Bê Tông Có Mấy Loại? Phân Loại Bê Tông Như Thế Nào

Bê tông là một “từ khóa” quá quen thuộc trong xây dựng. Ngay cả những người không chuyên trong lĩnh vực đó cũng hiểu rằng, xây dựng cần có bê tông. Nhưng liệu có phải, mọi công trình đều sử dụng một loại bê tông duy nhất? Chi cần trộn đá, cát, xi măng là có bê tông?

Thực chất, bê tông có rất nhiều loại. Những loại đó là gì và phân loại bê tông ra sao sẽ là câu hỏi mà bạn đang thắc mắc. Vậy hãy để Bê tông Thái Nguyên giúp bạn trả lời.

1. Phân loại bê tông theo công dụng

Bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Tuy nhiên, bê tông được sử dụng trong mỗi công trình khác nhau lại có những đặc tính khác nhau. Sử dụng đúng loại sẽ giúp bê tông phát huy được công dụng tối đa và mang lại hiệu quả cao trong thời gian dài.

Một số công dụng phổ biến của bê tông là:

Bê tông cốt thép

Sự kết hợp của bê tông và thép gia tăng cường độ chịu nén và chịu kéo, độ bền lại cao. Đây là loại bê tông phổ biến nhất vì được dùng trong mọi công trình: đổ móng, dầm nhà, sàn, cột…

Bê tông nhẹ

Như tên gọi, loại bê tông này có khối lượng nhẹ hơn hẳn, dành cho các công trình cần giảm thiểu trọng lực xuống phía dưới ví dụ như mái che, sàn nhà.

Bê tông thủy công

Bê tông thủy công – dành cho những công trình dưới nước như: đập, âu thuyền, công trình dẫn nước, phủ lớp mái kênh… Vì tiếp xúc với nước nên công trình cần sử dụng bê tông chuyên dụng có khả năng chống thấm nước và chịu được áp lực, áp suất lớn.

Công trình tiếp xúc với nước đòi hỏi khả năng chịu được áp suất, áp lực lớn.

Bê tông có công dụng đặc biệt

Ngoài những loại bê tông kể trên, còn có một số loại bê tông với công dụng đặc biệt như chịu nhiệt, chịu chất phóng xạ, chịu axit… tốt. Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng chúng vẫn thường được sử dụng hàng ngày tại những công trình mà chúng ta ít gặp phải trong đời sống. Một ví dụ điển hình là nhà máy hạt nhân. Ở đây, bê tông chịu chất phóng xạ tất nhiên sẽ mang ý nghĩa cực kì quan trọng.

2. Phân loại bê tông theo khối lượng thể tích

Theo khối lượng thể tích, người ta phân ra:

Bê tông đặc biệt nhẹ

Có PV < 500 kg/m­­3, là loại bê tông tổ ong (bê tông khí và bê tông bọt) hoặc bê tông cốt liệu rỗng.

Bê tông nhẹ

Có PV = 500 – 1800 kg/m­­3 được hình thành bởi các nguyên liệu nhẹ, tối giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng bê tông. Bê tông nhẹ gồm có: bê tông nhẹ cốt liệu rỗng, bê tông tổ ong và bê tông hốc lớn.

Bê tông nhẹ giúp giảm thiệu áp lực đè nén xuống phía dưới công trình.

Bê tông tương đối nặng

Có PV = 1800 – 2000 kg/m­­3 được dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực.

Bê tông nặng

Có PV = 2200 – 2500 kg/m­­3, thể tích lớn hơn bê tông tương đối nặng nhưng cũng được dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực. Bê tông này được chế tạo từ nguyên liệu cát, đá, sỏi thông thường.

Với các công trình đồ sộ hơn đòi hỏi bê tông vững chãi, chịu được độ nén cao hơn.

Bê tông đặc biệt nặng

Có PV > 2500 kg/m­­3, được làm từ cốt liệu đặc biệt, dùng cho những kết cấu cực kỳ đặc biệt.

3. Phân loại bê tông theo chất kết dính

Bê tông sử dụng xi măng như một chất kết dính là điều mà hầu hết chúng ta đều biết. Đây cũng là loại bê tông được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng. Tuy nhiên, xi măng không phải là chất kết dính duy nhất để có thể tạo ra bê tông. Bên cạnh đó, chúng ta có thể bắt gặp bê tông sử dụng silicat, thạch cao, polime… nhằm liên kết các thành phần còn lại.

Với mỗi loại chất kết dính, bê tông sẽ có tính chất riêng biệt như độ cứng, độ đàn hồi, độ dẻo. Giá thành của mỗi loại cũng không hề giống nhau. Bởi vậy, với nhu cầu sử dụng của mình, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn đúng loại bê tông.

Như vậy, khi đã phân loại bê tông theo từng hạng mục, bạn cũng có lựa chọn riêng cho mình khi thực hiện các công trình xây dựng. Hãy luôn nhớ rằng, việc sử dụng bê tông thích hợp sẽ giúp công trình của bạn chất lượng và bền vững theo thời gian.

Từ khóa » Các Loại Bê Tông Tươi