Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên Là Vấn đề Gì? Phải Làm Sao

Hiện tượng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên vẫn thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này xảy ra do nguyên nhân gì và liệu con có bị làm sao không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh đến dưới 3 tháng tuổi thường hay khóc thét lúc đang ngủ. Đến nay, người ta vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Thông thường, trẻ sau 3 tháng tuổi sẽ dần ngưng khóc mà không cần tác động điều trị nào.

Mặc dù chứng khóc về đêm có thể được coi là bình thường, song cũng không thể ngoại trừ khả năng trẻ có vấn đề về bệnh lý hoặc do ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu biết hơn về hiện tượng này.

1/ Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là thế nào

Theo các chuyên gia, bé đang ngủ tự nhiên quấy khóc là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Bước ra môi trường sống ngoài bụng mẹ, tất nhiên bé chưa thể thích nghi ngay mà vẫn làm những thói quen từ trước.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, con sẽ phản xạ theo thói quen cọ quậy và vận động chân tay như lúc còn trong bụng mẹ. Điều này là do bộ não con chưa phát triển hoàn thiện và con cũng chưa thể nhận thức tốt mọi thứ xung quanh.

Hiện tượng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên sẽ khiến giấc ngủ kém chất lượng và trẻ có thể gặp những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một số hậu quả do thiếu ngủ gây ra như

+ Nhận thức chậm

+ Chậm tăng cân và phát triển chiều cao

+ Tăng áp lực máu não

+ Ngưng thở, huyết áp cao

+ Tim đập nhanh, sức khỏe không đảm bảo tốt

bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

2/ Nguyên nhân khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét

Quấy khóc khi đang ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số cha mẹ lo lắng rằng con họ khóc vào ban đêm có nghĩa là chúng đang gặp ác mộng. Đây là chủ đề chưa có câu trả lời rõ ràng. Chúng ta không biết chính xác những cơn ác mộng hoặc nỗi kinh hoàng về đêm có thể bắt đầu ở độ tuổi nào.

Một số trẻ sơ sinh có thể bắt đầu phát triển chứng sợ ban đêm, điều này không phổ biến, sớm nhất là 18 tháng tuổi, mặc dù chúng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ lớn hơn. Loại rối loạn giấc ngủ này khác với ác mộng, thường gặp ở trẻ em bắt đầu từ 2 đến 4 tuổi.

Dưới đây là những lý do phổ biến nhất các mẹ có thể tham khảo để biết tình trạng khóc thét ở trẻ em trong giấc ngủ có thể kể đến như:

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do đói

Đói là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến con quấy khóc khi đang ngủ ban đêm. Đặc biệt, điều này càng có khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ tuổi hơn.

Theo lý giải, trẻ có dạ dày rất nhỏ và không thể chứa nhiều sữa. Do đó, con nhanh bị đói và sẽ quấy khóc để đòi ăn. Nếu cho con ăn lúc này, bé sẽ hết khóc và ngủ bình thường trở lại.

Không ngủ đúng giờ

Nếu trẻ đi ngủ sai giờ giấc, con sẽ ngủ không sâu giấc và thậm chí hay giật mình, khóc thét lên lúc nửa đêm. Các chuyên gia cho rằng nếu bé ngủ sớm, cơ thể con chưa sản xuất đủ melatonin và chất điều tiết hooc môn. Và đây là lý do khiến con khóc thét lên.

Việc đi ngủ muộn cũng gây nên tình trạng tương tự khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.

bé ko ngủ đúng giờ

Con gặp vấn đề về tiêu hóa

Khi bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc, rất có thể con bị dị ứng với món ăn nào đó. Thức ăn không hợp sẽ khiến con đầy hơi và chướng bụng khiến bé ngủ không sâu giấc.

Khóc thét khi đang ngủ do áp lực tâm lý

Trẻ nhỏ vẫn ở trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh. Do vậy, đối với những yếu tố từ môi trường bên ngoài, con chưa thể nhận thức và thích nghi tốt.

Chính vì như vậy, trẻ sẽ dễ bị áp lực tâm lý và có biểu hiện sợ hãi khi tiếp xúc với tiếng ồn hoặc phim hành động, kinh dị. Cơn hoảng sợ này sẽ khiến bé quấy khóc nhiều và ngủ không ngon.

Trẻ bị thiếu chất canxi

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân trẻ thiếu canxi. Thực tế cho thấy trẻ thiếu chất cũng làm cho chất lượng giấc ngủ đi xuống. Để giúp con không bị còi xương và thiếu chất dinh dưỡng, các mẹ nên thường xuyên tắm nắng và bổ sung chất thiết yếu cho con.

do thiếu canxi

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất cho thấy trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do đâu. Khi tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu bé giảm khóc, hãy cân nhắc đưa con đi khám để điều trị.

Ngoài ra, một nguyên nhân nghiêm trọng khác có thể kể đến là lồng ruột. Nếu thấy bé khóc thét khi ngủ có kèm theo các triêu chứng như bỏ bú, nôn và đi tiểu ra máu, hãy lập tức đưa con đi khám để cải thiện tình trạng càng sớm càng tốt.

3/ Phải làm sao khi trẻ đang ngủ tự nhiên khóc

Để hạn chế xảy ra tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, ba mẹ cần áp dụng những giải pháp thích hợp một cách nghiêm túc. Ở nhiều trường hợp, con có thể đang gặp ác mộng nên mới giật mình quấy khóc. Làm thế nào để mẹ có thể giúp con trở lại giấc ngủ mà không cần đánh thức? Nhiều bà mẹ có phản ứng tự nhiên khi thấy con khóc là ôm ấp và vỗ về. Tuy nhiên, đừng vội bế con mà hãy theo dõi thêm vì đôi khi bé quấy khóc trước khi bước vào giấc ngủ sâu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như biểu hiện của bé, mẹ có thể tham khảo một số mẹo trị quấy khóc cho trẻ dưới đây.

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Đi ngủ theo giờ giấc thất thường có thể khiến con bị loạn nhịp và dễ tỉnh giấc bất cứ lúc nào trong đêm. Việc cho con đi ngủ quá sớm hay quá muộn đều không tốt vì giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, hãy thiết lập một giờ đi ngủ phù hợp và thực hiện hàng ngày để cho con quen với lịch đó.

Cho trẻ ăn no trước khi ngủ

Để loại bỏ hiện tượng trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do bị đói, các mẹ cần chú ý cho bé ăn no trước khi đi ngủ. Bằng cách này, giấc ngủ của con sẽ sâu hơn và không bị gián đoạn.

bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Đảm bảo không gian phòng yên tĩnh, thông thoáng

Căn phòng sạch sẽ, không có tiếng ồn sẽ góp phần giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ vì không bị làm phiền bởi những tiếng nhiễu ồn ào.

Bổ sung canxi, chất dinh dưỡng khác

Để giảm thiểu nguy cơ trẻ còi xương do thiếu canxi, hãy cho con tắm nắng thường xuyên và ăn uống đẩy đủ các món ăn giàu canxi. Bằng cách này, nếu tình trạng con khóc đêm khi ngủ do thiếu chất cũng được cải thiện hiệu quả.

Hiện tượng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên khiến nhiều bậc ba mẹ mệt mỏi phải thức giấc chăm con. Không những thế, sức khỏe của chính con cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ là rất quan trọng. Hãy cố gắng thực hiện một số giải pháp hợp lý để hạn chế nguy cơ trẻ khóc lúc nửa đêm. Điều này góp phần giúp con có giấc ngủ ngon, tạo tiền đề để con phát triển toàn diện.

Từ khóa » Khóc Toáng Lên