Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì? 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh - Dr.Papie

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm có bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Dinh dưỡng mẹ ăn vào hoàn toàn có thể qua sữa mẹ và vào cơ thể bé. Đặc biệt với trẻ bị chàm sữa, hệ miễn dịch đang quá tải, dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng chàm của con.

Bài viết dưới đây, Chuyên gia Dr.Papie sẽ giải đáp băn khoăn giúp mẹ đồng thời liệt kê chi tiết những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong giai đoạn này. Mẹ tham khảo và kiêng ăn cho đúng.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. 7 loại thức ăn mẹ cần kiêng khi bé bị chàm sữa
  • 2. Vậy mẹ nên ăn gì khi bé bị chàm sữa?
  • 3. Mẹ cần ăn kiêng bao lâu khi con bị chàm sữa?
  • 4. Mẹ cần làm gì khi đã ăn kiêng nhưng chàm sữa vẫn không đỡ

1. 7 loại thức ăn mẹ cần kiêng khi bé bị chàm sữa

Để trả lời câu hỏi bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì? Thì ngoài việc dùng đúng các cách điều trị chàm sữa ở trẻ thì chế độ ăn rất quan trọng. Dưới đây là 7 loại thực phẩm mẹ cần tránh ăn khi trẻ bị chàm sữa:

1.1. Các chế phẩm từ sữa

Các chế phẩm từ sữa không tốt cho mẹ có con bị chàm sữa
Các chế phẩm từ sữa không tốt cho mẹ có con bị chàm sữa

Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Là những chế phẩm từ sữa bao gồm sữa bò, sữa chua, kem tươi, pho mát, váng sữa… là những thực phẩm mẹ không nên sử dụng khi con bị chàm sữa. Đạm sữa bò là thành phần dễ gây kích ứng ở trẻ. Khi vào cơ thể, những trẻ có cơ địa nhạy cảm với thành phần này, cơ thể sẽ tự sản sinh kháng thể để chống lại từ đó làm nặng thêm bệnh chàm sữa ở trẻ.

1.2. Đậu phộng

Đậu phộng không tốt cho mẹ có bé sơ sinh bị chàm sữa
Đậu phộng không tốt cho mẹ có bé sơ sinh bị chàm sữa do chứa khá nhiều protein lạ với cơ thể non nớt của trẻ

Tương tự như những chế phẩm từ sữa, đậu phộng cũng chứa khá nhiều protein lạ với cơ thể non nớt của trẻ. Tỉ lệ trẻ sơ sinh dị ứng với đậu phộng khá cao và khi trưởng thành sẽ tự biến mất.

Trẻ bị chàm sữa có hệ miễn dịch rất nhạy cảm nên dễ dị ứng với đậu phộng hơn trẻ khỏe mạnh. Vì vậy mẹ cần tránh sử dụng đậu phộng và những sản phẩn có thành phần từ đậu phộng để giảm nguy cơ kích ứng khiến bệnh chàm nặng hơn.

1.3. Hải Sản

Hải Sản không tốt cho mẹ đang có con bị chàm sữa
Protein từ hải sản cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng cho trẻ sơ sinh

Hải sản là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và tự nhiên để bổ sung cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, với mẹ có bé bị chàm sữa, cần cân nhắc khi sử dụng hải sản và thực phẩm từ hải sản.

Protein từ hải sản cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, một số hải sản chứa lượng histamin tương đối cao làm tăng các phản ứng dị ứng của cơ thể trong đó có chàm sữa. Vậy nên, nếu có con bị bệnh chàm sữa, mẹ cần thận trọng khi sử dụng các loại hải sản.

1.4. Trứng

Trứng không tốt cho mẹ có con bị chàm sữa
Trứng chứa protein có thể gây kích ứng với những trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm

Trứng cũng là thực phẩm rất giàu protein. Trong 1 quả trứng có chứa tới 6 – 7 gam protein có thể gây kích ứng với những trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm. Đặc biệt là ở trẻ bị chàm sữa, khi dị ứng với trứng có thể gây cảm giác ngứa ngáy, chàm sữa nặng và lan rộng hơn. Mẹ cần kiêng tất cả các loại trứng (trứng vịt, trứng gà, cút, ngan, ngỗng,…) và những sản phẩm chế biến từ trứng.

1.5. Thịt bò

Thịt bò không tốt cho mẹ có bé bị chàm sữa
Thịt bò chứa hàm lượng đạm tương đối cao không tốt cho mẹ có bé bị chàm sữa

Thịt bò giàu dinh dưỡng và vô cùng tốt với mẹ sau sinh. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng chứa hàm lượng đạm tương đối cao. Trường hợp trẻ bị chàm sữa vẫn đang bú sữa mẹ, mẹ cần thận trọng khi sử dụng thịt bò, tránh ăn quá nhiều.

1.6. Đậu nành

Đậu nành không tốt cho mẹ có bé bị chàm sữa
Đậu nành không tốt cho mẹ có bé bị chàm sữa do làm bệnh chàm sữa trầm trọng hơn

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hầu như những trẻ có cơ địa dị ứng với sữa bò đều có khả năng cao dị ứng với đậu nành. Những thực phẩm gây dị ứng này sẽ làm bệnh chàm sữa trầm trọng hơn, khó điều trị và dễ tái phát hơn. Mẹ nên kiêng những sản phẩm từ đậu nành cho đến khi bệnh chàm của con khỏi hẳn.

1.7. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật không tốt cho mẹ có bé bị chàm sữa
Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như lòng, gan, phổi, dạ dày… có thể chứa các chất có độc tố gây hại cho cơ thể trẻ. Khi mẹ ăn những thực phẩm này, chất độc có thể qua sữa mẹ và vào cơ thể trẻ. Chúng kích thích phản ứng miễn dịch ở trẻ làm tăng các triệu chứng chàm sữa như ngứa ngáy, đỏ tấy, trẻ cảm thấy khó chịu hơn.

2. Vậy mẹ nên ăn gì khi bé bị chàm sữa?

Ở trên mẹ đã biết bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì? Vậy mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa? Chuyên gia gợi ý 5 thực phẩm mẹ nên ăn khi bé bị chàm sữa. Những thực phẩm này vừa giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, vừa có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng chàm sữa ở trẻ.

2.1. Tỏi tốt cho mẹ có bé đang bị chàm sữa

Tỏi tốt cho mẹ có bé đang bị chàm sữa
Tỏi tốt cho mẹ có bé đang bị chàm sữa do có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa

Nhiều mẹ nghĩ rằng mùi nồng của tỏi có thể làm con bỏ bú và khó chịu. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ ăn tỏi bé thường bú được lâu hơn.

Bên cạnh đó, củ tỏi còn chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Mẹ ăn tỏi có thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé, giảm nguy cơ dị ứng, chàm sữa ở trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ nên ăn khoảng 5g tỏi 1 tuần.

2.2. Rau củ xanh

Rau củ xanh tốt cho mẹ
Rau củ quả vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, chất xơ và vitamin cho mẹ và bé

Rau củ quả vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, chất xơ và vitamin cho mẹ và bé, vừa góp phần chống viêm, giảm các triệu chứng dị ứng và chàm sữa ở trẻ. Dầu Rosmarinic trong hầu hết các loại rau xanh là chất có tác dụng này.

Một số loại rau củ quả mẹ nên ăn khi con bị chàm sữa là:

  • Bắp cải đỏ.
  • Củ cải đường.
  • Rau ngót.
  • Rau bina.
  • Rau súp lơ.

2.3. Hoa quả giàu vitamin C

Hoa quả giàu vitamin C
Vitamin C là hoạt chất giúp chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Vitamin C là hoạt chất giúp chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Từ đó giúp kháng viêm, giảm các biểu hiện dị ứng ở trẻ chàm sữa.

Thay vì bổ sung vitamin C từ thực phẩm chức năng. Mẹ có thể ăn nhiều hoa quả, trái cây giàu vitamin này như: Cam, táo, ổi, bưởi,… Vitamin C tự nhiên góp phần nuôi dưỡng, làm nhanh lành vết chàm sữa.

2.4. Thực phẩm giàu Magie

Thực phẩm giàu Magie
Mẹ nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu magie giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ

Magie là khoáng chất có khả năng làm giảm giải phóng Histamin trong cơ thể. Histamin là một amin nội sinh gây ra các triệu chứng dị ứng ở trẻ chàm sữa như ngứa, khô da, châm chích,…Vì vậy, mẹ nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu magie giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Magie có nhiều trong: Hạt lanh, đậu trắng, bơ, yến mạch, chuối…

2.5. Thịt lợn nạc, thịt gà

Thịt lợn nạc, thịt gà
Thịt lợn và thịt gà chứa những chất đạm lành mạnh với trẻ bị chàm sữa hơn

Mẹ nên sử dụng thịt lợn nạc, thịt gà thay vì thịt bò và các loại hải sản trong bữa ăn hằng ngày của mình. Thịt lợn và thịt gà chứa những chất đạm lành mạnh với trẻ bị chàm sữa hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng đạm Tropomyosin cao. Bé bú mẹ sẽ vừa đủ chất, vừa giảm nguy cơ dị ứng.

3. Mẹ cần ăn kiêng bao lâu khi con bị chàm sữa?

Để đảm bảo bệnh chàm ở trẻ không nặng thêm, mẹ cần kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên trong suốt thời gian con bị chàm sữa. Những thức ăn này có thể là yếu tố kích thích hệ thống miễn dịch, làm chàm sữa tát phát trở lại. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn, mẹ cũng nên hạn chế những món ăn này trong ít nhất khoảng 1 – 2 tháng.

Trường hợp con đã có thể ăn dặm, uống sữa ngoài, mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm trên.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn chi tiết cách chữa chàm sữa bằng đông y theo từng dạng bệnh
  • Bị chàm sữa bôi sữa mẹ có được không và cần lưu ý gì khi bôi

4. Mẹ cần làm gì khi đã ăn kiêng nhưng chàm sữa vẫn không đỡ

Bé bị chàm sữa
Mẹ nên theo dõi tình trạng bé bị chàm sữa trong 2-3 ngày để có biện pháp điều trị hiệu quả

Có những trường hợp mẹ không sử dụng những thực phẩm gây kích ứng kể trên, nhưng chàm sữa ở trẻ không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn. Tình trạng này có thể do cơ địa bé dị ứng với sữa mẹ.

Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên cho trẻ dùng ít sữa mẹ lại hoặc thay thế bằng sữa ngoài và theo dõi tiến triển bệnh trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu bệnh không đỡ, có thể bé không bị dị ứng sữa mẹ mà do các yếu tố dưới đây:

  • Trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng: Phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo,… là những tác nhân phổ biến dễ gây kích ứng da trẻ. Mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân này bằng cách dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, hạn chế cho trẻ chơi với thú cưng.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm cũng chứa nhiều chất kích thích hệ miễn dịch của trẻ làm chàm sữa biểu hiện nặng hơn. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời và che chắn cẩn thận mỗi khi cần ra khỏi nhà.
  • Môi trường khô hanh: Thời tiết khô hanh cũng là nguyên nhân khiến da bé thiếu nước và yếu đi dẫn đến chàm sữa nặng hơn. Lúc này, mẹ nên cung cấp thêm độ ẩm không khí hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ.

Ngoài ra, sử dụng nước tắm chuyên dụng trị chàm thay vì sữa tắm thông thường cũng là một biện pháp hỗ trợ làm giảm biểu hiện chàm sữa hiệu quả.

Nếu còn băn khoăn chưa rõ bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho trẻ chị chàm sữa, mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Từ khóa » Con Bị Chàm Mẹ Nên Kiêng ăn Gì