Bé Bị Sốt Xong Nổi Mẩn đỏ Khắp Người: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Thay đổi thời tiết dễ làm bé bị cảm sốt, đổ bệnh. Nhiều khi bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến bé. Mẹ hãy cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị cho bé nổi mẩn sau sốt ở bài viết dưới đây!
Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì và Trẻ bị sốt phát ban cần kiêng đến khi nào
Nội dung bài viết
- 1. Nguyên nhân bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người
- 2. Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau cơn sốt có nguy hiểm không?
- 3. Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người
- 4. Khi nào cần đưa bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người đi khám bác sĩ
1. Nguyên nhân bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người
Nguyên nhân bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người gồm 7 nguyên nhân chính như sau:
1.1. Do bé bị sốt phát ban
Sốt phát ban xảy ra sau khi bé bị nhiễm virus Herpes hoặc một số virus khác như Rhinovirus, Adenovirus… Sau khi lây nhiễm, nếu cơ thể bé yếu và không đủ sức đề kháng tiêu diệt virus trong giai đoạn đầu, bé sẽ biểu hiện ra bệnh sốt phát ban. Thồng thường trẻ phát ban sau sốt và tự khỏi trong khoảng 1 tuần với các triệu chứng như bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa ngáy trên da gây khó chịu và bất tiện cho bé.
1.2. Do bé bị bệnh chân tay miệng
Tay chân miệng là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ và dễ bùng phát thành dịch, bệnh gây ra bởi virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua 2 con đường: Đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nếu trẻ tiếp xúc gần và dính dịch hô hấp của bệnh nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng chung, bé có khả năng cao bị lây nhiễm virus.
Khi trẻ bị tay chân miệng, bé sẽ có một số biểu hiện: Sốt, sưng họng, lười ăn, quấy khóc kèm theo phát ban, lở loét trên lưỡi, vòm miệng hoặc trên tay, chân, mông bé.
1.3. Nổi mẩn đỏ do thủy đậu
Thủy đậu là bệnh cấp tính gây ra bởi Varicella virus. Đây là loại virus gây nên thủy đậu ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể có giai đoạn ủ bệnh lên đến 20 ngày sau đó khởi phát và tự hết sau khoảng 1 tuần.
Biểu hiện: Trẻ mắc tay chân miệng trong giai đoạn biểu hiện bệnh sẽ có một số triệu chứng như: Sốt, buồn nôn, lười ăn, bỏ bú, đau mỏi, quấy khóc.
1.4. Nổi mẩn đỏ do sởi
Sởi là một bệnh dễ lây nhiễm vào mùa xuân, gây ra bởi Paramyxovirus. Trẻ nhỏ, người thiếu vitamin A hay người đi du lịch qua vùng có dịch là những người có khả năng bị lây nhiễm virus sởi cao.Sau khi lây nhiễm, virus sởi có thể ủ bệnh trong dịch hô hấp của bệnh nhân khoảng 1-2 tuần rồi mới khởi phát bệnh.
Các triệu chứng có thể biểu hiện khi trẻ bị sởi là: Sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, mũi. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần kể từ khi có biểu hiện đầu tiên, triệu chứng ho có thể kéo dài khoảng 2 tuần sau đó mới hết.
1.5. Bé bị nổi mẩn đỏ do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh gây ra bởi virus Dengue với con đường truyền nhiễm từ muỗi. Muỗi vằn nhiễm virus Dengue sau khi đốt người sẽ truyền virus sang người, từ đó nếu trẻ có sức đề kháng yếu sẽ bị sốt xuất huyết.
Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có những biểu hiện như: Sốt cao đột ngột, đau đầu, chảy nước mắt, đau họng và có thể kèm theo nôn trớ khi ăn, tiêu chảy.
Phòng bệnh: Mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, không tích chứa nước trong chum, chậu để tránh muỗi phát triển và lây bệnh cho mọi người.
1.6. Bé bị nổi mẩn đỏ do bệnh Rubella (ban đào)
Bệnh Rubella (ban đào) ở trẻ gây ra bởi virus Rubella và thường gặp vào mùa xuân. Sau khi lây nhiễm, virus có thể ủ bệnh đến tận 2 tuần trước khi biểu hiện bệnh. Vào thời điểm phát bệnh, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, đỏ mắt, nổi hạch, phát ban. Các triệu chứng sẽ tự hết sau khoảng 3- 4 ngày.
Phòng bệnh: Để ngăn ngừa khả năng bé bị lây nhiễm Rubella, mẹ nên cho bé tiêm phòng Rubella cho trẻ khi trẻ đủ 1 tuổi.
1.7. Bé nổi mẩn đỏ do viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc sau khi ốm. Nguyên nhân của việc này là do khi sốt bé đổ mồ hôi nhiều kèm theo có thế ít được tắm rửa khi ốm làm vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trên da bé gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm da.
Khi bị viêm da dị ứng trẻ sẽ xuất hiện một số vết ban nhỏ trên da, có thể là mụn nước và gây ngứa, bứt rứt cho bé. Lúc này mẹ cần đưa bé đi khám sớm để được điều trị dứt điểm và nhanh chóng, tránh gây viêm nhiễm nặng hơn.
Các biện pháp khắc phục: Trẻ ngủ đủ giấc, sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng cũng là cách phòng ngừa viêm da dị ứng hoặc ngăn tái phát lại ở trẻ.
2. Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau cơn sốt có nguy hiểm không?
Trả lời: “KHÔNG“. Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau cơn sốt chỉ là tình trạng bệnh lý bình thường và không gây nguy hiểm ở trẻ. Bản chất của việc nối mẩn đỏ khắp người sau sốt là do phản ứng kích ứng da sau khi sốt để lại. Các nốt ban sẽ lui dần chuyển sang thâm rồi mất hẳn sau khoảng 5-7 ngày mà không để lại biến chứng nếu bé được chăm sóc khoa học và hợp lý.
Mẹ tham khảo: 3 nguyên nhân bé bị sốt phát ban ở mặt và cách điều trị tại nhà không để lại sẹo.
3. Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người
Bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người người thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và khoảng cách liều (ít nhất 4 giờ giữa 2 liều hạ sốt liên tiếp) theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, mẹ nên kết hợp các biện pháp như:
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Giúp bé tăng cường năng lượng và sức đề kháng chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn gây dị ứng: Bé có thể bị dị ứng thức ăn, điều này làm cho sốt nổi mẩn dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da gây khó khăn trong điều trị, chăm sóc.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài: Khi ra ngoài bé có thế tiếp xúc với nhiều bụi bẩn hoặc phấn hoa gây kích ứng da, tăng tình trạng ban da.
- Giữ vệ sinh da cho trẻ: Tắm cho bé ít nhất mỗi ngày 1 lần. Lưu ý không tắm trong cơn sốt hay khi trẻ có lở loét da vì gây sốc nhiệt/nhiễm trùng da cho bé.
- Tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược: Sử dụng các loại nước tắm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm như: Sả chanh, cỏ mần trầu, mướp đắng, trầu không…
- Sử dụng thuốc corticoid: Mẹ cần sử dụng coritcoid theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ ngứa ngáy, khó chịu nhiều.
4. Khi nào cần đưa bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người đi khám bác sĩ
Tuy phát ban ở trẻ thường không gây nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
Mẹ cần đưa bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp ngườiđi khám bác sĩ khi:
- Trẻ lên cơn sốt trở lại và sốt cao hơn 39 độ C kéo dài hơn 3 ngày.
- Trẻ bỏ ăn hoặc quấy khóc trong thời gian dài.
- Các nổi mẩn trên da không đỡ sau 3 ngày.
- Các nổi mẩn có dấu hiệu lở loét, mụn mủ Tình trạng lở loét nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra viêm nhiễm da, lan vết loét, làm trẻ nhiễm khuẩn gây sốt cao, mệt mỏi, sụt cân trong thời gian dài.
- Trẻ có kèm thêm các biểu hiện khác như ngủ li bì, co giật, hôn mê. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm biểu hiện biến chứng sốc mất nước nặng hoặc biến chứng não do sốt cao ở trẻ.
Tóm lại, bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân nổi mẩn là do đâu để có biện pháp điều trị hợp lý nhất. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, vẫn cần quan sát kĩ những biểu hiện bất thường của bé để đưa bé đến bác sĩ sớm nhất.
Nếu còn thắc mắc về cách chăm sóc cho bé bị sốt xong nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.
Từ khóa » Nổi Chấm đỏ Trên Da Sau Sốt
-
Sốt Phát Ban ở Người Lớn Và Cách Phòng Ngừa
-
Sốt Phát Ban Khác Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? | Vinmec
-
Phân Biệt Giữa Sốt Xuất Huyết Và Sốt Phát Ban
-
Trẻ Sốt Xong Bị Nổi Mẩn đỏ Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÂN BIỆT VỚI SỐT PHÁT BAN
-
Sốt Phát Ban ở Người Lớn - Triệu Chứng Nhận Diện, Nguyên Nhân Và ...
-
Sốt Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Người Lớn Và Những Thông Tin Cần Biết - VCEP
-
Dấu Hiệu Sốt Virus ở Người Lớn
-
Cách Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Và Sốt Thông Thường
-
Da Nổi đốm đỏ Không Ngứa Là Bệnh Gì? 20 Nguyên Nhân Thường ...
-
Tìm Hiểu Về Tình Trạng Sau Sốt Xuất Huyết Bị Phát Ban | Hapacol
-
Phát Ban Có Phải Là Dấu Hiệu Của COVID-19 Không?
-
Trẻ Bị Phát Ban Sau Sốt: Cách Chăm Sóc Và Kiêng Cữ
-
Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Và Sốt Phát Ban - Bệnh Viện Quận 4