Bé Mấy Tháng ăn được Hạt Chia? - 5 Cách Chế Biến Cực Hấp Dẫn

Hạt chia mặc dù có hình dáng cực kỳ nhỏ bé nhưng lại được coi là một loại siêu thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao. Tuy rất bổ dưỡng nhưng cũng như bao loại thực phẩm khác, hạt chia chỉ mang đến dinh dưỡng tốt nhất khi bố mẹ sử dụng đúng cách và đúng thời điểm phù hợp với trẻ. Vậy bé mấy tháng ăn được hạt chia?

Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng của hạt chia và các cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm thật ngon miệng nhé!

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Hạt Chia Cho Bé

Lợi ích của hạt chia

Hạt chia chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Giúp phát triển trí não

Hạt chia chứa hàm lượng rất cao axit béo Omega-3, nhiều gấp 8 lần lượng Omega-3 có trong cá hồi. Do đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ nên thường xuyên ăn hạt chia để giúp não bé phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Hạt chia đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Việc ăn hạt chia thường xuyên sẽ giúp trẻ sáng mắt, phát triển nhận thức và phản ứng với môi trường tốt hơn.

Giúp xương khớp phát triển

Bên cạnh Omega-3, hạt chia cũng chứa một hàm lượng cao canxi. Chính vì thế nên việc bổ sung hạt chia cho bé ăn dặm sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ thiếu canxi, ngăn ngừa bệnh còi xương, giúp xương và răng của trẻ khỏe mạnh hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển chiều cao của trẻ.

Giúp hình thành và củng cố hệ cơ bắp

Cứ 100gr hạt chia sẽ bổ sung cho cơ thể khoảng 16gr protein - protein là thành phần chính tham gia vào quá trình hình thành và duy trì cơ bắp trên cơ thể. Do đó, việc chế biến hạt chia cho bé ăn dặm sẽ góp phần giúp cơ thể bé khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

hạt chia cho bé ăn dặm
Hạt chia là loại thực phẩm siêu năng lượng cực kỳ bổ dưỡng mà bố mẹ không nên bỏ qua khi bé ăn dặm.

Giúp tim khỏe mạnh hơn

Hạt chia có khả năng điều hòa huyết áp và làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể của bé, do đó có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. 

Bổ sung năng lượng cho trẻ

Hạt chia có chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, magiê, kali, phốt-pho, chất chống oxy hóa, vitamin B1, B3. Bên cạnh đó, cứ 28gr hạt chia lại chứa 137 calo, giúp bổ sung nguồn năng lượng đáng kể cho trẻ.

Ngăn ngừa chứng táo bón

Hạt chia tuy nhỏ bé nhưng lại chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, tránh bị táo bón.

Bé mấy tháng ăn được hạt chia?

Tuy hạt chia có rất nhiều công dụng với hàm lượng dinh dưỡng cao, thế nhưng nhiều bố mẹ vẫn nên cân nhắc bé mấy tháng ăn được hạt chia và chọn được thời điểm phù hợp để bổ sung món hạt bổ dưỡng này vào thực đơn ăn dặm cho bé.

bé mấy tháng ăn được hạt chia? câu trả lời là sau 9 tháng tuổi
Bé mấy tháng ăn được hạt chia? Câu trả lời chính là sau 9-10 tháng tuổi.

Mẹ chỉ nên chế biến hạt chia cho bé ăn dặm khi bé được 9-10 tháng tuổi trở lên. Bởi vì dưới 9 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá yếu, từ 9-10 tháng tuổi trở lên thì hệ tiêu hóa của bé đã phát triển và cứng cáp hơn, có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ được dưỡng chất từ hạt chia.

Đối với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung 5-10gr hạt chia cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên dùng quá lượng hạt này vì bé có thể sẽ không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong hạt, mà lại bị no quá không thể ăn và hấp thụ thêm chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.

5 cách sử dụng hạt chia cho bé ăn dặm

Hạt chia là thực phẩm siêu dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe của bé. Thế nhưng bố mẹ hãy lưu ý cân nhắc xem bé mấy tháng ăn được hạt chia để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa của bé nhé! 

Trước khi thực hiện bất kỳ cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm thì mẹ cũng cần ngâm hạt chia cho nở để hạt hút nước và biến thành gel, tốt nhất là ngâm qua đêm và tuyệt đối không nên cho bé ăn hạt chia sống.

Mẹ có thể tham khảo một số cách kết hợp và cách nấu hạt chia cho bé ăn dặm cực ngon miệng cho bé sau đây:

Cách nấu cháo hạt chia cho bé ăn dặm

Mẹ có thể xay mịn hạt chia với liều lượng ½ thìa cà phê đã ngâm nở để trộn vào bột rồi nấu lên cho bé ăn.

Kết hợp với bí đỏ và lê

Nguyên liệu mà mẹ cần cho công thức này bao gồm:

  • 1 miếng bí đỏ hấp.
  • 1 quả lê gọt vỏ, thái nhỏ.
  • 2 thìa cà phê chia đã ngâm nở.

Trộn hạt chia và lê rồi xay mịn, sau đó trộn với bí đỏ hấp đã nghiền nhuyễn.

cách nấu hạt chia cho bé ăn dặm
Lê nghiền cùng bí đỏ hấp chín trộn với hạt chia sẽ mang đến một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bé

Kết hợp với cà rốt và táo

Với công thức này, mẹ sẽ cần:

  • 4 củ cà rốt nhỏ.
  • 1 quả táo.
  • 2 thìa cà phê hạt chia đã ngâm nở.

Sau khi gọt vỏ cà rốt và táo, mẹ cho 2 nguyên liệu này vào hấp chín, cà rốt hấp trước sau đó tới lượt táo vì táo chín nhanh hơn. Sau đó mẹ cho 3 nguyên liệu vào máy xay và xay mịn cho bé ăn.

Kết hợp với chuối và bơ

Mẹ có thể kết hợp hạt chia với các loại sinh tố yêu thích của bé để tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Ví dụ: Mẹ có có thể làm sinh tố bơ chuối chia cho bé với công thức sau:

  • ½ quả bơ.
  • 1 quả chuối.
  • 1 thìa cà phê hạt chia.

Sau đó xay nhuyễn là mẹ đã có món sinh tố bổ dưỡng cho bé ăn dặm rồi. Mẹ có thể cho bé ăn món sinh tố này 1 đến 2 bữa tùy theo độ tuổi của bé nhé!

Bánh bông lan hạt chia

Mẹ cần xay nhuyễn hạt chia thành dạng bột rồi sau đó cho bột hạt Chia trộn với bột làm bánh bông lan. Thành phẩm là bánh bông lan siêu bổ dưỡng cho bé.

>>>Tham khảo thêm: Nấu cháo tôm hùm cho bé ăn dặm chỉ với 6 bước cực đơn giản

Một số lưu ý khi mẹ chế biến hạt chia cho bé ăn dặm

  • Luôn luôn ngâm cho hạt chia nở trước khi chế biến bất cứ công thức nào.
  • Không dùng hạt chia sống, chưa nấu chín và chưa ngâm vì có thể gây hại đến sức khỏe của bé.
  • Liều lượng hạt chia vừa đủ với trẻ ăn dặm là khoảng 5gr hạt chia mỗi ngày, không nên dùng quá nhiều hạt chia vì có thể khiến bé bị no, đầy bụng và không thể ăn thêm các thực phẩm khác.

ODPHUB mong rằng qua bài viết trên bố mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Bé mấy tháng ăn được hạt chia?” và bỏ túi được một số cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm siêu đơn giản và bổ dưỡng.

Từ khóa » Tác Dụng Của Hạt Chia đối Với Trẻ Em