Bé Bú ít Khắc Phục Như Thế Nào? - POH Thai Giáo
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
Như thế nào được coi là trẻ sơ sinh bú ít?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú ít
Một số sai lầm của ba mẹ khi thấy trẻ sơ sinh bú ít
Một số hiện tượng thường gặp
Trẻ bú ít phải làm sao?
Như thế nào được coi là trẻ sơ sinh bú ít?
Nếu con yêu khỏe mạnh, ăn no ngủ đủ và cảm thấy hài lòng sau hầu hết các lần bú, thì chắc chắn bé đang nhận được đủ số lượng sữa mình cần. Để biết em bé bú đủ sữa chưa, mẹ có thể tham khảo bài viết: Nhận biết em bé mới sinh bú đủ sữa mẹ
Tuy nhiên hãy để ý đến tã lót của con, đó là dấu hiệu giúp các mẹ dễ dàng biết được con mình đã được ăn no hay chưa và việc để ý số lượng tã ướt quan trọng hơn là số tã bẩn đấy nhé ba mẹ, vì con sẽ đi tè ít hơn nếu con không bú đủ sữa.
Trong vài ngày đầu tiên sau khi bú sữa, phân của trẻ sẽ chuyển từ màu sẫm và dính (phân su) sang màu vàng và mềm hơn.
Từ khoảng 5 ngày tuổi trở đi, cứ trong 24h con nên:
- Trẻ đi đại tiện ra phân màu vàng, lỏng hơn, có dạng “hoa cà, hoa cải”
- Có từ 5 - 8 chiếc tã ướt mỗi ngày
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Trên đây chỉ là một hướng dẫn, không hoàn toàn đúng với mọi em bé. Các ba mẹ cũng có thể biết con có nhận đủ sữa không bằng cân nặng của trẻ thông qua việc theo dõi cân nặng trong 2 tuần đầu tiên sau khi con được sinh ra.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú ít
Khớp ngậm của con bị sai
Mẹ có biết khớp ngậm đúng là chìa khóa để nuôi con sữa mẹ? Dù cho đầu ti mẹ có ngắn, chỉ cần khớp ngậm đúng là con có thể ti tốt.
Dấu hiệu cho mẹ biết bé bú sai khớp ngậm
- Đầu - cổ - lưng bé không tạo thành một đường thẳng
- Bé chỉ ngậm đầu vú chứ không ngậm cả quầng quanh núm vú
- Bé mút nhẹ nhàng, nhanh nhưng hay bị tuột ra khỏi miệng, không mút sâu và đều đặn
- Bầu má bé hóp vào và thường phát ra âm thanh chặp chặp
- Không thấy bé nuốt nhiều hơn khi sữa chảy ra nhanh và mạnh hơn
- Mẹ bị đau khi bé ti và có dấu hiệu nứt đầu vú, chảy máu khi cho con bú
Để có tư thế cho trẻ bú đúng và giúp bé bú đúng khớp ngậm, mẹ hãy lưu ý một số mẹo nhỏ sau:
1. Khởi đầu, bạn hãy giúp bé thư giãn. Nếu bé còn đang quấy khóc, bạn có thể giúp bé bình tĩnh bằng một vài phút bế theo tư thế ợ hơi, hoặc đưa nhẹ người. Nhiều mẹ có thể thực hiện da tiếp da trước khi cho con bú
2. Rửa sạch tay và ngực. Đưa bé vào gần đầu ngực của mình, lưu ý để đầu bé ngửa ra sau, đây là bản năng giúp bé há miệng to
3. Chạm nhẹ ngực vào mũi hoặc lấy tai gãi nhẹ má bé, điều ngày để khơi gợi phản xạ há miệng bú đã là bản năng của trẻ. Trẻ sơ sinh, dù nhỏ bé, nhưng đã được Mẹ Tự Nhiên trang bị bản năng sống còn, con sẽ há miệng. Lúc này mẹ đưa đầu con vào ngực mình, để đầu ngực được đi vào thật sâu trong miệng con.
Comfort-zone: điểm cho bú dễ chịu là khi đầu ngực mẹ nằm đúng ở phần mềm mại nhất, sâu trong miệng bé. Điều này cũng có nghĩa là con ngậm được rất nhiều từ ngực mẹ, nhất là phần phía dưới!
Trẻ mút bằng cử động của lưỡi và hàm dưới, vì thế hãy quan sát để chắc chắn con ngậm được sâu.
4. Nếu bé đã mút trên ngực trên 40 phút, bé không có cử động nuốt sau 10 lần nút, sữa trào bên miệng và bé không nuốt và bé lim dim ngủ... mẹ có thể giúp bé nhả ti, ợ hơi và mời bé ăn tiếp nếu thấy bé còn có nhu cầu.
5. Nếu không, bữa ăn của bé đã hoàn thành.
Giúp con có khớp ngậm đúng, ngủ xuyên đêm từ sớm, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One
Ốm, sốt, mọc răng, tuần khủng hoảng
Tuần khủng hoảng - Wonder week (ww) là các tuần phát triển kỹ năng về tinh thần của bé. Trong những tuần này trẻ sẽ có bước phát triển nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não.
Và sự khủng hoảng (hay còn gọi là bão) là sự khởi đầu để bé học hỏi các kỹ năng hoặc chuẩn bị cho bước phát triển mới.
Trong thời gian khủng hoảng, trẻ thường có những biểu hiện khác lạ và tâm trạng buồn bực có thể dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, cáu gắt, khó chịu, bám mẹ và khiến lịch sinh hoạt trở nên lộn xộn.
Thời kỳ bão tố là lúc bé đang chăm chỉ học và luyện tập kĩ năng mới. Bé sẽ rất tập trung chăm chú, cần mẫn và kiên trì để học được tuyệt chiêu mới. Thế nên bé bỏ ăn, bỏ ngủ để luyện dẫn đến tình trạng ăn ít.
Trẻ trong wonder week thường bú ít
Việc ba mẹ cần làm là hiểu rằng tuần khủng hoảng là một món quà được ban tặng để con học kỹ năng mà đừng nên áp lực mỗi kỳ khủng hoảng tới, hãy để con có quyền được khóc, được giải tỏa cảm xúc và tuyệt đối không ép con ăn, khi con đói và đòi thì mời con ăn ba mẹ nhé.
Ốm sốt: Con của mẹ bình thường vẫn ngoan, bỗng nhiên quấy khóc . Mẹ hãy để ý các biểu hiện của bé. Con có sốt không? Có chảy mũi, ho, bỏ bú không? Nếu có mẹ hãy cho con đi khám. Trong thời gian con ốm, ba mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu
Mọc răng: Vào tầm 5 tháng, nhiều bé đã nhú chiếc răng đầu tiên. Điều này có thể trở thành sự phấn khích với cả gia đình nhưng cũng gây khá nhiều khó chịu với bé. Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc đau dẫn đến quấy khóc và bỏ ăn.
Lúc này mẹ hãy làm bé dễ chịu hơn bằng cách cho con ngậm nướu lạnh giúp giảm đau đớn hoặc cho bé đi dạo vào buổi chiều, tắm nước ấm, massage trước khi ngủ để khiến bé dễ chịu hơn. Tương tự như khi con ốm sốt, ba mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu, sau khi răng mọc lên con sẽ lại vui vẻ ăn bù.
Các bữa ăn quá dày nhau
Đây là trường hợp các bé quen dạ ăn những bữa ăn quá gần nhau, như một phản xạ có điều kiện, chỉ cách một thời gian ngắn là lại muốn ăn và mỗi lần lại ăn rất ít, ăn không no, hay còn gọi là ăn vặt.
Ba mẹ hãy quan sát và thấy khi bé dậy sớm, thay vì cho bé ăn ngày, hãy tìm cách khuyến khích bé ngủ lại đủ và dãn tối đa thời gian giữa 2 bữa ăn cho gần đến mốc 4 giờ.
Bé bú bình
Các bà mẹ lựa chọn cho con tập bú bình bên cạnh ti mẹ trực tiếp vì nhiều lý do, trong đó lý do phổ biến nhất là vì khi bé được 6 tháng tuổi thì mẹ cũng kết thúc thời gian nghỉ thai sản và phải quay trở lại làm việc.
Lúc này, không phải mẹ nào cũng có may mắn có thể thu xếp thời gian về nhà và cho con ti mẹ. Do đó, mẹ cần con biết và quen bú bình để đến khi mẹ đi làm thì con không còn bỡ ngỡ và khó chịu với bình sữa nữa.
Bên cạnh đó, bú bình cũng có rất nhiều lợi ích khác như khi mẹ ốm, mẹ có việc bận phải đi ra ngoài thì bé vẫn không bị đói.
Tuy nhiên, khi lựa chọn cho con bú bình mẹ cần lưu ý đến việc tăng size cho phù hợp với từng giai đoạn của con.
Núm vú không phù hợp cũng ảnh hưởng tới lượng bú của trẻ
Khi con có dấu hiệu bú bị mệt, hóp má, hút mãi không ra sữa thì mẹ cần lựa chọn size núm phù hợp để con có thể ăn hiệu quả. Thường mỗi 2 - 3 tuần hoặc mỗi cột mốc thay đổi EASY các mẹ nên tăng tốc độ núm bình một lần.
Một lưu ý nữa là mỗi khi con ăn hết một bình, đó là tín hiệu con có thể ăn thêm. Mỗi khi con ăn cạn bình, những ngày tiếp theo hãy cho thêm 30ml vào bình của con, cho đến khi con ăn thừa 10ml trong bình.
Đó là cách con nói với mẹ rằng con ăn đã đủ. Bởi vì khi chúng ta cân đo đong đếm thì vô hình chung đã gây sức ép hoặc tự đặt giới hạn cho con. Hãy quan sát, lắng nghe nhưng hãy để con là người quyết định rằng con ăn như thế nào và ăn bao nhiêu các mẹ nhé.
Lượng ăn mỗi cữ của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp
Không có lượng ăn quy chuẩn cho con, lượng ăn phụ thuộc vào con, có bé ăn nhiều, có bé ăn ít, mỗi bé là một cá thể riêng biệt.
Mời ba mẹ tham khảo Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa công thức
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của ăn hiệu quả là thông qua sự kết nối nhu cầu sinh dưỡng thực sự của bé, và đáp ứng hiệu quả nhất cho con, con có thể ăn ít bữa hơn nhưng mỗi bữa ăn là một niềm vui và lượng thức sữa béo/ sữa sau bé mút được là khẳng định lớn nhất của chất lượng bữa ăn của bé.
Một số sai lầm của ba mẹ khi thấy trẻ sơ sinh bú ít
Ép con ăn
Một trong số những sai lầm của ba mẹ khi bé biếng ăn là: cố ép bé ăn được miếng nào hay miếng đó hoặc dụ bé ăn bằng những hình thức chơi trò chơi làm xao nhãng, xem tivi, nghịch điện thoại…
Với tâm lý lo lắng con biếng ăn, sợ con không đủ cân nặng chuẩn làm ba mẹ không tâm trạng để tìm hiểu và được biết rằng dụ hay ép bé ăn không giúp cải thiện việc biếng ăn hoặc tăng trưởng của bé mà còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của bé.
Nếu bé bị ép ăn kéo dài, có thể từ biếng ăn sinh lý ở trẻ thành biếng ăn bệnh lý. Nên việc ba mẹ cần làm khi con có dấu hiệu biếng ăn là giãn cữ ăn, đợi đến khi con thật đói thì mời con ăn và kiên nhẫn chờ bão qua đi, sau đó con bạn sẽ lại ăn bù vào những ngày nắng đẹp. Ba mẹ tuyệt đối đừng ép con ăn.
So sánh lượng ăn của con với những đứa trẻ khác
Mỗi em bé sinh ra là duy nhất, kể cả các bé cùng sinh đôi sinh ba thì các con cũng có nhu cầu ăn là khác nhau, việc bị so sánh lượng ăn với những trẻ khác sẽ làm con bị thiệt thòi biết bao, ba mẹ cũng sẽ áp lực theo khi cứ ngày ngày hỏi xem con nhà người ta ăn được bao nhiêu mililit sữa để về so sánh với con nhà mình.
Một số hiện tượng thường gặp
Trẻ sơ sinh ngủ li bì không bú, con trăng mật hoặc ốm sốt
Giấc ngủ là cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở rất nhiều trẻ trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh - tuần trăng mật của trẻ sơ sinh, con sẽ ngủ li bì suốt cả ngày và chỉ thức một chút để ăn và ngủ lại ngay sau đó.
Trẻ con lớn lên trong lúc ngủ nên lúc sơ sinh sẽ trải qua phần lớn thời gian trong ngày để thực hiện hoạt động này.
Trẻ sơ sinh bú ít do ngủ nhiều, trăng mật hoặc ốm sốt
Hơn thế nữa ngủ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì thức ăn được hoàn toàn phục vụ vào việc tạo dựng tế bào, chứ không phải để đốt cháy cho các hoạt động thể chất. Do đó, có rất nhiều em bé ăn ít, ngủ nhiều mà vẫn tăng cân và chiều cao.
Khi em bé sinh ra thì bản năng không bao giờ để mình đói. Đói em sẽ đòi ăn, vì dạ dày nhỏ nên em phải ăn thường xuyên, do đó các giấc ngủ của em không dài. Giấc ngủ của các em là một chu kỳ 45 phút bao gồm 25 phút ngủ sâu và 20 phút ngủ nông.
Trong quãng thời gian ngủ nông, nếu đói em bé sẽ dậy và đòi ăn ngay. Do đó em không bao giờ để mình đói quá 25 phút đâu. Đây là bản năng tự nhiên. Không một đứa trẻ nào có thể nhịn đói.
Các ba mẹ có thể quan sát em bé để kết luận con mình có bú đủ lượng sữa cần thiết không bằng cách quan sát số bỉm ướt, bẩn.
Hầu hết trẻ sơ sinh giảm một chút cân nặng lúc đầu, nhưng sau đó bắt đầu tăng cân trở lại khi được 3 - 5 ngày tuổi. Em bé thường trở lại cân nặng sau khi sinh khi được 14 ngày tuổi.
Mỗi em bé là khác nhau và một số trẻ chậm tăng cân hơn những trẻ khác, điều này là bình thường, ba mẹ không nên lo lắng và không cần so sánh con mình với những em bé khác.
Một lưu ý dành cho bà mẹ nếu con ốm sốt thì hãy cho con bú theo nhu cầu, khi con ốm mệt thì thường con lại có nhu cầu ngủ nhiều hơn nên hãy để cho con ngủ và khi con dậy đòi ăn thì mời con ăn.
Trẻ 1 tháng bú ít
Theo như chia sẻ của chị Hachun Lyonnet - giảng viên cao cấp của khóa học POH Easy One và POH Easy Two: ba mẹ nên cảnh giác nếu em bé 6 tuần tuổi chỉ bú mẹ 10 phút mỗi lần. Đây là một báo động về tình trạng con ăn không hiệu quả.
Thường trong những tình huống này, con sẽ ngủ gật trên ti mẹ sau khoảng 10 phút chỉ bú được sữa đầu nhiều nước, đường, sữa này rất ít chất béo và giàu oxytocin, một chất hoạt động như thuốc ngủ.
Con không hề ăn được một chút sữa béo nào, sữa này mới là sữa ăn để lấy no và chỉ tiết ra sau 15 phút bú khi sữa “giải khát” - sữa gầy đã cạn.
Và thế là sau khi chất oxytocin trong sữa đầu hết tác dụng, con tỉnh dậy và vẫn đói như chưa ăn gì, lúc này mẹ sẽ tìm mọi cách để ru con ngủ lại vì nghĩ con vừa ăn xong sẽ không thể nào đói được nên mẹ loay hoay kiểm tra bỉm, quấn tã và dùng đủ loại kỹ năng vỗ về cho em ngủ.
Đương nhiên 20 phút, 30 phút sau em vẫn khóc mà không ngủ được. Tại sao? là vì em đói. Mẹ thì vẫn tiếp tục vỗ về cho ngủ và sau 20-30 phút khóc vật vã bất cứ một đứa trẻ nào cũng mệt và thiếp đi.
Nhưng đương nhiên sau 20 phút ngủ, khi cái mệt của em đã bớt thì cơn đói lại đẩy em ra khỏi giấc ngủ và bà mẹ em đến lúc này không còn biết phải làm gì nữa!!!!
Kết luận lại là khi các em còn bé các mẹ chú ý cho con ăn đủ thời gian với bé 0-6 tuần: bú mỗi lần là 30-45 phút và phải bú cạn một bên ngực trước khi chuyển sang bên kia., tránh tình trạng dư thừa, tắc sữa mẹ.
Một quan niệm sai lầm của các mẹ là cho bú đều 2 bên ngực. Thực tế sữa béo chỉ được hút ra khi các em ăn hết sữa gầy.
Do kích thước dạ dày có hạn, nếu mẹ cho bú đều cả 2 bên thì nhiều khi các em ăn một bụng đầy sữa gầy mà không có sữa béo về sau, sữa giúp các em tăng cân và mau lớn.
Giúp trẻ ăn no, ngủ đủ mời ba mẹ tham khảo POH Easy One
Trẻ 2 tháng bú ít
Với những em bé từ 8 tuần tuổi thời gian bú mỗi lần 30 - 40 phút, cứ mỗi 3-4 giờ bú một lần. Đêm có thể kéo dài từ 8 - 12 giờ không bú.
Càng lớn lực hút của các bé càng mạnh, bé sẽ ăn nhanh và ăn được nhiều sữa hơn, do đó từ khoảng 8 tuần đến 6 tháng, mỗi cữ bé bú từ 20-40 phút, cách 4 giờ bú một lần.
Trẻ 3 tháng bú ít chậm tăng cân
Ba mẹ hãy cân nhắc việc cắt ăn đêm nếu bé được trên 5.5kg và ăn kém vào ban ngày
Ở 3 tháng tuổi, con đã tương đương với 12 tuần tuổi con cần lịch sinh hoạt E.A.S.Y 4 chuẩn, ngủ mỗi giấc ngày 1,5 - 2 giờ, thời gian thức tối đa giữa mỗi giấc là 2 tiếng. Mỗi giấc ngủ ngắn ban ngày dài không quá 2.5 tiếng.
Khi con có dấu hiệu bú ít vào ban ngày, đêm bé thức dậy đòi bú liên tục không chịu ngủ, giấc ngủ ban đêm và các hoạt động ban ngày của con bị ảnh hưởng từ đó những thói quen sinh hoạt ban ngày của con bị xáo trộn.
Ngày con ăn ít, đến ban đêm khi cơ thể cần nghỉ ngơi thì lại phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn dẫn tới chậm tăng cân. Ba mẹ hãy nghĩ tới việc cắt ăn đêm cho bé.
Cai ti đêm không những giúp con học cách ăn no, ăn hiệu quả ban ngày mà còn là tiền đề cho một lịch sinh hoạt ổn định.
Trẻ bú ít phải làm sao?
Đưa con đi khám nếu bú ít do ốm sốt
Ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Con dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên
- Con từ 3 - 6 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 39 độ C trở lên
Con bị sốt do đang phải đối phó với các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh tật khác. Nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ giúp hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh
Khi bị sốt, con có thể bú ít đi và ngủ nhiều hơn. Ba mẹ hãy cho con bú mẹ (hoặc sữa công thức) thường xuyên để đảm bảo bé không bị mất nước.
Con yêu sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn khi bé ốm, vì vậy hãy giúp bé thư giãn và ngủ nhiều một chút. Hãy mặc quần áo thoải mái nhất cho con và thường xuyên để ý kiểm tra tình trạng của bé khi ngủ buổi đêm.
Giãn cữ phù hợp với độ tuổi
Khi bé ăn không hiệu quả và bắt đầu phát ra các tín hiệu như:
- Quá giờ ăn mà không thấy khóc đòi bú
- Khóc đòi bú như một thói quen nhưng lượng sữa giảm hẳn đi so với bình thường
- Giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng.
Giãn cữ bú phù hợp với độ tuổi của con
Đó là lúc mẹ cần giãn dần thời gian ăn giữa các cữ sữa của bé phù hợp, mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dưới đây:
0-5 tuần: bú mỗi lần là 30-45 phút và phải bú cạn một bên ngực trước khi chuyển sang bên kia. Bé sẽ ăn với khoảng cách giữa các bữa là 3 giờ
5 tuần – 8 tuần: bú mỗi lần 30-40 phút. 3.5 giờ bú một lần. Đêm có thể kéo dài đến 8-12h không bú
8 tuần - 6 tháng: bú 20-40 phút mỗi lần, 4 giờ bú một lần
6-9 tháng: ăn 4 bữa một ngày có cả ăn dặm nhưng mỗi bữa sữa vẫn cách nhau 4h, ăn dặm nay sau khi bú mẹ. Các mẹ đừng lo con bú no rồi ăn thế nào được, mục đích ăn dặm ở giai đoạn này không phải là ăn lấy no mà ăn để học các texture khác nhau của các loại thức ăn. Cái này được gọi là “ăn thực tập”.
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá việc bé ăn hiệu quả thể hiện qua sự kết nối nhu cầu sinh dưỡng thực sự của bé, và đáp ứng hiệu quả nhất cho con: vì thế dù con ăn ít bữa hơn nhưng mỗi bữa là một niềm vui và lượng sữa béo/ sữa sau bé mút được là khẳng định lớn nhất của chất lượng ăn của bé.
Tôn trọng nhu cầu ăn của con, tuyệt đối không ép con ăn và không so sánh con với trẻ khác
Rất nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn, lo lắng không biết con ăn như thế đã đủ chưa, như thế nào là con đã ăn no.
Chúng ta thử nhìn lại một chút, rõ ràng từ khi sinh ra khi con cảm thấy đói, con cần được ăn con sẽ òa khóc nức nở, thậm chí còn gào tím mặt nếu không được kịp cho ăn.
Chúng ta vội vàng và đúng là đã đáp ứng được đúng nhu cầu của con rồi. Thế nhưng tại sao càng lớn, con chúng lại càng có biểu hiện biếng ăn, không muốn ăn, phải ép ăn? Bạn có đang đi sai đường?
Cứ mỗi lần đến tuần khủng hoảng con ăn kém đi, thậm chí đang từ những 300ml sữa/bữa xuống còn 60-70ml sữa/bữa. Nhiều ba mẹ trở nên sốt ruột.
Áp lực càng tăng khi mọi người trong nhà khuyên “cho đút thìa”, “bơm xi lanh”, “lấy đồ chơi cho nó nghịch để nó mất tập trung là nó sẽ uống sữa”.
Chờ chút, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí là bản thân con, liệu bạn có muốn bị như thế không?
Và con chưa biết nói, con chỉ biết biểu hiện bằng cách ngúng nguẩy quay đi, khóc ềnh ệch khi bị đút sữa bằng thìa, lớn hơn chút thì còn hất phăng cả khay ăn đi, lớn hơn chút nữa thì sẽ “ăn vạ”, phải cho con thứ gì đó con mới chấp nhận ăn.
“Ăn đi rồi tí mẹ cho đi chơi”, “Con ăn ngoan rồi bố mua máy bay cho nhé!”, “Ăn hết bát này rồi tí được ăn kẹo”,... Các ba mẹ có thấy xung quanh mình rất nhiều những câu nói dụ dỗ quen thuộc này không?
Vậy nên những ba mẹ hiện đại ơi, hãy tôn trọng nhu cầu ăn của con, tuyệt đối đừng ép con ăn và so sánh con với những đứa trẻ khác, điều này sẽ góp phần tạo nên một đứa trẻ hạnh phúc đấy ba mẹ nhé.
Tăng size núm nếu con bú bình
Với những em bé được cho bú bình, ba mẹ hãy quan sát và nên tăng size núm nếu thấy con có một số biểu hiện như:
- Bú chậm, bú không hiệu quả
- Khi bú hơi rút bình ra thì thấy đầu núm bị bẹp lại
- Má con hóp lại, mút mãi không ra sữa hoặc sữa trào ra 2 bên mép
- Con bú lâu không hiệu quả nên chán quay đi và không muốn ăn tiếp
- Bữa ăn kéo dài
Do con lớn hơn nên khả năng tích trữ của dạ dày nhiều hơn đồng thời khả năng tích trữ năng lượng cũng tốt hơn để thức lâu hơn và hoạt động nhiều hơn, nên con cần ăn lượng ăn tăng lên trong cùng một khoảng thời gian.
Do đó bé mút mạnh hơn và núm bình cũ sẽ không còn chống chọi được với lực hút mới của bé nên núm sẽ bị bẹp, sữa không xuống được lúc này cần tăng size núm luôn và ngay.
Khi mới lần đầu thay đổi, bé sẽ choáng ngợp và có thể không quên, hãy kiên nhẫn thử một lần mỗi ngày, vào bữa ăn ít quan trọng nhất (bữa thứ 2 của ngày) cho đến khi bé quen dần thì tăng lên 2-3-4 bình/ ngày với việc dùng núm ti có tốc độ chảy nhanh hơn.
Nếu sau 3 ngày con vẫn chưa chấp nhận núm mới thì ba mẹ hãy cho bú núm mới tất cả các cữ.
Hoặc một cách khác là mẹ đục thêm lỗ cho núm đang dùng (2 -3 lỗ kim khâu) để bé quen với tốc độ sữa chảy ra nhanh hơn rồi sau đó chuyển qua núm mới. Bạn nào bạo bú thì ba mẹ có thể chuyển thẳng luôn.
Ba mẹ vẫn cần quan sát biểu hiện của con để thiết kế cho phù hợp, đừng làm rập khuôn.
Theo dõi sự phát triển của con dựa trên biểu đồ tăng trưởng
Bằng cách nhìn vào biểu đồ theo dõi sự phát triển của trẻ trong hồ sơ y tế cá nhân (PCHR) ba mẹ có thể thấy con mình đang phát triển như thế nào. Với mỗi chỉ số chiều cao, cân nặng hay vòng đầu đều có những biểu đồ theo dõi riêng.
Con yêu nhanh nhẹn, vui vẻ là dấu hiệu bé phát triển tốt
Khi ba mẹ đưa con đi tiêm chủng hoặc đến phòng khám, bác sĩ sẽ giúp bạn cân đo các số liệu cho bé. Bác sĩ cũng có thể hỏi xem con bạn đã đạt được mốc phát triển nào kể từ lần khám cuối cùng.
Số đo của con sẽ được ghi lại dưới dạng các chấm trên biểu đồ tăng trưởng trong hồ sơ. Những chấm này có thể được nối với nhau thể hiện biểu đồ tăng trưởng của riêng bé.
Có 3 chỉ số để đánh giá sự phát triển của trẻ là: chiều cao, cân nặng và vòng đầu. Bé trai và bé gái sẽ có biểu đồ tăng trưởng khác nhau. Bé sinh non và bé bị rối loạn nhiễm sắc thể cũng có các biểu đồ tăng trưởng của riêng mình.
Biểu đồ tăng trưởng có thể:
- Giúp mẹ biết được con có đang phát triển tốt hay không?
- Liệu con có đang phát triển quá chậm hoặc quá nhanh?
- Cảnh báo các vấn đề về dinh dưỡng của bé
- Thông báo một số vấn đề về sức khỏe nhất định.
Biểu đồ tăng trưởng thực sự hữu ích, nhưng nó không hoàn hảo. Chúng không thể phát hiện hoặc chẩn đoán các vấn đề sức khỏe cụ thể và cũng không thể tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ.
Mỗi em bé đều khác nhau và có sự tăng trưởng, phát triển không giống nhau. Vì vậy đừng cố so sánh biểu đồ của con bạn với những đứa bé khác. Việc bé đang tăng trưởng ở đường phần trăm nào không quan trọng. Điều quan trọng là con có tăng trưởng theo tốc độ dự đoán hay không.
Ngoài biểu đồ tăng trưởng, ba mẹ có thể đánh giá em bé phát triển tốt hay không bằng cách theo dõi chế độ ăn, hành vi và sức khỏe của con.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo
Từ khóa » Con 2 Tháng Tuổi Bú ít
-
Bé 2 Tháng Tuổi Bú ít Phải Làm Sao? Mẹ Không Thể Bỏ Qua - Mamamy
-
Trẻ Bú ít Nguyên Nhân Do đâu - 8 Lý Do Mẹ Cần Quan Tâm
-
Bé 2 Tháng Tuổi Bú ít - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ 2 Tháng Bú ít Nguyên Nhân Là Gì? | Vinmec
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi Bú ít Ngủ Nhiều Có Sao Không? | Vinmec
-
Những Việc Mẹ Nên Làm Khi Trẻ 2 Tháng Tuổi Bú ít - TheAsianparent
-
Trẻ Sơ Sinh Lười Bú, Bú ít: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lí | Huggies
-
Trẻ 2 Tháng Biếng ăn Sinh Lý - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi Bú ít Thì Ba Mẹ Nên Làm Gì Là Tốt Nhất?
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Bú ít: Mẹo Nào Cho Mẹ? - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh Bú ít, Mẹ Phải Khắc Phục Như Thế Nào?
-
TRẺ BÚ SỮA MẸ ĐI ĐẠI TIỆN ÍT – BÌNH THƯỜNG HAY BẤT ...
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ 2 Tháng Biếng ăn Hiệu Quả
-
10 Tuyệt Chiêu Cho Mẹ Khi Bé Không Chịu Bú - Procare