Bề Mặt Kính Bếp điện Từ, Hồng Ngoại Làm Bởi Các Chất Liệu Gì?

Hiện nay, trên thị trường, có 4 loại chất liệu chính được dùng để làm bề mặt của bếp điện (bao gồm cả bếp từbếp hồng ngoại), đó là ceramic, crystallite, kính chịu nhiệt và kính Schott Ceran.

Cả 4 chất liệu đều đảm bảo tốt tính thẩm mỹ của bếp điện, nhưng lại rất khác nhau về các tính năng như độ bền và hiệu quả truyền nhiệt, do vậy chi phối mức giá của sản phẩm.

Ceramic (sứ tinh thể) là loại chất liệu khá phổ biến để tạo nên bề mặt bếp điện do mức giá thành rẻ, dễ dàng vệ sinh và khả năng chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là giòn, dễ vỡ khi có tác động ngoại lực hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, do đó điều cần lưu ý khi sử dụng bếp từ ceramic là bạn không được đặt xoong nồi quá nặng lên bếp và tránh để mặt bếp còn nóng tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh. Crystallite (tinh thể pha lê) là chất liệu có cấu trúc khá giống với ceramic nhưng có khả năng chịu nhiệt và độ sáng bóng cao hơn, do đó mức giá của bếp điện sử dụng mặt kính crystallite cũng cao hơn đôi chút so với bếp điện mặt kính ceramic. Kính chịu nhiệt là một loại chất liệu được các nhà sản xuất và người dùng khá ưu chuộng vì giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo được độ bền và độ sáng bóng cao, ít xuất hiện các vết trầy xước trong quá trình sử dụng Mặt kính có khả năng chống va đập, chịu lực và chịu nhiệt tốt và không bị biến dạng khi hoạt động ở nhiệt độ cao (khả năng chịu nhiệt lên đến 600 độ C). Kính Schott Ceran là sản phẩm của Tập đoàn công nghệ SCHOTT và được sản xuất tại Đức, hiện chỉ xuất hiện ở các dòng bếp từ cao cấp do giá thành cao. Kính Schott Ceran có khả năng chịu nhiệt gấp 3 lần kính thông thường nên sẽ không bị nứt, vỡ dù trải qua quá trình nấu nướng lâu dài. Bên cạnh đó, mặt kính có độ bền cực cao, chống trầy xước và chịu đựng được những nồi nấu có khối lượng lớn.

Theo dientutieudung.vn

Từ khóa » Giá Mặt Kính Bếp Từ Midea