Bé Bị Sốt đi Sốt Lại Có Nguy Hiểm Không? Cha Mẹ Nên Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Sốt là biểu hiện cơ thể đang tìm cách để chống lại nhiễm trùng và thường không gây nguy hiểm đáng kể. Thế nhưng tình trạng bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần sẽ khiến các bậc cha mẹ lo lắng không yên.
Trong bài viết bên dưới, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng tái phát sốt nhiều lần trong thời gian ngắn có đáng lo ngại hay không và cách chăm sóc khi bé bị sốt mẹ nhé!
Bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần có nghiêm trọng không? Biến chứng có thể xảy ra khi bé bị sốt
Ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi thì đa số những cơn sốt ở trẻ sẽ không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động tích cực để đánh bại các nguồn gây nhiễm trùng. Mặt khác, việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt đến 40,5°C khá phổ biến vì thân nhiệt của trẻ ở độ tuổi này thường cao hơn nhiều so với thân nhiệt của người lớn.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cha mẹ có thể lơ là các cơn sốt của bé. Nếu bé sốt đi sốt lại nhiều lần thì cha mẹ không nên chủ quan. Bé bị sốt đi sốt lại vẫn có nguy cơ bị biến chứng do sốt gây ra như sau:
- Nếu các cơn sốt quá cao, nhiệt độ có thể tăng lên 41,6°C và gia tăng nguy cơ gây tổn thương đến não.
- Khoảng 2 – 5% trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật liên quan đến những cơn sốt. Các cơn co giật này thường không gây tổn thương não hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh. Thế nhưng, nếu bé bị các cơn động kinh kéo dài kèm sốt, thì bé có khả năng đã mắc bệnh động kinh và cần được chữa trị ngay.
- Nguy cơ lớn nhất của sốt gây co giật là bé có thể bị té ngã, đập đầu hoặc bị chấn thương. Do đó, hãy luôn theo dõi những lúc bé lên cơn co giật có liên quan đến sốt và đưa con đến bác sĩ nếu bé có bất kỳ cơn co giật nào kéo dài hơn 5 phút.
Cơn sốt xảy ra như một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Do đó, tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé bị sốt đi sốt lại đi khám để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhất.
Bé bị sốt đi sốt lại nguyên nhân do đâu?
1. Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần do bệnh nhiễm trùng
Lý do phổ biến là nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc tiêm phòng. Bệnh nhiễm trùng xảy ra do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn vào cơ thể bé. Lúc này, vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không đủ sức chống lại, nên cơ thể cố gắng tăng nhiệt độ như một phản ứng tự nhiên chống lại nhiễm trùng, khiến trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày.
Một số bệnh nhiễm trùng bé có thể gặp phải khiến trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày đó là: viêm màng não, bệnh sốt rét hoặc bệnh do ký sinh trùng gây ra…
2. Bệnh không do nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị tái sốt liên tục
Bé bị sốt đi sốt lại cũng có thể do bệnh không nhiễm trùng, mà là do các bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý huyết học khác. Một số bệnh có thể kể ra là viêm khớp cấp tính, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống… Trong trường hợp bé sốt đi sốt lại này, cha mẹ cần theo dõi kỹ tình trạng của bé và đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
3. Bé bị sốt đi sốt lại do hội chứng sốt định kỳ
Ngoài ra, nếu bé bị sốt đi sốt lại hoặc trải qua vòng lặp như sốt vài ngày, đỡ dần, hết, rồi lại tái phát sau một thời gian khỏe mạnh thì đây rất có thể là biểu hiện của hội chứng sốt định kỳ. Hội chứng này thường cũng không gây nhiều nguy hiểm và sẽ biến mất khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Có một số loại hội chứng sốt định kỳ khiến trẻ sốt đi sốt lại, bao gồm:
- Bé bị sốt đi sốt lại do cơn sốt Địa Trung Hải (FMF)
- Sốt đi sốt lại nhiều lần ở trẻ em do hội chứng chu kỳ liên quan đến thụ thể yếu tố hoại tử khối u (TRAPS)
- Sốt đi sốt lại nhiều lần là bệnh gì? Hội chứng hyperimmunoglobulin D (HIDA), còn được gọi là hội chứng sốt định kỳ liên quan đến mevalonate kinase
- Trẻ bị sốt đi sốt lại do mắc bệnh viêm đa hệ thống khởi phát ở trẻ sơ sinh (NOMID)
- Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong tháng do hội chứng Muckle-Wells và hội chứng viêm tự động do lạnh
- Trẻ hay bị sốt do hội chứng nhiệt miệng – miệng, viêm họng hạt, viêm họng (PFAPA)
Cha mẹ nên làm gì khi con bị sốt?
Đối với cha mẹ, bất cứ bệnh lý nào của bé cũng có thể gây nguy hiểm cho con và khiến họ trở nên hoang mang, không biết làm thế nào, đặc biệt là những ai lần đầu làm cha mẹ. Sau đây là một số việc mà cha mẹ có thể làm khi trẻ bị sốt tái đi tái lại nhiều lần như:
- Hãy thật bình tĩnh, không hoảng sợ vì càng mất bình tĩnh, bạn sẽ càng dễ gây ra những việc làm thiếu chuẩn xác.
- Ghi nhớ các triệu chứng kèm theo cơn sốt của bé như bé bị sốt đi sốt lại có trải qua các cơn nóng lạnh không? Bé có quấy khóc thường xuyên không? Bé ăn uống như thế nào so với bình thường? Phản ứng của bé bị sốt đi sốt lại có kém hơn bình thường không?
- Thực hiện đo nhiệt độ cơ thể và ghi lại cụ thể mức nhiệt, kể cả thời gian đo. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ chẩn đoán bệnh hơn, trong những trường hợp cần cấp cứu.
- Không ép hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng bé, kể cả là ngón tay của bạn. Đặc biệt, hạn chế đánh thức bé đang ngủ để ép bé bị sốt đi sốt lại uống thuốc hạ số, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo bé nằm trên nệm mỏng hoặc sàn nhà trải thảm ấm và đã loại bỏ bất kỳ đồ vật nào có nguy cơ gây thương tích hay ngạt thở.
- Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu mất nước. Một số chi tiết cần theo dõi như không đi tiểu thường xuyên như bình thường, mắt trũng sâu, môi nứt nẻ, da rất khô hoặc nhão. Khi bé bị mất nước nhẹ, đối với trẻ sơ sinh, hãy cho bé bị sốt đi sốt lại uống sữa nhiều hơn bình thường, còn bé lớn hơn thì uống nhiều nước.
- Thực hiện một số cách giảm sốt tại nhà như giữ cho phòng thoải mái, mát mẻ và mặc quần áo mỏng nhẹ cho bé; có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để bé hạ sốt nhanh hơn.
- Nếu bé bị đau hoặc khó chịu vì sốt, hãy tham khảo ý kiến các sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt. Định lượng thuốc và liệu dùng thường phụ thuộc vào cân nặng của bé nhà bạn.
- Nếu bé không hạ sốt và nhiệt độ cao hơn 40°C thì hãy đưa bé đến bác sĩ để được điều trị.
- Khi hạ sốt, hãy đặt bé bị sốt đi sốt lại bạn nằm nghiêng và vuốt nhẹ lưng, giúp bé thoải mái hơn. Không nên lắc hoặc vỗ mạnh để đánh thức bé dậy, mà hãy để cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Không gửi bé bị bệnh đến nhà trẻ hoặc đưa con đến những nơi có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì điều này có thể làm lây lan bệnh nhiễm trùng.
Bạn có thể xem thêm:
8 cách hạ sốt cho trẻ khẩn cấp cha mẹ nhất định phải nhớNhững con sốt đôi khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là khá bình thường, dù đó là trường hợp bé bị sốt đi sốt lại. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, cha mẹ nên tạo cảm giác thoải mái cho những bé bị sốt, thay vì tập trung vào việc hạ nhiệt độ của bé. Vì vậy, với những biện pháp hữu ích được cung cấp trong bài viết trên, con bạn sẽ nhanh chóng hạ sốt và không gây nhiều nguy hiểm.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Cứ Sốt
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sốt Không Rõ Nguồn Gốc (FUO) - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Sốt Kéo Dài Không Rõ Nguyên Nhân: Khi Nào Nên đi Khám? - Vinmec
-
Sốt Về Chiều Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có đáng Ngại? - Vinmec
-
Sốt Kéo Dài ở Người Lớn Là Bị Bệnh Gì?
-
Nằm Lòng 8 Dấu Hiệu điển Hình Của Sốt Virus ở Người Lớn - Medlatec
-
Thuốc Hạ Sốt, Không Phải Cứ Sốt Là Dùng
-
Sốt Kéo Dài Chưa Rõ Nguyên Nhân - Health Việt Nam
-
Sốt Cao Không Rõ Nguyên Nhân Và Kéo Dài Có Nguy Hiểm? - Hapacol
-
Bệnh Nhân Bị Sốt: Nên điều Trị Như Thế Nào? - Benh Vien 108
-
Người Lớn Bị Sốt Về đêm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
-
Sốt Nhẹ Về Chiều ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Làm Gì Khi Khỏi COVID-19 Vẫn Cảm Thấy Sốt, Lạnh? - Tin Tổng Hợp