Bé 7 Tháng Nặng Bao Nhiêu Kg? Thế Nào Là Thừa Thiếu Chuẩn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Sự phát triển của trẻ
- Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)
25/04/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtBước sang tháng thứ 7, các chỉ số tiêu chuẩn về chiều cao cân nặng của trẻ sẽ tăng chậm hơn 6 tháng đầu đời. Để giải đáp thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi không biết bé 7 tháng nặng bao nhiêu kg là đủ, hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết sau.
Bé 7 tháng nặng bao nhiêu kg là đủ?
Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cha mẹ biết được em bé có khỏe mạnh, phát triển tốt hay không.
Cân nặng chuẩn của bé 7 tháng tuổi
Theo WHO, chỉ số cân nặng của một em bé 7 tháng tuổi là 8.3kg đối với bé trai và 7.6kg đối với bé gái. Sở dĩ có sự chênh lệch về cân nặng này là bởi tương ứng với mỗi giới tính, trẻ sơ sinh sẽ có cơ chế phát triển khác nhau. Nếu em bé của bạn đang ở trong mức cao hơn hoặc thấp hơn chỉ số tiêu chuẩn này 1-2kg thì cũng đừng quá lo lắng bởi con vẫn nằm trong mức đạt chuẩn.
1.2. Bé 7 tháng cân nặng bao nhiêu là suy dinh dưỡng?
Thế nhưng, nếu cân nặng của em bé 7 tháng tuổi nằm dưới mức 6,7kg đối với bé trai và dưới 6,1kg đối với bé gái, điều này cho thấy con bạn đang ở mức suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng trong thời gian dài rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh bởi nó có thể gây ra một số căn bệnh như: còi xương, chậm phát triển về não bộ,...
Để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới màu da, tâm trạng và lượng sữa con bú. Nếu da trẻ thường xuyên bỏ sữa, da mặt xanh xao, cơ thể gầy gò hay thường xuyên khó chịu, rất có thể trẻ đang ở mức độ có nguy cơ suy dinh dưỡng.
1.3. Trẻ em 7 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu có nguy cơ béo phì?
Ngược lại, khi chỉ số cân nặng của bé 7 tháng tuổi vượt quá mức 10,2kg đối với bé trai và trên 9,6kg đối với bé gái tức là trẻ đang bị thừa cân. Thừa cân hay béo phì là tên gọi chỉ trạng thái lượng dinh dưỡng trong cơ thể đã vượt qua ngưỡng cho phép. Em bé thừa cân thường chậm chạp hơn bình thường và dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp,...
Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng bé 6 tháng & cách chăm sóc bé khỏe mạnh
2. Chiều cao bé 7 tháng tuổi
Bên cạnh cân nặng, chỉ số về chiều cao cũng phản ánh sự phát triển toàn diện của bé 7 tháng tuổi. Trong đó, chiều cao bé gái cần đạt mức 67,3cm còn bé trai sẽ là 69,2cm. Nhiều gia đình chỉ chú trọng đến cân nặng của con mà quên mất rằng chiều cao cũng cần phải phát triển theo đúng tiêu chuẩn của WHO nữa.
3. 5 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ 7 tháng tuổi
Nhằm hiểu rõ hơn về các chỉ số trên, cha mẹ hãy cùng Monkey khám phá 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cũng như cân nặng của bé 7 tháng tuổi.
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Yếu tố đầu tiên mà cũng là yếu tố quan trọng nhất, chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé. Một người mẹ được bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, protein,... sẽ giúp bé tăng trưởng tốt. Thông qua sữa mẹ, trẻ có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó một cách dễ dàng.
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, các bé đã có thể tự khám phá một vài món ăn dặm có lợi từ rau, củ, quả, các loại ngũ cốc,... đây đều là những thực phẩm rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho con. Thế nên, bên cạnh các cữ sữa chính trong ngày, các mẹ hãy xen kẽ thêm 2 bữa ăn dặm để con hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết nhé!
3.2. Giới tính
Yếu tố tiếp theo tác động tới sự phát triển của con đó là giới tính, theo các nhà nghiên cứu thì các bé trai có xu hướng phát triển vượt bậc hơn bé gái. Nói một cách cụ thể, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé trai luôn cao hơn bé gái dẫn đến việc các chỉ số tiêu chuẩn cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, nếu em bé không may sinh non hay gặp các vấn đề về bệnh tật, rất có thể sự phát triển sau này sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
3.3. Yếu tố di truyền
Bên cạnh giới tính, gen di truyền từ cha mẹ hay các thành viên trong gia đình cũng có thể tác động đến sự phát triển chiều cao cân nặng của con. Em bé có thể cao lớn hơn bình thường nếu được thừa hưởng đặc điểm về chiều cao được di truyền gia đình. Chỉ số về cân nặng cũng vậy, nếu cha mẹ sở hữu cân nặng không đạt chuẩn cũng sẽ dẫn đến việc cân nặng của con ở trong tình trạng tương tự.
Thế nhưng, yếu tố về gen di truyền không thể quyết định tất cả và không phải em bé nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền từ cha mẹ của mình. Bởi trên thực tế, gen di truyền chỉ có thể tác động khoảng 23% đến sự phát triển của con mà thôi.
3.4. Tâm lý mẹ sau sinh
Cuối cùng là yếu tố ảnh hưởng đến từ tâm lý của người mẹ sau sinh. Chuỗi ngày lo lắng, thức khuya dậy sớm chăm con thường khiến tinh thần mẹ sau sinh trở nên căng thẳng thậm chí là suy sụp. Nếu trạng thái tâm lý này diễn ra quá lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sữa trong cơ thể mẹ. Mẹ sẽ không có đủ sữa cho con bú hay lượng dinh dưỡng trong sữa không đủ để cho con phát triển toàn diện.
Trẻ sơ sinh có một sợi dây liên kết vô hình với mẹ nên nếu tâm trạng của mẹ không tốt, em bé cũng có thể sẽ cáu gắt, chán ăn và quấy khóc.
4. Giải pháp điều chỉnh cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi giúp con phát triển tốt
Để cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi có thể nằm trong mức đạt chuẩn, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau.
4.1. Ăn bao nhiêu là đủ? Nên ăn gì?
Trước tiên là lượng dinh dưỡng mà con cần hấp thụ chủ yếu qua các cữ sữa và cữ ăn dặm. Trung bình, sau khoảng 3-4 giờ bé sẽ bú mẹ một lần và một ngày sẽ dao động từ 6-8 lần bú. Lượng sữa mỗi lần sẽ nằm trong khoảng 180ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. Tại giai đoạn này, mẹ không nên ép con mà nên để con được bú theo nhu cầu. Lưu ý không nên để con bú quá ít dẫn đến tình trạng trẻ bị đói.
Đối với chế độ ăn dặm giai đoạn 7 tháng tuổi, các bé đã có thể ăn đặc với các món như: trái cây và rau xay nhuyễn, ngũ cốc, rau xanh, cháo, trứng, phô mai,... Một ngày trẻ sẽ có từ 2-3 bữa ăn dặm cách các cữ sữa khoảng 1-2 giờ. Mỗi bữa, trẻ chỉ nên ăn 120ml đến 180ml lượng thức ăn để có thể hấp thụ tốt nhất. Ngoài ra, mẹ hãy chăm chỉ thay đổi thực đơn để con cảm thấy thích thú với các bữa ăn dặm hơn nhé!
4.2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Để con có được chất lượng giấc ngủ tốt, trước hết các mẹ nên đảm bảo các bé 7 tháng cần ngủ đủ 2-3 giờ ban ngày và 11-12 giờ mỗi đêm. Tiếp đó là các điều kiện để xây dựng cho con một giấc ngủ lành mạnh. Hiện tượng trẻ hay giật mình và quấy khóc trong quá trình ngủ là bởi con chưa được cha mẹ xây dựng thói quen ngủ khoa học.
Không gian các bé ngủ cần được đảm bảo về sự yên tĩnh cũng như nguồn ánh sáng vừa đủ. Tránh có những tiếng ồn mạnh có thể khiến con tỉnh giấc giữa chừng hay ánh sáng bên ngoài quá chói khiến con không ngủ sâu giấc,...
4.3. Vận động hợp lý
Các vận động như tập ngồi, tập nói bập bẹ trong giai đoạn này cũng rất cần thiết cho sự phát triển thể chất của con. Cha mẹ nên dành thật nhiều thời gian để giao tiếp với bé để con cảm nhận được sự tương tác từ mọi người. Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy con một vài các động tác đơn giản như: vẫy tay chào, đưa tay lên tai nghe điện thoại,... để kiểm tra khả năng tiếp thu từ bé.
4.4. Chăm sóc tâm sinh lý của trẻ
Cuối cùng, cha mẹ hãy quan tâm chăm sóc đến tâm sinh lý của trẻ bằng cách cùng con thư giãn nghe nhạc, massage toàn cơ thể để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Hay việc đưa con đi thăm khám sức khỏe định kỳ để dễ dàng hiểu được tâm lý của con.
Chăm sóc trẻ nhỏ chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng, nhất là đối với những người lần đầu tập làm cha mẹ. Hy vọng bài viết trên của Monkey đã giúp cha mẹ tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: bé 7 tháng nặng bao nhiêu kg.
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Phương ĐặngTôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.
Bài viết liên quan- Nguyên nhân và cách xử trí bé 1 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn giúp con ngon giấc
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa
- Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống: những điều mẹ nên biết
- [Hỏi đáp chuyên gia] Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?
- [ Tư vấn từ chuyên gia ] Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải hiện tượng chậm mọc răng?
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Chiều Cao Chuẩn Của Bé Trai 7 Tháng Tuổi
-
Chiều Cao Và Cân Nặng Của Trẻ 7 Tháng Tuổi - Vinmec
-
Chiều Cao Và Cân Nặng Của Trẻ 7 Tháng Tuổi - Suckhoe123
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Theo WHO, Việt ...
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Theo độ Tuổi - Hello Bacsi
-
Bảng Chuẩn Chiều Cao, Cân Nặng, Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi
-
Tiết Lộ Bé 7 Tháng Nặng Bao Nhiêu Kg Thì đạt Chuẩn - Mamamy
-
Chiều Cao Và Cân Nặng Của Trẻ 7 Tháng Tuổi
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0-10 Tuổi Chuẩn Nhất (2022)
-
Top 14 Chiều Cao Chuẩn Của Bé Trai 7 Tháng Tuổi
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 đến 10 Tuổi Chuẩn WHO
-
Bảng Chiều Cao, Cân Nặng Của Trẻ Theo Từng độ Tuổi Chuẩn WHO
-
Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Trong Năm đầu Tiên Là Bao Nhiêu?
-
Bảng đo Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Chuẩn Nhất Từ Các Chuyên Gia ...