Bên Sông Vàm Cỏ - Kho Tàng Vọng Cổ Việt Nam

   
  • Trang chủ
    • Tài nguyên hiện có: 1926 tác phẩm | 321 Tác giả
  • Bản quyền
    • Thoả thuận chung
    • Bản quyền Tác phẩm
    • Thư ngỏ gừi Tác giả
  • Tiểu sử
    • Soạn giả sân khấu
    • Nghệ sĩ Sân khấu
  • Vọng cổ
    • Tân cổ giao duyên
    • Vọng cổ Thiếu nhi
    • Vọng cổ Phật giáo
    • Vọng cổ về Bác Hồ
    • Vọng cổ về Biển Đảo
    • Vọng cổ hài
  • Tài tử
    • Bài bản
    • Các điệu lý
  • Kịch bản
    • Cải lương
    • Tuồng cổ
    • Trích đoạn
    • Nhạc Hồ quảng
  • Sự kiện
    • Vọng cổ đồng quê
    • Thông tin & Sự kiện
    • Cuộc thi sáng tác
    • VCĐQ trên Báo Chí
    • Sách Vọng cổ
  • Tư liệu
  • Định danh
  • Thống kê
  • Tài khoản
    • Quản lý bài viết
    • Đăng bài viết
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Quên mật khẩu
Trang chủ > Kho tàng Vọng cổ > Vọng cổ Bên sông Vàm Cỏ Lượt xem: 8934 | Gửi bài viết qua email | Mã số: 341

BÊN SÔNG VÀM CỎ Trọng Nguyễn

Nói Lối: Con chim Sáo tật nguyền từ đâu bay về đây làm tổ, Nó chọn cây bần trước nhà mẹ làm quê hương. Cây bần cũng tật nguyền, bom đạn Mỹ đã quét sâu lên mình của nó, Thành bộng cây làm nhức nhối một vết thương. Mẹ ngồi đó nhìn con chim Sáo tật nguyền, đứng trên nhánh bần rỉa lông khi chiều xuống. Nó dùng cánh thay chân mình nghiêng về phía trước Vọng Cổ: 1. Cố bám lấy sự bình yên trên cành cao lắc lẻo. Toàn thân nó run lên khi nghe cơn gió nhẹ vô … tình. Mắt mẹ rưng rưng như ai xé thắt tim mình. Con chim Sáo tật nguyền chọn cây bần tật nguyền làm tổ. Bạn nó đâu rồi mà sao nó lại sống cô đơn. Nước mắt mẹ lại chảy nhiều hơn, khi câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chiều cứ xuống mây trắng cứ bềnh bồng, bóng mẹ rưng rưng bên dòng sông Vàm Cỏ. 2. Con chim Sáo bay đi mẹ ngập ngùi đứng vẫy, nặng bước vào nhà như đếm những xót xa. Nhìn ảnh chồng con 6 người thành liệt sĩ, một nỗi đau mẹ phải gánh đến trọn đời. Đổi lấy tự do đâu có dễ dàng gì. Ơi chiến tranh đâu phải là một trò đùa, nó đã đi qua những nỗi đau còn đó. Con chim Sáo tật nguyền về đây làm tổ, nó chọn cây bần nó gọi quê hương. Có được quê hương bình yên hạnh phúc, sự trả giá đến muôn đời của những mảnh đời riêng. Nói Lối: Chiều hôm sau, chiều hôm sau con chim Sáo nó bay đi. Bỗng dưng nó không về nữa. Cây bần cô đơn, bóng mẹ cũng cô đơn. Con sóng Vàm Cỏ cũng lơ lững ưu phiền, mẹ mới lẩm nhẩm chắc con chim Sáo nó bay qua đám lá tối trời tìm bạn, thăm bầy bên vàm sông Nhật Tảo. Vọng Cổ: 5. Con chim Sáo nó ở hay bay đó là chuyện đời thường của nó. Vậy mà sao mẹ cứ âu lo ra vào thắt thẻo cho gánh cô đơn nặng vai gầy. Nhớ chiều năm xưa trong cơn gió nặng mưa đầy, thằng Út như cánh chim bay về thăm mẹ, rồi vội vã lên đường khi chưa kịp nói trọn câu. Lần đó là lần cuối cùng nó không về nữa, lại một lư hương trong căn nhà nhỏ ven sông. Con chim Sáo bay đi se nổi buồn săn lại, gợi nhớ chiều xưa trong cơn gió nặng mưa chì. 6. Mẹ ơi con chưa về thăm Rạch Cát, chưa qua đám lá tối trời nơi thằng Út đóng quân. Để con gặp con chim Sáo con bảo nó về với mẹ, cho gánh cô đơn vơi nhẹ ở bờ vai. Biển Long Hựu mùa này nhiều sóng vỗ, nhưng có con sóng nào bằng ngọn sóng lòng của người mẹ Long An. Dù chưa qua Long Trì, Mỹ Hòa, Đức Huệ, nhưng con hiểu, con hiểu lắm mẹ ơi. Nhưng con vẫn hiểu Long an qua người mẹ anh hùng. Chỉ vài giờ bên dòng sông Vàm Cỏ, và mấy lời bắt nguồn từ câu chuyện trong căn nhà nhỏ của mẹ tôi. Ôi Long An đã trở thành nỗi nhớ, Cho con thêm độ dày từ tấm lòng ấy mẹ ơi./.

DMCA.com Protection Status Tác phẩm này được bảo vệ bản quyền nội dung trên internet bởi DMCA, chúng tôi nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác phẩm, công sức và sự sáng tạo của chúng tôi. Đăng lúc: Chủ nhật - 14/09/2014 18:07 Người đăng bài viết: Ban Điều Hành Đăng bài Bạn thích bài viết này?

Hướng dẫn Cài đặt nhạc chờ

Để cài bài hát Bên sông Vàm Cỏ làm nhạc chờ, bạn soạn tin theo cú pháp:
  • gửi 1221

  • gửi 9194

  • gửi 9224

  • gửi 23454

Lưu ý: Tác phẩm này đã được đăng ký bản quyền nội dung số bởi DMCA. Do đó, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi có ý định sao chép Tác phẩm này từ website của chúng tôi! Tuy nhiên, bạn vẫn được trích dẫn một phần nội dung của Tác phẩm này để làm nguồn tư liệu và bắt buộc phải đặt liên kết đến link gốc Tác phẩm này tại Kho tàng Vọng cổ Việt Nam (https://vongco.vn)!

Những tin mới hơn

  • Duyên nợ bất ngờ (05/11/2014)
  • Khúc tình xuân (05/11/2014)
  • Bà Chúa thơ nôm (05/11/2014)
  • Bằng Lăng tím (05/11/2014)
  • Chiến công thầm lặng (05/11/2014)
  • Cây bàng Côn Đảo (04/11/2014)
  • Điệu Buồn Phương Nam (04/11/2014)
  • Em gái U Minh (04/11/2014)
  • Hớn Đế biệt Chiêu Quân (04/11/2014)
  • Đồng Nai ngày mới (21/05/2019)

Những tin cũ hơn

  • Đẹp lắm áo bà ba (19/12/2024)
  • Bài vọng cổ đưa dâu (14/09/2014)
  • Nhạc rừng (14/09/2014)
  • Chiều Vị Thanh (14/09/2014)
  • Bông hồng đất đỏ (14/09/2014)
  • Đài hoa dâng Bác (14/09/2014)
  • Cô gái tưới đậu (14/09/2014)
  • Cây sáo trúc (14/09/2014)
  • Cánh chim trên biển (14/09/2014)
  • Cau Hà Châu têm trầu Xuân Mỹ (14/09/2014)

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

  • Soạn giả Trọng Nguyễn » Năm sinh: 01/01/1938 » Quê quán: Cà Mau » Tác phẩm: 26 bài » Tình trạng: Đã xác minh
  • Nghệ sỹ, soạn giả Trọng Nguyễn tên thật là Nguyễn Phú Xuân, sinh năm 1938, tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, trong gia đình nông dân, yêu nước, yêu quý ca nhạc tài tử, cải lương. Trọng Nguyễn còn có các bút danh khác như: Dương Nghĩa Trần, Khắc Tâm, Bùi Công Sắc.[1]

    Từ thuở còn đi học trường trung học Thái Văn Lung, Trọng Nguyễn đã được học nhạc với nhạc sỹ Trương Bỉnh Tòng và Hoàng Mãnh.

    Năm 1954, khi mới vừa 16 tuổi Trọng Nguyễn đã thoát ly gia đình, đi theo cách mạng, được tổ chức phân công, lần lược qua các nhiệm vụ, như: tổ trưởng tổ giao liên, phân đoàn trưởng thanh niên lao động, tổ trưởng trong lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau.

    Năm 1961, Trọng Nguyễn được về làm Bí thư Đoàn của Đoàn Văn Công tỉnh Cà Mau, cũng là thời gian thuận lợi nhất để Trọng Nguyễn phát triển tài năng nghệ thuật của mình. Năm 1972, Trọng Nguyễn được tín nhiệm làm Bí thư chi bộ, chính tri viên, Đoàn Văn Công Khu Tây Nam Bộ. Từ đó, Trọng Nguyễn lần lược giữ các nhiệm vụ như: Chủ tịch Hội VH, NT tỉnh Bạc Liêu, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Sân Khấu Việt Nam, Liên Chi Hội trưởng Chi Hội Sân Khấu Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long.

    Từ năm 2002, Trọng Nguyễn bắt đầu hưu trí.

    Cuộc đời nghệ thuật của Trọng Nguyễn được bắt đầu từ sáng tác thơ, từ những năm 1950. Nhưng công chúng biết nhiều đến nghệ danh Trọng Nguyễn qua những bài ca Vọng cổ, kịch bản cải lương, và một số bản tân nhạc. Trong đó, có 19 kịch bản cải lương, hơn 200 bài ca Vọng cổ. Nổi bật có các tác phẩm như: Giọt Máu Oan Cừu, Bóng biển, Rừng Thần; Ơn Đảng, Bạc Liêu Ngày Ấy, Chợ Mới, Giọt Sữa Cuối Cùng.v.v. Hầu hết các tác phẩm của Trọng Nguyễn đều được xuất bản, phổ biến trên các phương tiện truyền thông.

    Trọng Nguyễn xứng đáng được tôn vinh là một trong những cánh chim đầu đàn của tỉnh Bạc Liêu, trong hơn 40 năm qua, với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật ca nhạc tài tử, cải lương tại địa phương, cũng như Miền Tây Nam Bộ. /.

Cùng tác giả

  • Sầu riêng Sầu riêng Qua cầy cái răng Về Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền Xuôi dòng sông quê Ghé Nhân Nghĩa, thăm chiến trường xưa
  • » Ơn Đảng
  • » Phùng Ngọc Liêm
  • » Nơi kỷ niệm
  • » Giọt sữa cuối cùng
  • » Đồi dốc chuối
  • » Cánh đồng năng
  • » Chợ mới
  • » Đò Chiều Tô Châu
  • » Bên sông Vàm Cỏ

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 3,686
  • Khách viếng thăm: 2,999
  • Máy chủ tìm kiếm: 687
  • Hôm nay: 504
  • Tháng hiện tại: 74,912
  • Tổng lượt truy cập: 10,922,404
  • Kho tàng Vọng cổ |
  • Events |
  • Bản quyền |
  • Tư liệu sáng tác |
  • Hướng dẫn sử dụng |
  • Thỏa thuận dịch vụ |
  • Liên hệ
DMCA.com Protection Status

© Copyright Kho tàng Vọng cổ Việt Nam. All right reserved. Chủ quản: Ban Điều hành Kho tàng Vọng cổ Việt Nam Lưu ý: Các tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm của mình trên vongco.vn. Nội dung website này đã được đăng ký bản quyền nội dung số!

Đối tác:

Từ khóa » Bờ Sông Vàm Cỏ