Bé Bị Chàm Sữa Có Thể Tự Khỏi Không?
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Chào chuyên gia, bé nhà tôi nay đã được gần 4 tháng tuổi và cháu bị chàm sữa đã hơn 1 tuần rồi mà chưa có dấu hiệu khỏi. Tôi nghe nhiều người nói chàm sữa có thể tự khỏi. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, bé bị chàm sữa có tự khỏi được không và khoảng bao lâu thì hết hay cần phải chữa trị. Do bé còn nhỏ và da bé cũng khá mẫn cảm nên tôi sợ da bé bị ảnh hưởng khi sử dụng các biện pháp chữa trị. Tôi xin cảm ơn! (Thu Hương)
Mục lục
- Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ
- Cơ địa
- Yếu tố bên ngoài
- Khi nào chàm sữa xuất hiện lần đầu tiên?
- Chàm sữa có thể tự khỏi không?
- Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?
- Cách điều trị khi chàm sữa khi trẻ không tự khỏi
- Giai đoạn bé bị chàm sữa nhẹ
- Giai đoạn chàm sữa nặng kéo dài
Trả lời:
Chào chị Hương,
Như chị chia sẻ thì bé nhà chị đã được gần 4 tháng và đang bị chàm sữa 1 tuần này chưa có dấu hiệu khỏi. Thực ra, chàm sữa là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường những bé bị chàm sữa trong giai đoạn đầu đời có thể do cơ địa của bé hoặc do dị ứng với một số dị nguyên gây kích thích chàm sữa khởi phát. (Chị có thể tìm hiểu chi tiết về chàm sữa tại bài viết: ➤ Lác sữa (chàm sữa) bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ)
Quay lại việc trả lời câu hỏi của chị thì chúng tôi xin trả lời hầu hết chàm sữa sẽ tự thuyên giảm và khỏi hẳn khi trẻ lên 4 tuổi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ vẫn bị chàm sữa dù đã qua 4 tuổi. Vi vậy việc chàm sữa có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé.
Để hiểu vấn đề rõ hơn, chị Hương có thể đọc bài viết chúng tôi trình bày chi tiết dưới đây!
Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ
Chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Bệnh được đặc trưng bằng những mảng hồng ban, sẩn, mụn nước li ti, rỉ nước, bong tróc vảy. Thương tổn thường xuất hiện ở mặt, đối xứng hai bên má.
Nguyên nhân gây ra chàm sữa rất phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bác sĩ da liễu thấy rằng chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và các tác nhân bên ngoài bao gồm:
Cơ địa
- Di truyền: Chàm sữa là bệnh có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bé từng có tiền sử mắc các bệnh về da như nấm, chàm, mề đay, hắc lào,… thì trẻ có tỷ lệ mắc chàm sữa sẽ cao hơn so với những bé khác.
- Cơ địa dị ứng: Do cơ địa khiến da bé dễ nhạy cảm. Điều này khiến bé dễ mắc chàm sữa và các bệnh dị ứng ngoài da. Ngoài ra do một số rối loạn quá trình trao đổi chất khiến sức đề kháng suy yếu, đây là điều kiện thuận lợi để chàm sữa khởi phát và phát triển mạnh.
Yếu tố bên ngoài
Bên cạnh những nguyên nhân do di truyền, cơ địa – là những nguyên nhân không thể thay đổi được khiến bé bị chàm thì còn nhiều tác nhân bên ngoài khác cũng gây ra chàm sữa bao gồm:
- Ăn phải thức ăn gây dị ứng: Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân khiến bé bị bùng phát chàm có thể do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa bò, phô mai, sữa chua, đồ hải sản (tôm, cua,…)
- Dị ứng lông động vật: Trẻ nhỏ thường rất yêu quý vật nuôi nên hay thường tiếp xúc thân mật với động vật. Tuy nhiên một số trẻ có thể khởi phát chàm sữa do dị ứng với lông thú cưng như lông chó, lông mèo,…
- Tiếp xúc với dị nguyên: Một số hoạt chất gây kích ứng da bé có trong thuốc nhuộm, bột giặt hay xà phòng tắm cho trẻ. Do đó cha mẹ cần chú ý khi lựa chọn các sản phẩm hóa học vì chúng có thể gây kích ứng da bé khiến bé bị chàm sữa.
- Do thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi khiến chàm sữa tái phát và tiến triển nặng hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa
Khi nào chàm sữa xuất hiện lần đầu tiên?
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé bị chàm sữa là da khô, căng, thậm chí có vảy. Những cơ bùng phát đầu tiên thường xảy ra khi con được 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Có bé thậm chí nhiễm bệnh khi chỉ khi chỉ mới 18 tuần tuổi mà thôi.
Lúc này, da bắt đầu xuất hiện các mảng hồng ban, sau đó là mụn nước li ti, rỉ nước rồi bong tróc vảy. Tuy nhiên chúng sẽ không gây ra thương tổn lâu dài trừ khi cha mẹ không điều trị đúng cách khiến da bé bị nhiễm trùng.
Từ hai tháng đến một tuổi, phần lớn bùng phát sẽ xuất hiện trên các vùng mũm mĩm trên cơ thể bé, chẳng hạn như: cằm, hai bên má có thể lan ra cánh tay, bụng, chân,… Khi trẻ bắt đầu mọc răng khoảng 6 tháng, một đột bùng phát có thể xuất hiện bất chấp sự chăm sóc của cha mẹ. Điều này không có nghĩa là tình trạng đã xấu đi hoặc bạn đã làm gì đó sai. Nó chỉ đơn giản là sự căng thẳng do bé đang mọc răng gây ra một phản ứng tiêu cực lên da của bé.Sau 1 tuổi, chàm sữa có thể xuất hiện ít hơn trên các vùng da mũm mĩm của em bé nhưng lại xuất hiện nhiều hơn trên các nếp gấp da, như khuỷu tay, cổ, mặt sau đầu gối, cổ tay và thậm chí sau tai (đặc biệt là phần dễ bị dị ứng của cơ thể).
Sau 2 tuổi, bệnh chàm sữa sẽ thuyên giảm và có thể biến mất. Điều này là nhờ kết hợp giữa sự can thiệp trong quá trình điều trị của phụ huynh và sự phát triển của trẻ. Ngay cả sau khi các triệu chứng đã biến mất, hãy tiếp tục chăm sóc thật tốt cho da của trẻ để giảm thiểu tình bệnh có thể bùng phát.
Chàm sữa có thể tự khỏi không?
Theo các bác sĩ da liễu nhận định, chàm sữa là triệu chứng ngoài da chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Do đó, bệnh có thể tự khỏi nến cha mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ phù hợp. Thông thường các triệu chứng chàm sữa sẽ thuyên giảm và có thể tự khỏi hoàn toàn khi trẻ 2 tuổi – thời điểm mà sức để kháng và hệ miễn dịch của bé đã ổn định hơn.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp trẻ sau 4 tuổi vẫn bị tràm sữa. Lúc này, bệnh có khả năng tiến triển kéo dài, hay tái phát và phát triển thành bệnh chàm thể tạng. Bởi vậy, chàm sữa có thể tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Ở những trường hợp chàm thể tạng thường là do hệ miễn dịch của trẻ kém, phụ huynh chủ quan trong điều trị khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng và trở thành mãn tính.
Chàm sữa không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho trẻ. Các cơn ngứa có thể khiến bé quấy khóc, lười ăn, mất ngủ. Từ đó sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?
Các triệu chứng chàm sữa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ngay từ giai đoạn đầu, khi các mảng hồng ban xuất hiện, nếu được phát hiệu sớm và điều trị kịp thời, chàm sữa hoàn toàn có thể kiểm soát được mà không hình thành các mụn nước.
Thời gian phục hồi sau tổn thương phụ thuộc vào việc cha mẹ có phát hiện sớm hay không và sức đề kháng của trẻ ra sao. Thông thường, thương tổn có thể tự khỏi sau 7-10 ngày ở những trẻ có sức đề kháng tốt. Lâu hơn là 2-3 tuần.
Một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, đặc biệt giai đoạn trẻ 2 tháng đến 2 tuổi là thời điểm da còn mỏng và nhạy cảm. Khi tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng làm chàm sữa diễn biến phức tạp hơn. Do đó, việc điều trị khó khăn hơn và thời gian phục hồi sau tổn thương cũng kéo dài hơn.
Với những trường hợp này, phụ huynh không nên chủ quan điều trị ở giai đoạn đầu, nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể trở thành mãn tính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống say này của bé. Không có ít trường hợp, cha mẹ vì nôn nóng, áp dụng sau phương pháp điều trị gây viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng đến da của trẻ. Vì vậy bố mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua Zalo 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình.Cách điều trị khi chàm sữa khi trẻ không tự khỏi
Chàm sữa tự khỏi không đúng trong mọi trường hợp. Có trẻ tự khỏi, cũng có bé bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. trong trường hợp 3-7 ngày mà chàm sữa không có dấu hiệu thuyên giảm, tổn thương lan rộng và các triệu chứng như hồng ban, mụn nước, ngứa xuất hiện nhiều hơn thì cha mẹ cần tìm hiểu phương pháp điều trị . Ở mỗi giai đoạn sẽ có những cách điều trị khác nhau mà phụ huynh cần lưu ý:
Giai đoạn bé bị chàm sữa nhẹ
Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất. Nếu điều trị đúng cách, chàm sữa có thể biến mất hoàn toàn, trả lại làn da mịn màng cho bé.
Ở thời điểm này, mẹ có thể dễ dàng nhận biết chàm sữa qua các biểu hiện trên da như xuất hiện các mảng hồng ban ở mặt, hai má kèm theo mụn nước li ti. Khi sờ vào sẽ có cảm giác thô giáp, sần sùi. Lúc này, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:
Đây là thời điểm dễ điều trị nhất. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết chàm sữa qua các triệu chứng như các vùng da ở mặt, má hoặc cổ, đầu xuất hiện các vùng ửng đỏ, các mụn nước li ti chớm xuất hiện. Khi mẹ sờ tay vào sẽ thấy cảm giác thô ráp, sần sùi. Ngay từ giai đoạn này, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:
Vệ sinh sạch sẽ cho da bé
Tắm rửa và vệ sinh cơ thể bé mỗi ngày là điều cần phải làm, đặc biệt là vùng da bị chàm. Mẹ nên tắm cho bé từ 1-2 lần/ngày, chỉ nên tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu. Nước tắm cho bé nên pha ấm vừa phải, tránh tắm nước quá nóng hay lạnh vì có thể làm khô da bé, khiến chàm nặng hơn.
Với việc lựa chọn sữa tắm cho bé, che mẹ nên chọn dạng sữa tắm ít bọt, có nguồn gốc tự nhiên, lành tính với da của trẻ.
Giảm ngứa cho da
Ngứa là một trong những triệu chứng dai dẳng, xuất hiện ngay từ đầu khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nếu không giúp bé giảm bớt các cơn ngứa, bé thường gãi, lấy tay dụi mặt để cho đỡ ngứa, điều này có thể gây trầy xước da khiến viêm nhiễm vùng da bị chàm
Cha mẹ có thể sử dụng SODERMIX® CREAM – một loại kem vừa có tác dụng giảm ngứa, vừa giúp dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương hiệu quả. Đặc biệt loại kem này với thành phần chính là Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ cà chua xanh. Thành phần tự nhiên nên an toàn với mọi loại da, kể cả những người có làn da nhạy cảm như trẻ em, bà bầu.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Dưỡng ẩm thường xuyên
Chàm sữa khiến da khô ráp kèm theo hiện tượng bong vảy. Do đó, cha mẹ cần dưỡng chăm sóc tốt cho da bé bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên cho da bé. Thời điểm để bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên là ngay sau khi tắm vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao nên dễ thẩm thấu.
Giai đoạn chàm sữa nặng kéo dài
Ở giai đoạn này, biểu hiện rõ ràng qua việc mụn nước bị vỡ, rỉ nước, đóng vảy trên bề mặt. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ, vùng da bị chàm có thể chảy máu gây bội nhiễm dễ hình thành sẹo, gây mất thẩm mỹ cho bé sau này.
Thời điểm này, cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc có tác dụng mạnh hơn bao gồm cả thuốc bôi ngoài da và thuốc kháng sinh bao gồm:
- Dung dịch thuốc tím 1%
- Thuốc kháng Histamin
- Thuốc Corticosteroid liều thấp
- Thuốc kháng sinh: Tetracyclin hoặc Erythromycin
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Vì đây là bệnh lý mạn tính, hay tái phát nên để được tư vấn tốt nhất, bạn kết nối qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp.
☛ Tham khảo thêm tại: Mách mẹ cách trị chàm sữa (lác sữa) cho trẻ sơ sinh hiệu quả!
Lưu ý: Tất các các loại thuốc trên đều phải sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh không được tự ý mua về điều trị cho con bởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi không hiểu rõ tác dụng của thuốc. Đặc biệt là thành phần Corticosteroid, sử dụng trong thời gian dài, không đúng liều lượng có thể gây teo da, mấ màu da và nhiều tác dụng phụ khác.Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ0Từ khóa » Dị ứng Lác Sữa
-
Chàm Sữa: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc Bé - Vinmec
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Chàm Sữa? - Vinmec
-
Trẻ Bị Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Chàm Sữa Là Gì - Tất Tần Tật điều Mẹ Nên Biết Khi Con Bị Chàm Sữa
-
Chàm Sữa ở Trẻ Do đâu, Dùng Thuốc Nào để Chữa?
-
Chàm Sữa ở Trẻ Em: Xử Trí Thế Nào Cho đúng
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Chữa Trị Như Thế Nào?
-
Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Nhỏ: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
Lác Sữa Có Gây Nguy Hiểm Cho Bé Hay Không? - Dizigone
-
Bệnh Chàm Sữa | VIAM
-
Chàm Sữa ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Dizigone
-
Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Cẩm Nang điều Trị A – Z - Diệp An Nhi
-
Nguyên Nhân Gây Chàm Sữa ở Trẻ Và Cách Khắc Phục - VnExpress
-
Chàm Sữa Có Tự Khỏi Không Và Bao Lâu Thì Khỏi? 4 Cách Chữa Nhanh ...