Bé Bị Côn Trùng Cắn Nổi Mụn Nước Phải Làm Sao?
Có thể bạn quan tâm
Tại sao bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước? Dấu hiệu nhận biết côn trùng cắn nổi mụn nước? Bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị, chăm sóc và phòng tránh côn trùng cắn nổi mụn nước hiệu quả? Đáp án sẽ được Kutieskin tổng hợp trong bài viết sau đây.
I. Dấu hiệu nhận biết bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Thông thường, mụn nước do bé bị cắn, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, dịch tiết của côn trùng sẽ được cải thiện sau vài giờ. Những loại côn trùng khi cắn có thể gây mụn nước bao gồm: muỗi, rệp, bọ ve, bọ chét, bướm bụi, bướm đêm, ong bắp cày, ong vò vẽ, kiến ba khoang,…
Tùy thuộc vào loại côn trùng và cơ địa mà tổn thương sẽ có biểu hiện khác nhau. Sau đây là hình thái điển hình, dễ nhận biết sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với nọc độc của côn trùng:
- Nổi mẩn đỏ hoặc vệt dài
- Vùng da bị tổn thương sẽ cộm/gồ cao so với vùng da xung quanh
- Bóng nước/mụn nước xuất hiện tại vùng da bị côn trùng cắn
- Kích thước bóng nước và mụn nước đa dạng (vài mm đến vài cm)
- Vùng da bị tổn thương sẽ được cải thiện sau 3 – 5 ngày (nhẹ)
- Vùng da bị tổn thương bị lở loét, lan rộng, lấn sâu, cỏ mủ, hoại tử (nặng)
- Tổn thương tại vùng mắt sẽ khiến mí mắt sưng to; tổn thương ở bẹn sẽ nổi hạch, việc đi lại khó khăn hơn
- Bé cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn, ngủ không ngon giấc
Một số bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước kèm theo một số biểu hiện sau:
- Khó thở
- Tức ngực
- Khó nuốt
- Đau bụng
- Choáng váng
- Ngất xỉu
- Buồn nôn và nôn
- Miệng và mặt sưng lên
- Đỏ da, phát ban
II. Tại sao bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước?
Bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do cơ địa nhạy cảm hoặc nọc độc côn trùng. Cụ thể:
Cơ địa: Phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ diễn ra ngay khi bị côn trùng cắn (vùng da bị cắn chuyển sang màu đỏ). Làn da của bé nhạy cảm hơn so với người lớn, cho nên, khi côn trùng cắn sẽ có phản ứng nghiêm trọng: bầm tím, phồng rộp, nổi mụn nước, ngứa ngáy, đau rát.
Loại côn trùng: Côn trùng thường được chia thành 2 nhóm là nhóm độc và không độc. Nhóm côn trùng độc sẽ tiêm độc tố qua vòi, gây đau nhức, nổi mụn nước trên da bé. Đặc biệt, một số côn trùng có pederin, axit phosphor trong dịch tiết, khi bé bị cắn hoặc tiếp xúc sẽ gây tổn thương da nặng nề.
III. Hướng dẫn xử lý nhanh khi bé bị côn trùng cắn
Khi bé tiếp xúc hoặc bị côn trùng cắn, mẹ nên thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Lấy nọc độc, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị côn trùng cắn
- Dùng nhíp sạch lấy nọc độc côn trùng
- Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng dung dịch sát khuẩn, nước muối, nước ấm
(Lưu ý: Không dùng tay nặn vì có thể làm vỡ túi độc)
Bước 2: Giảm ngứa và chống sưng
- Chườm đá lạnh hoặc bôi kem dịu da lên vết côn trùng cắn để giảm ngứa, chống sưng
- Sử dụng kem bôi dịu da có thành phần tự nhiên, không corticoid, paraben hay chất bảo quản
Bước 3: Đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu
Đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu ngay nếu thấy những dấu hiệu sau:
- Sưng đỏ
- Đau nhức
- Chảy dịch
- Sốt
- Nôn ói
- Đau đầu
IV. Bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Bị côn trùng cắn nổi mụn nước là hiện tượng cơ thể phản ứng lại với các dị nguyên (lông, ngòi, vết cắn của côn trùng). Trường hợp không bị dị ứng cơ địa, côn trùng cắn chỉ gây phản ứng tại chỗ và có xu hướng thuyên giảm sau vài tiếng hoặc vài ngày (1 – 3 ngày).
Với những bé có làn da nhạy cảm sẽ kích thích phản ứng dị ứng, cơ thể nổi mề đay, viêm da tiếp xúc hay sốc phản vệ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Bé bị kiến cắn nổi mụn nước hoặc muỗi, sâu, rệp,… cắn nổi mụn nước kèm dấu hiệu sau, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt:
- Nốt cắn gần miệng, mắt, cổ họng
- Mặt, miệng, họng sưng lên
- Nhiễm trùng, có mủ
- Khó thở, thở khò khè
- Choáng váng, mệt mỏi hoặc ngất
- Đau nhức dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm
V. Phương pháp điều trị cho bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Tây y và phương pháp dân gian thường được áp dụng khi bé bị côn trùng đốt nổi mụn nước. Tây y phù hợp với trường hợp tổn thương da nặng và có nguy cơ bội nhiễm. Trong khi đó, phương pháp dân gian lại hiệu quả đối với tổn thương da nhẹ.
1. Tây y
Tùy vào mức độ tổn thương da mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thuốc điều trị vết côn trùng cắn nổi mụn nước gồm thuốc uống và thuốc bôi.
Thuốc uống: Được chỉ định khi bé bị côn trùng mang nọc độc nguy hiểm, có thể gây tổn thương da nghiêm trọng. Những loại thuốc uống thường được sử dụng cho trường hợp này gồm:
- Naproxen
- Diclofenac
- Acetaminophen
- Loratadin
- Clorpheniramin
- Promethazin
- Diphenhydramin
- Một số loại kháng sinh
Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này có tác dụng sát trùng, giảm viêm và khô mụn nước. Bác sĩ da liễu sẽ chỉ định một số loại thuốc sau để bôi tại vùng da bị côn trùng cắn cho bé:
- Hồ nước
- Thuốc tím
- Dung dịch Jarish
- Dung dịch Milian
- Thuốc mỡ kháng sinh
Kem làm dịu da và dưỡng ẩm: Sản phẩm này sẽ giúp giảm nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ, làm mát da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa thâm sẹo đồng thời tạo ra “hàng rào” bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại. Kem bôi dịu da và dưỡng ẩm cho bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước được các mẹ ưa chuộng hiện nay gồm:
- Kutieskin
- Chicco
- Mommy care
- S – Quito free
- Stanhome Cool Insect
2. Phương pháp dân gian
Làm da của bé vốn nhạy cảm hơn rất nhiều so với người lớn. Thêm nữa, các bé lại thích tìm tòi, khám phá nên dễ bị côn trùng cắn. Không ít mẹ đã áp dụng phương pháp dân gian với mong muốn cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu cho bé, bao gồm: tỏi, rượu, muối, chườm đá, chanh tươi, lô hội, tinh dầu trà, kem đánh răng,… Trong bài viết này, Kutieskin sẽ chia sẻ chi tiết 3 cách điều trị côn trùng cắn nổi mụn nước an toàn, hiệu quả cho bé.
2.1. Đá lạnh
Bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước, mẹ không nên bỏ qua đá lạnh. Đá lạnh giúp giảm sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, chườm đá chỉ áp dụng khi vùng da bị côn trùng cắn không bị bội nhiễm và mụn nước chưa vỡ.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 viên đá lạnh
Bước 2: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn
Bước 3: Nhẹ nhàng thoa đá lạnh lên (thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày)
2.2. Sữa mẹ
Khi bé bị muỗi đốt nổi mụn nước, bạn có thể dùng sữa mẹ bôi lên. Sữa mẹ có rất nhiều dinh dưỡng và chất kháng sinh có thể làm dịu da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị sữa mẹ
Bước 2: Rửa sạch vùng da bị tổn thương
Bước 3: Bôi sữa mẹ lên và massage nhẹ nhàng (thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ngày)
2.3. Lô hội
Lô hội/nha đam có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng tốt. Nguyên liệu này thường được dân gian sử dụng để giảm sưng tấy, ngứa ngáy và đau rát khi bị muỗi đốt, côn trùng cắn.
Bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước, mẹ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê gel lô hội/nha đam
Bước 2: Để gel lô hội trong tủ mát khoảng 15 phút
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn, bôi gel lô hội (áp dụng 1 – 2 lần/ngày)
VI. Chăm sóc và phòng tránh bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước
Để tổn thương da mau lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng và phòng tránh bé bị côn trùng cắn nổi mụn nước, mẹ nên thực hiện một số điều sau:
- Vệ sinh sạch vùng da bị côn trùng cắn 2 – 3 lần/ngày
- Giữ cho nhà cửa và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát
- Ban đêm nên đóng cửa sổ, cửa chính để côn trùng không thể vào nhà
- Buông màn khi ngủ để tránh muỗi và các loại côn trùng khác
- Kiểm tra chăn, gối, quần áo trước khi cho bé sử dụng
- Khi ra ngoài, mẹ nên cho bé mặc quần áo kín, đi giày/dép
- Không nên chọn sữa tắm cho bé có mùi thơm, như vậy sẽ thu hút một số côn trùng
- Không cho bé chơi ở gần bụi rậm, vũng nước, ao hồ, vườn hoa, thùng rác
- Thường xuyên kiểm tra xe đẩy, ghế ngồi, đồ chơi, ba lô, quần áo,… của bé xem có côn trùng không
- Đổ nước đọng ở các thùng, chậu, đĩa thức ăn của vật nuôi
- Phun thuốc diệt côn trùng ở những nơi cây cối rậm rạp, ao hồ, kênh mương
- Thường xuyên tắm rửa cho vật nuôi, đảm bảo chúng không có ve, bọ chét,…
- Hướng dẫn bé cách tránh côn trùng đốt, tuyệt đối không trêu hoặc bắt
Bài viết đã giúp bạn có được thông tin chi tiết về bé bị côn trùng đốt nổi mụn nước. Nếu có bất cứ băn khoăn gì, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ bài viết hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/
Từ khóa » Nốt Muỗi đốt Có Mụn Nước
-
Muỗi Cắn Nổi Mụn Nước - Trạng Thái Nguy Hiểm Khi Bị Côn Trùng Có ...
-
Muỗi đốt Nổi Mụn Nước Có Nguy Hiểm Không? - Sức Khỏe Là Số 1
-
Tại Sao Bé Bị Mụn Nước Vết Muỗi đốt Chưa Khỏi?
-
Cách Chữa Nốt Muỗi đốt Cho Bé - VnExpress Sức Khỏe
-
15+ Thông Tin Khi Bé Bị Muỗi đốt Nổi Mụn Nước Mẹ Cần Nắm được
-
Nổi Mụn Như Muỗi đốt Nguyên Nhân Là Gì? | Vinmec
-
Bị Muỗi & Côn Trùng đốt Thành Mụn Nước Phải Làm Sao?
-
Bé Bị Muỗi đốt Nổi Mụn Nước Có Nguy Hiểm Không?
-
Bé Bị Muỗi đốt Nổi Mụn Nước Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý ...
-
Bị Muỗi & Côn Trùng đốt Thành Mụn Nước Phải Làm Sao?
-
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Khắp Người Như Muỗi Đốt Là Bị Gì? Cách Chữa ...
-
Vết Côn Trùng Cắn Bị Bóng Nước Và Các Biện Pháp Điều Trị
-
Cách Phân Biệt Vết đốt Của Muỗi Và Các Loại Côn Trùng Thường Gặp
-
Da Bị Mẩn Ngứa Nổi Cục Như Muỗi Đốt Là Bệnh Gì? - Thuốc Dân Tộc