúc nào mắng bé cũng là xấu, trong trường hợp nếu con làm bị thương chính mình hoặc người khác thì mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt bé và dạy trẻ rằng việc con vừa làm là không đúng.

Bạo lực cần được giáo dục bằng thái độ nghiêm khắc và răn đe để bé biết đó là hành động sai và không có bất kỳ lý do nào để giải thích cho việc này. Với các lỗi sai bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể giải thích nhẹ nhàng nhưng nếu tiếp tục sai phạm với thái độ ương bướng, mẹ nên mắng một cách nghiêm túc, bé sẽ nhận ra sự khác biệt so với bình thường, bé sẽ sợ và ghi nhớ không tái phạm.

Nhấn mạnh về lỗi mà con mắc phải

Nếu như mẹ nhận thấy con đã thấm mệt sau cơn khóc, thì đây sẽ là lúc bạn giải thích kỹ càng cho con biết về lỗi sai của mình. Ở lần sau, con sẽ có ấn tượng rất rõ rệt về lỗi sai của mình và tránh mắc phải. Thi thoảng, mẹ cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình và không buộc bé làm những điều bé không thích như: tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá…

Bé 2 tuổi bướng bỉnh, hay ăn vạ. Mách mẹ cách dạy con ngoan ngoãn không cần đòn roi. - ảnh 3

Việc nuôi dạy trẻ cần có sự kiên nhẫn và tình yêu của bố mẹ

Giáo dục con dựa trên tình cảm và sự tôn trọng

Đừng quan tâm thái quá đến vấn đề bé 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao, thay vào đó mẹ hãy để con được tự do phát triển trong môi trường hạnh phúc, có sự tôn trọng lẫn nhau và xây dựng dựa trên tình cảm. Kỷ luật cũng rất cần thiết nhưng tốt nhất mẹ hãy áp dụng theo cách trìu mến chứ không nên bắt ép và quát nạt con. Thay vào đó, hãy thuyết phục bé về tầm quan trọng của các quy tắc được đặt ra và rèn giũa con đi vào nề nếp trong các hoạt động hàng ngày.

Hồng Phúc

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/be-2-tuoi-buong-binh-hay-an-va-mach-me-cach-day-con-ngoan-ngoan-khong-can-don-roi-a172740.html

Nguồn : bau.vn

Từ khóa » Con 2 Tuoi Buong Binh