Bé Bị Côn Trùng Cắn Sưng Tấy: Cách điều Trị để Vết Thương Mau Lành
Có thể bạn quan tâm
Việc bé thỉnh thoảng bị kiến cắn hay muỗi chích không phải là điều khiến cha, mẹ quá lo lắng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Vậy khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to, cha mẹ nên làm gì để xoa dịu vết thương cho con?
Tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau để biết được cách chữa côn trùng cắn sưng to cho trẻ nhé.
Trẻ con vốn dĩ khá hiếu động, nghịch ngợm khắp nơi việc bé bị côn trùng cắn sưng tấy là không quá hiếm gặp. Thật may là những biện pháp sơ cứu tại nhà đều có hiệu quả với hầu hết các loại vết thương như vậy. Chưa kể việc sử dụng những nguyên liệu giảm sưng, viêm từ thiên nhiên sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào với trẻ nên cha mẹ có thể an tâm.
Dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Tùy thuộc vào loại côn trùng đốt chích mà cơ thể của bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng của các vết đốt do các loại côn trùng phổ biến gây ra.
1. Vết kiến cắn
Vết cắn của kiến, đặc biệt là kiến lửa, thường gây đau, ngứa và mẩn đỏ trên da, có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Khi bị kiến lửa cắn, da của bé có thể bị sưng tấy, xuất hiện mụn mủ có chứa dịch màu trắng.
Để giảm triệu chứng khi bị kiến lửa cắn, cha mẹ nên rửa sạch vết cắn, chườm lạnh và tránh để bé gãi dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu dị ứng như khó thở hoặc sưng mặt cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
2. Vết kiến ba khoang cắn
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong cơ thể kiến ba khoang chứa độc tố Pederin, có độc tính mạnh. Nếu chẳng may tiếp xúc với dịch cơ thể của chúng có thể gây cảm giác châm chích khó chịu trên da. Sau đó, vùng da có thể bị rộp, phỏng da, viêm da.
Nếu cha mẹ phát hiện bé vừa tiếp xúc với kiến ba khoang hãy rửa ngay vùng tiếp xúc bằng cồn 70 độ, betadine. Nếu không có sẵn cồn và betadine thì cha mẹ có thể rửa vùng da tiếp xúc của bé bằng xà phòng nhiều lần và thật sạch để trung hòa chất độc.
3. Rệp cắn
Rệp thường ẩn nấp trong ghế, rèm cửa, và giường. Chúng có thể sống lâu mà không cần thức ăn. Mặc dù không mang mầm bệnh, vết cắn của rệp cũng có thể bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Khi bé bị rệp cắn sẽ không có cảm giác đau nhưng bị ngứa, tạo thành các vết đỏ tập trung theo đường. Rệp thường cắn ở những vùng không được che chắn như cổ, mặt, cánh tay và bàn tay.
Vì vết cắn không đau ngay lập tức nên cha mẹ hãy vệ sinh vùng bị cắn và tránh để bé gãi làm trầy xước da dễ dẫn đến nhiễm trùng. Một số bé nhỏ có thể bị phản ứng dị ứng khi bị rệp cắn như da bị mẩn đỏ, ngứa hoặc viêm da. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được hướng dẫn điều trị.
4. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy là do ong đốt
Vết bị ong đốt thường gây đau nhói ngay lập tức, sau đó cơn đau sẽ giảm dần và cũng có thể bị đau âm ỉ, sưng đỏ và ngứa quanh vết đốt trong vài ngày. Ngoài ra, có một số trẻ bị sốc phản vệ sau khi bị ong đốt với triệu chứng như khó thở, sưng tấy, chóng mặt, buồn nôn; thậm chí ngừng tim…
Khi phát hiện trẻ bị ong đốt, cha mẹ cần xử lý theo các bước sau:
- Dùng nhíp lấy ngòi chích ra, tránh nặn tay
- Rửa sạch vùng da chỗ vết đốt bằng xà phòng và dung dịch sát trùng
- Chườm mát để giảm sưng, đau và ngứa
- Uống nhiều nước để thải độc
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có triệu chứng bất thường hoặc cần kiểm tra thêm. Trường hợp nặng, cần đến bệnh viện ngay để cấp cứu.
5. Bọ ve cắn
Con bọ ve gây tổn thương da bằng cách tiết nước bọt, phá vỡ tế bào da và hút các tế bào đã hòa tan. Do đó, sau khi bị cắn, bé sẽ có cảm giác ngứa, không đau đớn, xuất hiện mụn đỏ… Ngoài ra, bé sẽ thường bị bọ ve cắn ở chân, eo hoặc nếp gấp da.
Khi bị bọ ve cắn, cha mẹ hãy vệ sinh vùng da bằng xà phòng cho bé để loại bỏ ký sinh trùng, sau đó bôi kem dưỡng da và kem chống ngứa. Điều quan trọng, cha mẹ cần lưu ý không để bé gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị căn vì có thể gây viêm da.
6. Bọ chét cắn
Bọ chét thường sống trên cơ thể chó, mèo và có thể đốt bé khi ôm hoặc tiếp xúc với thú cưng. Các triệu chứng do bọ chét cắn có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi trẻ bị đốt.
Vết đốt thường xuất hiện theo nhóm gồm 3-4 vết cùng một chỗ, gây ngứa, sưng và mẩn đỏ. Bọ chét thường đốt ở vùng da mắt cá chân, cẳng chân, eo, mông và đùi. Nếu nhận thấy dấu hiệu bé bị bọ chét cắn, cha mẹ có thể thoa thuốc kháng histamine hoặc kem hydrocortisone để giúp giảm ngứa và phản ứng dị ứng.
7. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy là do muỗi đốt
Vết muỗi đốt thường khiến da bé bị sưng, ngứa và có màu đỏ hoặc hồng. Mặc dù vết muỗi đốt thường vô hại nhưng cũng có thể gây các bệnh nghiêm trọng như sốt rét, sốt xuất huyết. Một số bé có thể phản ứng nghiêm trọng với triệu chứng như nổi mề đay, sốt nhẹ hoặc sưng hạch bạch huyết.
8. Vết nhện cắn
Vết nhện cắn trông giống như vết ong đốt thường bị đỏ, sưng và đau. Hầu hết, các vết nhện nhà cắn đều không gây độc nhưng cũng có thể khiến bé bị dị ứng nghiêm trọng như tức ngực, khó thở, khó nuốt hoặc sưng mặt… Nếu gặp phải trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Vết nhện cắn cũng có thể gây bệnh uốn ván nên mọi người cần thận trọng. Ngoài ra, một số loài nhện như nhện góa phụ đen và nhện nâu sống ẩn dật trong nhà cũng có thể gây các triệu chứng nặng như đau, cứng cơ, buồn nôn và khó thở.
Khi bé bị nhện cắn, cha mẹ cần sơ cứu bằng cách rửa sạch vết thương, chườm lạnh giảm sưng, đau và sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine theo chỉ định bác sĩ.
9. Bọ xít hút máu người cắn
Vết cắn của bọ xít có thể lây truyền ký sinh trùng và bệnh Chagas. Trẻ bị bọ xít cắn có thể bị viêm da kích ứng, đau như bỏng rát hay loét da nếu tiếp xúc với dịch độc của chúng. Bọ xít hút máu người cắn thường để lại vết sưng lớn và có thể gây sốc phản vệ.
Trường hợp bé bị lây bệnh Chagas từ bọ xít sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, phát ban, tiêu chảy và có thể có các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc phình đại tràng.
Khi bị bọ xít đốt, cha mẹ cần rửa sạch vết cắn với xà phòng, dùng thuốc sát trùng và tránh để bé gãi vết thương. Nếu bé có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
10. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy là do tiếp xúc với sâu róm
Ngay khi bé chạm vào sâu róm cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa rát da, một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng. Ngoài ra, bé cũng có thể gặp những triệu chứng khác như sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật.
Nếu cha mẹ không biết xử trí đúng cách khi da bé tiếp xúc với sâu róm thường gây ra nhiều biến chứng nặng hơn, thậm chí có thể dẫn nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi cha mẹ nhận thấy bé có các triệu chứng kể trên kéo dài hoặc nặng hơn, những tổn thương da bị lan rộng hoặc phát ban toàn thân thì cần đưa đi bệnh viện ngay.
Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy
Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy, tùy vào từng trường hợp, cha mẹ cần linh hoạt áp dụng theo những cách xử lý dưới đây:
1. Lấy ngòi/răng của côn trùng ra khỏi vết đốt
Nếu con bạn bị ong chích hoặc bất kỳ loại côn trùng nào có răng hoặc ngòi thì cần nhanh chóng lấy chúng ra khỏi vết thương. Ngòi/răng của côn trùng thường là đốm đen xuất hiện trên vết thương.
Để lấy được ngòi/răng ra khỏi vết thương, bạn có thể dùng nhíp hoặc thẻ nhựa cứng (thẻ ATM) để lấy ngòi ra. Ngoài ra, bạn cũng không cần cố lấy hết ngòi/răng của côn trùng trong một lần vì có thể khiến bé bị đau, sợ hãi bởi phần còn lại sẽ tự rơi ra ngoài.
2. Vệ sinh sạch vùng da bị đốt
Dù vết côn trùng đốt có ngòi/răng hay không thì cha mẹ cũng cần vệ sinh thật kỹ vùng da này. Vì việc làm sạch lúc này rất cần thiết để giúp cho vết thương tránh bị nhiễm trùng. Cha mẹ có thể dùng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da bé bị côn trùng đốt.
3. Làm dịu vết đốt
Sau khi làm sạch vết côn trùng đốt, cha mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây để làm dịu vết thương khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy:
- Giấm: Bé bị kiến cắn bôi gì? Giấm ăn có tính sát khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da đồng thời xoa dịu cơn ngứa rát nhanh chóng. Khi dùng, mẹ nên hòa loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi xoa lên vùng da bị côn trùng cắn.
- Túi lọc trà: Khi bé bị côn trùng cắn sưng đỏ, bạn có thể dùng túi trà để điều trị vết đốt. Trong trà có thành phần là axit tannic giúp kháng khuẩn và làm dịu da rất hay. Nên sau khi uống trà, bạn đừng vội vứt bỏ túi lọc ngay mà hãy làm ẩm rồi đắp lên làn da của bé bị côn trùng cắn sưng tấy càng sớm càng tốt.
- Muối ăn: Bạn phát hiện trẻ bị con gì đốt sưng to và ngứa? Cách xử lý vết côn trùng cắn sưng tấy của bé như sau: Sau khi rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà phòng để loại bỏ bụi bẩn, độc tố, bạn thoa dung dịch muối trắng pha với nước lên da của trẻ. Điều này sẽ ngăn nhiễm trùng vết thương và giảm ngứa cho bé hiệu quả.
- Baking soda (bột nở): Bé bị côn trùng cắn sưng tấy bôi gì? Ngoài làm đẹp, chế biến thức ăn và vệ sinh nhà cửa thì baking soda còn là trợ thủ đắc lực khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Lúc này, bạn hãy hòa loãng bột với nước rồi thoa lên vết sưng to để giảm bớt khó chịu cho bé.
- Gel nha đam (lô hội): Nha đam nổi tiếng với đặc tính chống viêm hiệu quả. Vậy nên, những lúc bé bị côn trùng đốt sưng đỏ, mẹ hãy thoa một lớp gel nha đam mỏng lên da của con.
- Kem đánh răng: Phương pháp này có thể dùng trong hầu hết trường hợp trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy hay bé bị côn trùng cắn sưng phù. Vì thành phần của kem đánh răng có tác dụng kháng viêm và ngăn sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh. Khi dùng, mẹ nên thoa từng ít một lên vùng da bị ảnh hưởng để tránh tình trạng trẻ bị nóng, rát da.
- Chườm lạnh: Sau khi làm sạch vết thương bị côn trùng cắn sưng cứng, mẹ hãy dùng một viên nước đá hoặc túi chườm lạnh đặt lên vết côn trùng đốt trong khoảng 15 phút. Điều này sẽ làm dịu cơn đau do chườm lạnh có công dụng làm chậm lưu lượng máu đến vết thương. Đây là cách chữa vết côn trùng cắn sưng cứng hiệu quả.
- Nước tỏi nghiền: Với các bé đã lớn, mẹ có thể lấy 2 tép tỏi và nghiền nát để giải phóng dịch chiết có hoạt tính, rồi thoa một ít dịch tiết của tỏi lên vùng da của bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Để khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch vùng da của trẻ bị côn trùng cắn sưng đỏ với nước.
- Tinh dầu hoa oải hương: Ngoài chữa vết ong đốt, tinh dầu oải hương còn dùng để trị tổn thương cho bé bị côn trùng cắn sưng to nói chung, bởi trong thành phần của loại tinh dầu này có những hoạt chất làm trung hòa nọc độc tức thì. Lưu ý là trước khi dùng để trị vết côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa cho bé, mẹ hãy pha với dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu ô liu…) theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa một ít lên vùng da của trẻ để giảm kích ứng do bị ong chích.
4. Sử dụng thuốc kháng histamine để làm giảm các vết sưng nhanh chóng
Nếu bé bị côn trùng cắn sưng tấy cảm thấy rất khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau, ngứa như thuốc kháng histamine, acetaminophen, ibuprofen… Nếu vết côn trùng cắn sưng cứng bị nhiễm trùng, thường xảy ra do bé gãi nhiều dẫn đến trầy xước, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ.
Lưu ý
Khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy và xuất hiện các dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:- Sốt
- Sưng hạch
- Sốc phản vệ
- Khó đánh thức
- Trông rất ốm yếu
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Phát ban hoặc sưng khắp cơ thể
- Khó nuốt, chảy nước dãi hoặc nói lắp
- Khàn giọng, ho hoặc tức ngực hoặc cổ họng
- Vết cắn bị nhiễm trùng, chẳng hạn như có mủ hoặc đau ngày càng tăng, sưng tấy hoặc mẩn đỏ lan rộng.
Làm thế nào để phòng ngừa côn trùng đốt cho trẻ?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để con không bị côn trùng tấn công và hạn chế vấn đề trẻ bị côn trùng cắn sưng tấy, cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Không cho con đi chân trần khi ở ngoài trời để hạn chế nguy cơ bé bị côn trùng cắn sưng tấy
- Cho con mặc quần áo dài tay, sáng màu vì những màu tối sẽ thu hút côn trùng
- Cho trẻ ngủ màn (mùng) kể cả ban ngày để phòng ngừa bé bị côn trùng cắn, nhất là muỗi
- Hạn chế để trẻ vui chơi gần những bụi cây, hoa để hạn chế nguy cơ bị ong, kiến chích
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và không dùng các chum, vại để trữ nước trong nhà nhằm tránh muỗi, bọ phát triển
- Dùng thuốc/ kem chống côn trùng khi trẻ chơi đùa ngoài trời để phòng ngừa tình trạng bé bị côn trùng cắn
- Nếu vết côn trùng cắn sưng cứng và trẻ đau nhiều mẹ có thể cho bé dùng thêm paracetamol, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ về liều lượng thích hợp với con
- Dạy con cách nhận biết về những loại côn trùng để phòng tránh. Trường hợp bé đạp phải ong, nếu có thể mẹ hãy giữ lại xác ong để giúp bác sĩ xác định được loại ong và dễ có hướng xử lý hơn.
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy và những thắc mắc thường gặp
1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt phải làm sao?
Khi bé bị côn trùng/muỗi cắn sưng tấy đỏ, cha mẹ cần làm sạch vùng da bị đốt. Sau đó thoa thuốc bôi muỗi đốt cho bé. Vậy bé bị muỗi đốt bôi gì cho hết ngứa? Cha mẹ có thể dụng thuốc kem dưỡng ẩm, thuốc kháng histamin, các loại kem bôi có chứa calamine hoặc hydrocortisone để làm dịu da…
Ngoài ra, hãy cho bé tắm nước ấm với các loại sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch da và giảm kích ứng. Cha mẹ cũng cần nhắc bé tránh gãi vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
2. Bé bị kiến cắn sưng phù phải làm sao cho nhanh hết?
Trước tiên cần tìm hiểu, bé bị con kiến gì cắn mà sưng và ngứa? Vết kiến cắn gây sưng phù có thể là kiến lửa. Đối với trường hợp, bé bị kiến lửa cắn và vết côn trùng cắn sưng cứng cha mẹ đừng quá lo lắng.
- Cần quan sát kỹ xem có còn kiến bám trên da, quần áo của bé không và nhẹ nhàng lấy ra.
- Sau đó, rửa sạch vùng da bị cắn bằng xà phòng và nước mát cho trẻ.
- Tuy nhiên, cần lưu ý khi rửa vết kiến cắn cho trẻ không nên chà xát mạnh vì có thể làm vết cắn tổn thương thêm.
- Sau khi làm sạch da, hãy thoa thuốc bôi côn trùng cắn hoặc áp dụng các cách làm dịu vết côn trùng cắn như Hello Bacsi đã mách ở phần trên.
3. Cách chữa ong đốt hết sưng nhanh nhất cho bé là gì?
Trước tiên cần tìm hiểu, bé bị ong đốt sưng bao lâu? Thời gian vết ong đốt sưng ở bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài ong, số lượng vết đốt, vị trí ong đốt, cơ địa của bé… Tuy nhiên, thông thường vết ong đốt sẽ sưng trong vài tuần.
Vậy bé bị ong đốt bôi gì hay bé bị ong đốt nên làm gì? Khi bé bị ong đốt, cha mẹ cần lấy ngòi ong ra khỏi vết đốt và làm sạch vùng da cho bé. Sau đó, có thể áp dụng mẹo dân gian chữa ong đốt là thoa các nguyên liệu tự nhiên để làm dịu và kháng khuẩn như giấm, baking soda, kem đánh răng, nha đam…
4. Bé bị kiến ba khoang cắn bao lâu thì khỏi?
Con gì cắn bị bọng nước? Bé bị côn trùng gì cắn sưng tấy là do đâu? Có một số loài côn trùng cắn/đốt cho thể làm cho da bé bị bọng nước như kiến ba khoang, ong bắp cày, bọ xít hút máu người, sâu róm…
Trong trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn bao lâu thì khỏi? Thời gian bé bị kiến ba khoang cắn để lành hẳn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương của da, cách xử lý vết thương, cơ địa của bé… Thông thường, vết cắn của kiến ba khoang sẽ lành trong khoảng 1-2 tuần.
Khi bị kiến ba khoang cắn, cần chăm sóc vết thương cho bé thế nào để tránh nhiễm trùng? Cha mẹ cần rửa ngay vùng da bị kiến ba khoang cắn bằng cồn 70 độ, betadine. Nếu không có sẵn cồn và betadine thì có thể rửa bằng xà phòng với nước nhiều lần để trung hòa chất độc. Sau đó, thoa thuốc điều trị kiến ba khoang cho bé nhưng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.
5. Bé bị rết nhỏ cắn phải làm sao?
Khi bé bị rết nhỏ cắn phải làm sao? Cha mẹ cần phải bình tĩnh quan sát vết cắn, xem xét mức độ nghiêm trọng. Nếu bé có biểu hiện bất thường như khó thở, sưng mặt, nổi mề đay… thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Nếu không thấy có vấn đề nghiêm trọng, cha mẹ cần làm sạch vết thương cho bé bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bớt nọc độc và vi khuẩn trên da. Sau đó, dùng khăn sạch bọc đá lạnh hoặc dùng túi chườm lạnh chườm lên vết cắn khoảng 15-20 phút. Lưu ý, để tránh gây phỏng lạnh, cha mẹ không nên chườm đá trực tiếp lên da khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy nhé.
Cuối cùng, cha mẹ có thể áp dụng các cách làm dịu vết thương như bôi thuốc côn trùng cắn theo chỉ định của bác sĩ và các cách làm dịu như Hello Bacsi đã mách ở trên. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần phải thường xuyên theo dõi quá trình hồi phục của vết thương của bé nhé.
6. Cách trị sâu ngứa tại nhà nhanh cho bé là làm gì?
Khi bé bị ngứa do sâu, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện các bước sau đây:
- Trước hết, cần kiểm tra kỹ xem có còn sâu hoặc lông sâu bám trên da hay quần áo của bé không. Nếu thấy sâu hoặc lông sâu, hãy nhẹ nhàng dùng nhíp hoặc băng dính để lấy ra. Tuyệt đối, không dùng tay để lấy sâu hoặc lông sâu để tránh lông sâu cắm sâu vào da hơn.
- Hãy rửa sạch vùng da bị tổn thương của bé bằng nước mát và xà phòng dịu nhẹ. Sau đó, có thể rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Kế đến, có thể áp dụng các cách làm dịu da và giảm ngứa theo các gợi ý ở trên của Hello Bacsi. Cha mẹ cũng đừng quên theo dõi vết thương của bé thường xuyên nhé.
7. Tay, chân bé có vết côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa phải làm sao?
Khi tay, chân bé có vết côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa phải làm sao? Khi nhận thấy dấu hiệu bé bị côn trùng cắn sưng tấy, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát kỹ vết cắn và dò tìm xung quanh xem có thấy con côn trùng nào xung quanh bé không. Việc này giúp cha mẹ xác định được loại côn trùng và mức độ nguy hiểm.
Sau đó, hãy làm sạch vết côn trùng cắn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn rồi chườm lạnh để làm dịu vết sưng của côn trùng cắn.
Khi “bé bị côn trùng đốt sưng đỏ bôi thuốc gì?” hay “bé bị côn trùng cắn bôi gì?”. Sau khi đã sơ cứu vết thương, cha mẹ có thể thoa thuốc côn trùng cắn hoặc áp dụng các mẹo giúp làm dịu và giảm ngứa theo những gợi ý mà Hello Bacsi đã giới thiệu ở phần trên bài viết nhé.
Trên đây là những chia sẻ về các biện pháp xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Hy vọng cha mẹ đã có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ thật tốt, đặc biệt là khi trẻ bị côn trùng đốt sưng to.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Con Bị Muỗi đốt Sưng To
-
Bé Bị Muỗi đốt Sưng To Bôi Gì Nhanh Khỏi Nhất?
-
Trẻ Bị Muỗi đốt Sưng To Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Vì Sao Trẻ Hay Bị Muỗi đốt? | Vinmec
-
Làm Cách Nào để điều Trị Vết Côn Trùng Cắn ở Trẻ? | Vinmec
-
[CHI TIẾT] Muỗi đốt Sưng To Cứng – Nguy Hiểm đối Với Trẻ Nhỏ
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Muỗi đốt Sưng To Phải Làm Sao, Cần Bôi Gì? - MarryBaby
-
10 Cách Trị Bé Bị Muỗi đốt Tại Nhà Từ Thiên Nhiên
-
Tại Sao Bị Muỗi đốt Lại Sưng Và Ngứa Rất Lâu? - Hànộimới
-
Cách Trị Muỗi đốt Sưng đỏ Cho Bé Từ Nguyên Liệu Tại Nhà
-
Cách điều Trị Vết Côn Trùng đốt ở Trẻ Em Giúp Vết Thương Mau Lành
-
Bé Bị Muỗi đốt Sưng To Bôi Gì Cho Mau Khỏi?
-
Mẹo Xử Lý Và Ngăn Ngừa Muỗi đốt
-
Trẻ Bị Muỗi Cắn, Bố Mẹ Cần Làm Gì?
-
12 Mẹo đơn Giản Trị Muỗi đốt Cho Bé