Bể Lắng Ly Tâm Trong Xử Lý Nước Thải - Real Group

1. Giới thiệu

Trong xử lý nước thải, một trong những quá trình quan trọng và cần thiết đó là xử lý bùn. Mục tiêu cuối cùng của xử lý bùn đó là tách bùn ra khỏi nước thải để đem nước đi xử lý công đoạn tiếp theo hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.

Bùn trong nước thải thường sẽ phát sinh khi xử lý bằng phương pháp hóa học (tạo bông) hoặc phương pháp vi sinh (bùn hoạt tính). Để tách được bùn ra khỏi nước thải thì một trong những phương pháp phổ biến đó là sử dụng bể lắng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số điểm đặc trưng của bể lắng này.

2. Bể lắng ly tâm ở nhà máy TransAsia TanTec

Hình 1. Bể lắng ly tâm được sử dụng ở nhà máy.

 2.1. Đặc điểm cấu tạo

Về cơ bản bể lắng sẽ gồm 2 phần, phần tĩnh và phần động:

  • Phần tĩnh: là các chi tiết không chuyển động bao gồm thân bể được làm bằng bê tông cốt thép, các đường ống nhập và tháo liệu, tấm chảy tràn…
  • Phần động: là các chi tiết chuyển động trong quá trình hoạt động của bể bao gồm cánh gạt, sàn thao tác (nếu có).

2.2. Nguyên lý hoạt động

Nước thải sau khi được bơm vào bể sẽ là một hỗn hợp giữa bùn và nước. Nhờ tác động của trọng lực mà bùn và nước sẽ được tách lớp, bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy bể, nước nhẹ hơn sẽ ở trên và được các bơm dẫn đi xử lý ở công đoạn tiếp theo.

Những cánh gạt phía đáy bể có hình chéo và hướng vào tâm đáy bể. Khi cánh gạt hoạt động, bùn sẽ được gạt tập trung về phía tâm đáy bể.

2.3. Đặc điểm

  • Loại bể lắng này được ứng dụng cho lưu lượng nước thải lớn hơn 20.000m3/ngày.
  • Chiều sâu của bể từ 5 – 7m.
  • Đường kính của cánh gạt là 20m.
  • Nước chuyển động theo chiều từ tâm ra thành bể. Vận tốc nhỏ nhất là ở thành bể.
  • Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ly tâm tại điểm cách tâm R/2 không lớn hơn 10 mm/s.
  • Bùn cặn được tập trung về hố thu nằm ở giữa bể bằng hệ thống gạt cạn quay với vận tốc 2- 3 vòng/h.
  • Độ dốc của đáy bể là 0,3%.
  • Hiệu quả lắng là 60%.

Hình 2. Bể lắng ly tâm tại nhà máy TransAsia TanTec

2.4. Kết luận

2.4.1. Ưu điểm

  • Năng suất cao.
  • Góc tạo thành chữ V giúp bùn dễ thoát ra ngoài.
  • Xử lý lưu lượng nước thải lớn.
  • Khi xả cặn vẫn làm việc bình thường, tháo cặn liên tục và dễ dàng.

2.4.2. Nhược điểm

  • Cấu tạo phức tạp.
  • Chi phí năng lượng cao.
  • Vận hành đòi hỏi kinh nghiệm, chi phí cao.
  • Khó khăn trong việc bảo trì và bảo dưỡng.

Trên đây là bài viết về bể lắng ly tâm được sử dụng ở nhà máy TransAsia TanTec.

Cám ơn các bạn đã xem bài viết./.

Từ khóa » Thiết Kế Bể Lắng Ly Tâm