BEELZEBUB - CHÚA QUỶ THAM ĂN - 1 TRONG 7 HOÀNG TỬ ĐỊA ...

Quỷ học trong Thiên Chúa giáo và những thần thoại xung quanh.

Beelzebub thường được mô tả là một con quỷ có cấp bậc cao dưới địa ngục. Theo những câu chuyện của nhà huyền học thế kỷ 16 Johann Weyer, Beelzebub lãnh đạo một đội quân quỷ dưới trướng của Lucifer – Chúa tể địa ngục, và chỉ huy đội quân ruồi. Tương tự, nhà trừ tà thế kỷ 17 Sebastien Michaelis, trong cuốn Lịch sử đáng ngưỡng mộ (Admirable History, 1612) , coi Beelzebub là một trong ba thiên thần sa ngã quyền năng nhất, cùng với Lucifer và Leviathan. Trong khi đó, một nghiên cứu thế kỷ 18 lại cho rằng ba thiên thần sa ngã đó là Beelzebub, Lucifer và Astaroth. John Milton coi Beelzebub là thiên thần sa ngã đứng ở cấp bậc thứ hai trong tập thơ Thiên Đường Đã Mất xuất bản lần đầu năm 1667. Beelzebub cũng là một nhân vật trong The Pilgrim Progress, một tác phẩm của John Buynan xuất bản năm 1678.

Sebastien Michaelis từng gán Beelzebub với một trong bảy tội lỗi chết người là Kiêu Ngạo. Tuy nhiên, theo Peter Binsfeld, Beelzebub tương ứng với tội Phàm ăn, còn Francis Barrett gọi Beelzebub là hoàng tử của những vị thần giả dối.

Trong tôn giáo, việc kết tội ai đó bị quỷ ám là một cách để xỉ nhục, lăng mạ người đó hoặc để cố giải thích những hành vi, biểu hiện bất thường ở con người. Không chỉ có Pharisees từng dèm pha Chúa Jesus bằng cách buộc tội Ngài sử dụng ma thuật của Beelzebub để chữa lành cho con người (kinh Luke 11:14-26) , mà còn những người khác cũng cho rằng những hiện tượng bất thường xảy ra là bị quỷ ám. Xuyên suốt lịch sử, Beelzebub đã xuất hiện trong nhiều vụ quỷ ám, chẳng hạn như sơ Madeleine de Demandolx ở Aix-en-Provence năm 1611, người có mối quan hệ thân cận với Cha Jean-Baptiste Gaufri. Sơ nhận án tử hình với tội danh “phù thủy” bởi chính Cha Gaufridi. Beelzebub cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới Salem, Massachusetts, cái tên này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các phiên tòa xét xử phù thủy ở đây.

Truyền thuyết về Beelzebub trong Do Thái giáo.

Cái tên Baʿal Zəvûv được tìm thấy trong kinh Malachim II, được vua Ahaziah của Israel, người từng bị thương nghiêm trọng do ngã, sử dụng để gửi đi những thông điệp của mình tới Ba’al Zebub, vị thần Philitines của Ekron để hỏi xem liệu chấn thương của ông có phục hồi được không. Nhà tiên tri Elijah đã lên tiếng chỉ trích nhà vua, rằng Ahaziah sẽ chết vì ông đi tìm câu trả lời từ vị thần Ba’al Zebub thay vì Chúa.

Văn học Do Thái đã tương đồng Ba’al Zebub với chúa tể của loài ruồi. Từ Ba’al ở đây là một từ chế nhạo tới tín ngưỡng của vị thần này mà người Do Thái cổ coi là sự thờ phụng mê tín. Những học giả Do Thái giải nghĩa tại sao Ba’al Zebub được gọi là “chúa tể loài ruồi” , rằng đó là một cách để gọi vị thần này là một đống phân, đồng thời so sánh tín đồ của ngài với loài ruồi.

Từ khóa » Câu Thần Chú Của Quỷ Tham ăn