Bé ăn Gạo Lứt Có Tốt Không? Giải đáp Chính Xác Từ Chuyên Gia

Mẹ thấy có nhiều mẹ đang cho con ăn gạo lứt, con bụ bẫm lớn khỏe nên mẹ cũng muốn thêm gạo lứt vào thực đơn cho bé nhà mình. Nhưng mẹ không chắc là bé ăn gạo lứt có tốt không, mẹ sợ gạo lứt có vỏ rắn, bé ăn không quen, không tiêu hóa được. Vậy mẹ tham khảo giải đáp chính xác của chuyên gia về vấn đề này để cho con ăn đúng cách, giúp con luôn khỏe mạnh mẹ nhé!

Chuyên gia giải đáp bé ăn gạo lứt có tốt không?
Chuyên gia giải đáp bé ăn gạo lứt có tốt không?

Mục lục

  • 1. Bé ăn gạo lứt có tốt không?
  • 2. Thời điểm mẹ nên cho bé ăn gạo lứt
  • 3. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt
  • 4. Lợi ích của gạo lứt với sức khỏe
    • 4.1. Đánh bay táo bón
    • 4.2. Kiểm soát cân nặng hiệu quả
    • 4.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    • 4.4. Giảm lượng đường trong máu
    • 4.5. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
  • 5. Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt theo độ tuổi
  • 6. Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn gạo lứt
    • 6.1. Cho bé ăn gạo lứt thay gạo trắng có tốt không?
    • 6.2. Cho bé ăn gạo lứt nhiều có tốt không?
    • 6.3. Trẻ em có uống được nước gạo lứt rang không?
    • 6.4. Bảo quản gạo lứt thế nào để đảm bảo chất lượng?
    • 6.5. Bé ăn gạo lứt có bị dị ứng không?

1. Bé ăn gạo lứt có tốt không?

Gạo lứt là thực phẩm bổ dưỡng, ăn gạo lứt rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé đó mẹ. Theo GS. Keneswary Ravichanthiran – Khoa thực phẩm và dinh dưỡng đại học Malaysia, trong gạo lứt chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao như các axit amin thiết yếu, chất xơ, vitamin, flavonoid, axit phytic, khoáng chất, axit phenolic,…

Thành phần protein, chất xơ trong gạo lứt rất phong phú, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để duy trì hoạt động của các cơ quan, giúp bé luôn tràn đầy sức sống. Mặc dù chứa nhiều calories nhưng gạo lứt ít chất béo, ít đường, tạo điều kiện để mẹ tập cho bé ăn uống lành mạnh, giảm nguy cơ béo phì, mỡ máu. Mẹ đừng quên bổ sung gạo lứt vào thực đơn cho bé nhé.

Gạo lứt rất tốt cho sự phát triển của bé yêu
Bé nên ăn gạo lứt vì nó rất tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não của bé yêu

2. Thời điểm mẹ nên cho bé ăn gạo lứt

Theo báo cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ bắt đầu cho bé ăn gạo lứt được từ khi bé 6 tháng tuổi, bé tập ăn dặm. Ở độ tuổi này bé đã dần mọc răng và hệ tiêu hóa của con cũng hoàn thiện hơn, tiêu hóa được thức ăn dạng rắn, mẹ thêm gạo lứt vào thực đơn ăn dặm để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho con nhé. Bên cạnh nguồn dưỡng chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin, gạo lứt còn chứa nhiều khoáng chất như magie, mangan và các axit béo hỗ trợ rất tốt cho hành trình lớn khôn của bé đó mẹ.

Bé ăn được gạo lứt từ 6 tháng tuổi
Bé ăn được gạo lứt từ 6 tháng tuổi

3. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt

Gạo lứt được khuyến cáo nên có mặt trong thực đơn ăn uống của bé vì đây là loại gạo dễ ăn và tác động tích cực đến sức khỏe. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết rằng, thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt cao hơn so với gạo trắng thông thường. Sau đây là bảng so sánh hàm lượng dinh dưỡng giữa 2 loại gạo, tính trên 1/3 cốc gạo đã nấu chín để mẹ tham khảo.

Chất dinh dưỡng Gạo lứt Gạo trắng
Năng lượng 82 calories 68 calories
Protein 1.83 g 1.42 g
Lipid 0.65 g 0.15 g
Carbohydrate 17.05 g 14.84 g
Chất xơ 1.1 g 0.2 g
Đường 0.16 g 0.03 g
Canxi 2 mg 5 mg
Sắt 0.37 mg 0.63 g
Natri 3 mg 1 mg
Axit béo 0.17 g 0.04 g

Bảng so sánh hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt và gạo trắng

Theo như thông tin này, gạo lứt đã “thắng thế” nhờ khả năng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn gạo trắng. Thay vì ăn gạo trắng bé chỉ nhận được 68 calories thì ở gạo lứt, bé sẽ được bổ sung 82 calories. Chất xơ cũng vậy, bé sẽ nhận nhiều hơn 0.9g chất xơ khi ăn gạo lứt. Hầu như các chất dinh dưỡng ở trong gạo lứt đều dồi dào hơn hẳn gạo trắng. Tại sao vậy mẹ nhỉ?

Gạo lứt và gạo trắng: cái nào tốt hơn?
Gạo lứt và gạo trắng: cái nào tốt hơn?

Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì quy trình xay xát đã lấy đi một phần dinh dưỡng có trong gạo trắng. Gạo lứt sau khi được loại bỏ trấu, cám và mầm gạo sẽ cho ra gạo trắng. Gạo này có thời hạn sử dụng lâu và dễ chế biến hơn nhưng trải qua nhiều công đoạn sơ chế, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong gạo sẽ bị hao hụt, dẫn đến gạo trắng ít dưỡng chất hơn gạo lứt đó mẹ. 

4. Lợi ích của gạo lứt với sức khỏe

Gạo lứt thường được biết đến là loại ngũ cốc nguyên hạt ngon miệng và bổ dưỡng. Thành phần của gạo lứt bao gồm nhiều loại dưỡng chất, vitamin, axit amin có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bé yêu.

5 lợi ích tuyệt vời của gạo lứt đối với bé yêu
5 lợi ích tuyệt vời của gạo lứt đối với bé yêu

4.1. Đánh bay táo bón

Trẻ bị táo bón thì cho bé ăn gạo lứt có tốt không? Rất tốt nha mẹ. Táo bón là tình trạng thường gặp ở bé sơ sinh khi mới tập ăn dặm, mẹ hỏi thăm nhiều nơi và biết được là thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp “đánh bay” táo bón ở bé rất hiệu quả . Trong gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào, khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ làm mềm phân, bé dễ đi ngoài hơn. Gạo lứt đích thực là ứng cử viên sáng giá giúp bé chào tạm biệt “ông Táo” đó mẹ.

Gạo lứt giúp đánh bay vấn đề táo bón ở bé yêu
Gạo lứt giúp đánh bay vấn đề táo bón ở bé yêu

4.2. Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Cho bé măm măm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột rất bổ dưỡng nhưng cũng là nỗi lo lắng của mẹ. Mẹ sợ cho bé ăn nhiều cơm, cơ thể hấp thụ nhiều tinh bột và đường dễ khiến bé lên cân mất kiểm soát, tệ hơn là béo phì. Cho bé ăn gạo lứt đúng cách giúp mẹ gạt bỏ nỗi lo này bởi gạo lứt chứa nhiều protein hơn, hàm lượng đường thấp hơn. Vì thế bé ăn nhiều, no bụng mà vẫn không sợ bị tăng cân quá mức, mẹ có thể kiểm soát cân nặng cho bé hiệu quả hơn.

Mẹ khỏi lo bé béo phì khi ăn gạo lứt đúng cách
Mẹ khỏi lo bé béo phì khi ăn gạo lứt đúng cách

4.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hơn 40 nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2016 và cho kết quả rằng, những người ăn nhiều gạo lứt có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 21% so với người không ăn. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên quy mô lớn với 560.000 người tham gia đã chứng minh được, người có chế độ ăn với nhiều chất xơ có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và các bệnh hô hấp thấp hơn đến 24 – 59%. Kết quả của nghiên cứu đăng tải ngày 8/12/2016 trên Thư viện Quốc gia về Y học cũng cho thấy rằng, tăng magie trong chế độ ăn uống giúp giảm 7 – 22% nguy cơ đột quỵ, suy tim.

Gạo lứt hỗ trợ tích cực đến sự phát triển tim mạch lành mạnh cho bé yêu. Thêm vào đó, gạo lứt còn chứa các hợp chất lignans giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giữ cho bé luôn có một trái tim khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho con với gạo lứt
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho con với gạo lứt

4.4. Giảm lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao khiến con mệt mỏi, cơ thể không có sức lực, nếu kéo dài lâu sẽ rất nguy hiểm. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ thêm gạo lứt vào các bữa ăn cho con nhé. Gạo lứt giúp bé ăn no mà không sợ tăng cân nhờ chỉ số đường huyết (GI) thấp, hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu của NCBI cũng cho rằng ăn gạo lứt đúng cách sẽ giúp giảm tới 32% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu tăng cao dễ làm con bị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu tăng cao dễ làm con bị bệnh tiểu đường

4.5. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Nghiên cứu của Saiful Latifah vào năm 2017 đã cho thấy khả năng phòng ngừa ung thư của một số phân tử sinh học có trong gạo lứt. Điển hình là chất GABA (axit γ-amirobutyric) được tạo ra khi gạo lứt đi vào cơ thể, chất này có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn. Chính vì thế, việc bổ sung gạo lứt trong thực đơn ăn uống của bé là giải pháp tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giúp con yêu luôn khỏe mạnh đó mẹ.

Nhờ có gạo lứt, con giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nhờ có gạo lứt, con giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

5. Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt theo độ tuổi

Gạo lứt rất tốt nhưng mẹ cần cho con ăn đúng cách và đủ lượng theo độ tuổi của con để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là hướng dẫn chế biến gạo lứt theo từng độ tuổi, mẹ tham khảo và trổ tài nấu để bé ăn ngon, lớn nhanh như thổi mẹ nhé.

Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt theo độ tuổi
Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt tốt theo độ tuổi

1 – Hướng dẫn chế biến gạo lứt cho bé 6 – 9 tháng ăn dặm

Bé yêu từ 6 – 9 tháng tuổi đang làm quen dần với ăn dặm, mẹ thường chế biến thức ăn dạng loãng hoặc bột mịn cho bé dễ ăn, tránh bị nghẹn và khó tiêu. Gạo lứt cũng như thế mẹ nhé. Mẹ mua gạo về rửa sạch, loại bỏ vỏ trấu và các hạt sạn, đem ngâm trong nước nóng từ 40 – 45 phút cho gạo mềm ra. Khi gạo nở mềm rồi, mẹ chắt bỏ nước, để trong rổ thêm 10 – 15 phút nữa cho ráo nước, trong lúc chờ mẹ bắc chảo lên nồi, bật lửa nhỏ 2 – 3 phút cho chảo nóng lên nhé.

Bé mới tập ăn mẹ xay nhuyễn gạo lứt ra nhé
Bé mới tập ăn mẹ xay nhuyễn gạo lứt ra nhé

Kế đến, mẹ cho gạo lứt vào chảo để rang, mẹ dùng đũa đảo đều tay để gạo không bị cháy xém. Rang trong 4 – 5 phút, mẹ ngửi thấy mùi thơm của gạo là tắt bếp, đổ gạo đã rang ra bát cho nguội. Cuối cùng, mẹ bỏ gạo vừa rang thơm vào máy xay sinh tố, bật chế độ xay mạnh nhất, xay trong 5 phút để gạo nhuyễn ra. Kỹ hơn thì mẹ dùng rây nhỏ, rây phần gạo mới xay qua 1 – 2 lần để có được thành phẩm bột gạo lứt mịn nhất nhé.

Xay gạo xong, mẹ nấu bột ở lửa vừa với tỉ lệ 1/4 cốc bột, 1 cốc nước, mẹ nấu và khuấy bột đều tay trong 3 – 4 phút cho bột chín hẳn. Mẹ đừng quên kết hợp thêm thịt heo, cá hồi, khoai tây,… xay nhuyễn để bột thêm hương vị, bé ăn giỏi và thích thú hơn nhé.

Bột gạo lứt rau củ thơm ngon, dậy vị bé rất thích đó mẹ
Bột gạo lứt rau củ thơm ngon, dậy vị bé rất thích đó mẹ

2 – Hướng dẫn chế biến gạo lứt cho bé 9 – 18 tháng

Khi được từ 9 tháng tuổi trở lên, bé đã nhai tốt hơn và ăn được các loại rau củ luộc/hấp thanh dài, thịt cá và cháo. Lúc này, mẹ chuyển sang cho bé ăn gạo lứt hữu cơ dạng hạt ngắn nhé. Loại gạo này chứa nhiều tinh bột hơn, có thể kết dính lại được với nhau sau khi nấu, giúp bé dễ dàng cầm nắm được bằng tay và ăn no hơn. Mẹ cũng tập cho bé thói quen tự bốc ăn thay vì chờ bố mẹ bón cho. 

Cách nấu gạo lứt đơn giản nhất là sử dụng nồi cơm điện. Mẹ vo gạo lứt thật sạch, loại bỏ hết cặn dơ và trấu còn sót lại, sau đó ngâm gạo với nước sạch 30 – 35 phút để gạo mềm ra, cơm sau khi nấu sẽ dẻo và ngon miệng hơn. Kế đến, mẹ chắt hết nước đi rồi cho gạo vào nồi cơm điện với tỉ lệ 1 chén gạo – 1 chén nước (khoảng 400ml) rồi đậy nắp, ấn nút để nấu. Sau khi gạo chín, mẹ bới gạo ra bát cho bé ăn nhé. Gợi ý mẹ biến tấu gạo lứt hạt ngắn thành món cơm gạo lứt thịt gà xé, cháo nghêu gạo lứt, gạo lứt thịt xay vo viên,… cho hấp dẫn, kích thích bé ăn giỏi hơn.

Bé được 9 tháng tuổi ăn được gạo lứt hạt ngắn
Bé được 9 tháng tuổi ăn được gạo lứt hạt ngắn

3 – Hướng dẫn chế biến gạo lứt cho bé 18 tháng trở lên

Tới độ tuổi này kỹ năng nhai của bé đã khá hoàn thiện, bé tự ăn được và tiêu hóa tốt hơn. Lúc này mẹ cho bé ăn gạo lứt hạt dài để cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp bé hoạt động cơ miệng thuần thục hơn nhé. Mẹ vẫn tiếp tục sử dụng nồi cơm điện để nấu gạo cho bé nhưng với tỉ lệ nước ít hơn (1 chén gạo – 1/2 chén nước). 

Cách chế biến món ăn cho bé ở giai đoạn này phong phú và đa dạng hơn hẳn, mẹ nấu cơm cuộn gạo lứt, bánh xèo từ bột gạo lứt, nước gạo lứt rang, salad tôm gạo lứt,… cho bé đổi vị, tránh bé bị ngán, chán ăn mẹ nhé.

Gạo lứt hạt dài rất tốt để bé luyện cơ miệng khi được 18 tháng tuổi trở lên
Gạo lứt hạt dài rất tốt để bé luyện cơ miệng khi được 18 tháng tuổi trở lên

6. Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn gạo lứt

Mẹ bỉm mới tập cho bé ăn gạo lứt chưa có nhiều kinh nghiệm, khi cho con ăn phát sinh nhiều vấn đề khiến mẹ băn khoăn. Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp từ chuyên gia, mẹ tham khảo và áp dụng cho đúng, giúp bé dễ làm quen và ăn gạo lứt thật ngon miệng nhé.

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về gạo lứt
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bé ăn gạo lứt có tốt không

6.1. Cho bé ăn gạo lứt thay gạo trắng có tốt không?

Mặc dù gạo lứt tốt nhưng mẹ không nên cho bé ăn gạo lứt mỗi ngày, ăn thay cho gạo trắng. Vì bé còn nhỏ, không thể hấp thụ quá nhiều chất mỗi ngày, nếu mẹ cho bé ăn gạo lứt liên tục, gan và thận hoạt động quá mức, bé dễ bị mệt mỏi và đầy hơi đó ạ. Thay vào đó, mẹ cho bé ăn gạo lứt xen kẽ với gạo trắng để dưỡng chất đi vào cơ thể chậm rãi, hàm lượng vừa phải, bé dễ tiêu hóa hơn.

Không nên cho bé ăn gạo lứt thay gạo trắng mẹ nhé
Không nên cho bé ăn gạo lứt thay gạo trắng mẹ nhé

Chẳng hạn, ngày thứ 2 bé ăn gạo lứt thì ngày thứ 3 và thứ 4 mẹ cho bé ăn gạo trắng, đến thứ 5 mẹ mới cho bé ăn lại gạo lứt, cứ thay đổi xen kẽ như vậy. Mẹ cũng đừng quên chế biến gạo lứt thành các món ngon đa dạng, nhiều màu sắc để con thích ăn hơn nhé. Ví dụ, mẹ nấu cháo hàu, cháo ếch, cháo cua biển, cháo trứng gà, cháo óc heo bằng gạo lứt thay cho gạo trắng, vừa ngon, vừa bổ dưỡng, hương vị phong phú để con ăn hết sạch mà không cần mẹ nịnh.

6.2. Cho bé ăn gạo lứt nhiều có tốt không?

Cái gì nhiều quá cũng không tốt đâu mẹ ạ! Như Góc của mẹ đã nói ở trên, con ăn gạo lứt quá nhiều rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, mẹ cân đối cho con ăn gạo lứt điều độ nhé. Một tuần mẹ cho bé ăn gạo lứt 2 – 3 lần, các ngày còn lại mẹ cho con ăn gạo trắng và các loại gạo khác nhé. 

Mẹ cho bé ăn gạo lứt với tần suất vừa phải, tránh cho bé ăn quá nhiều nhé
Mẹ cho bé ăn gạo lứt với tần suất vừa phải, tránh cho bé ăn quá nhiều nhé

6.3. Trẻ em có uống được nước gạo lứt rang không?

Câu trả lời là được mẹ nhé. Nước gạo rang vẫn bao gồm các thành phần, dưỡng chất của gạo lứt, chỉ là cách chế biến khác đi một chút thôi. Vậy nên mẹ vẫn cho bé uống nước gạo rang bình thường, kết cấu lỏng của nước gạo hơi giống sữa mẹ, bé dễ “nuốt chửng” và tiêu hóa nhanh hơn đó ạ.

Bé uống được nước gạo lứt rang mẹ nhé
Bé uống được nước gạo lứt rang mẹ nhé

6.4. Bảo quản gạo lứt thế nào để đảm bảo chất lượng?

Bảo quản gạo lứt đúng cách giúp tăng thời hạn sử dụng, gạo không bị ẩm mốc, mối mọt, tránh con ăn phải gạo hỏng, bị nhiễm khuẩn. Để bảo đảm chất lượng gạo lứt, mẹ cho gạo vào hũ đựng có nắp kín, rắc vào hũ 1 – 2 muỗng cà phê muối rồi cho hũ gạo vào tủ lạnh. Nếu tủ lạnh không đủ diện tích, mẹ để hũ gạo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, đặt 3 – 4 tép tỏi đã lột vỏ trên nắp để đám mối mọt sợ, không dám lại gần hũ gạo mẹ nhé. 

Mách mẹ cách bảo quản gạo lứt đơn giản, dễ làm
Mách mẹ cách bảo quản gạo lứt đơn giản, dễ làm

6.5. Bé ăn gạo lứt có bị dị ứng không?

Các thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt đều đã được chứng nhận an toàn cho sức khỏe bé yêu. Gạo lứt cũng là thực phẩm “lành bụng”, hiếm khi gây ra tình trạng dị ứng ở bé. Một vài trường hợp ghi nhận bé dị ứng với gạo lứt nhưng đều là do vệ sinh, khử khuẩn gạo không đúng cách khiến hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Mẹ lưu ý vo gạo thật sạch trước khi chế biến món ăn cho bé là được ạ.

Bé ăn gạo lứt có dị ứng không?
Bé ăn gạo lứt có dị ứng không?

Như vậy qua bài viết này, mẹ đã tìm được đáp án cho câu hỏi bé ăn gạo lứt có tốt không rồi. Đây là một trong những thực phẩm vàng mẹ nên bổ sung cho bé từ giai đoạn ăn dặm để con lớn nhanh, lớn khỏe mẹ nhé! Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thời gian tập ăn gạo lứt thật vui!

Từ khóa » Gạo Lứt Nào Tốt Cho Bé