BÊN TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA DLG ...

Được đầu tư xây dựng trên diện tích hơn 12.000 m2, Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử DLG –ANSEN thuộc sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) đã đi vào sản xuất từ năm 2017. Nhà máy do DLG mua lại từ một công ty của Mỹ với mục đích sản xuất và cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý.

Nhà máy DLG-ANSEN nằm tại Khu công nghệ cao, Quận 9, TP.HCM

DLG-ANSEN tận dụng triệt để lợi thế về hệ thống quản trị tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ hiện đại đã áp dụng thành công ở các nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử của DLG tại nước ngoài. Ban điều hành nhà máy gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm từ Hông Kông đang vận hành nhà máy hoạt động liên tục, lực lương lao động làm việc trực tiếp trong nhà máy hiện đạt gần 500 người.

Nhà máy có đầy đủ các thiết bị máy móc tối tân trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện tử , hàng tháng có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cho các khách hàng truyền thống nổi tiếng như : Honeywell, Whirpool, Azad, ADV… . Các mặt hàng điện tử dân dụng đang sản xuất với số lượng lớn tại DLG ANSEN hiện nay là : máy xén tóc & cạo râu, chuông cửa, đèn LED, thiết bị định vị GPS, đèn cảnh báo thoát hiểm …

Dưới đây là một số quy trình nổi bật trong hoạt động sản xuất tại nhà máy:

Quy trình SMT(Công nghệ đóng gói bề mặt)

Bảng mạch in (PCB) ban đầu được đưa đến phòng SMT và được đưa qua máy quét kem hàn để phủ lên một lớp kem hàn tương ứng với vị trí các linh kiện sẽ được gắn vào. Thông qua máy cắm linh kiện, các linh kiện được đặt vào đúng vị trí của nó đã định sẵn trên bảng mạch in.

Lúc này, bảng mạch in đã được gắn đầy đủ các linh kiện sẽ được đưa qua máy sấy kem hàn để làm nóng chảy chất hàn giúp gắn kết linh kiện với bảng mạch PCB, khi hoàn tất quá trình này sẽ được một bo mạch SMT hoàn chỉnh.

Quy trình COB( Dán chip) Bo mạch sau công đoạn SMT được chuyển đến phòng COB để dán chip vào đúng vị trí trên bề mặt PCB, sau đó được đưa vào máy nối các chân trên chip dán và PCB với nhau.

Sau khi đưa qua thiết bị test chức năng, sản phẩm tốt sẽ được phủ một lớp keo đen để bảo vệ các dây kết nối.

Quy trình PCBA( lắp ráp điện tử)

Trải qua quá trình hoàn tất SMT và COB, các bo mạch được chuyển sang quy trình PCBA, tại đây, các công nhân sẽ hàn linh kiện thêm vào như dây diện, anten, thạch anh, Led… hoặc hàn nối các bo mạch rời lại với nhau để hoàn thành một bo mạch với chức năng hoàn chỉnh để đưa sang lắp ráp thành phẩm.

Quy trình kiểm tra chức năng

Tại quy trình kiểm tra chức năng, các sản phẩm tại mỗi công đoạn khác nhau sẽ được kiểm tra các chức năng khác nhau. Chẳng hạn sản phẩm chuông cửa sẽ thực hiện việc kiểm tra dòng điện, tiếng chuông, kết nối, khoảng cách, báo pin yếu…từ đó giúp cho việc kiểm tra và phát hiện, ngăn chặn sản phẩm lỗi, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng sản phẩm được sản xuất ra.

Quy trình lắp ráp thành phẩm Sau khi hoàn tất các công đoạn sản xuất bo mạch: SMT, COB, PCBA và kiểm tra chức năng, sản phẩm sẽ được chuyển sang công đoạn lắp ráp thành phẩm. Tại đây, từ các thành phẩm rời rạc như bo mạch, vỏ nhựa, đế pin, loa, nắp, nút bấm… sẽ được ráp lại với nhau để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Các sản phẩm hoàn chỉnh sau đó được đóng gói kèm với các phụ kiện như pin, vít, sách hướng dẫn sử dụng…để sẵn sàng cho công tác xuất hàng hóa.

Quy trình kiểm tra thành phẩm

Ngoài việc kiểm tra chất lượng trên dây chuyền sản xuất, sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn, thành phẩm sẽ được kiểm tra lại tất cả các mục: chức năng, mã code, bao bì, đóng gói, phụ kiện đi kèm… để đảm bảo việc đóng gói là đúng, đủ và chất lượng sản phẩm tốt.

Quy trình tập kết hàng hóa

Các sản phẩm được đóng gói cẩn thận và nhập kho, từ đây bộ phận quản lý dây chuyên cung ứng (SCM) sẽ hoàn thiện các thủ tục hải quan để tiến hành xuất khẩu sang cho khách hàng ở các nước khác nhau, tùy theo từng đơn hàng cụ thể.

Bên cạnh sản xuất các dòng sản phẩm như hiện nay, tới đây, DLG –ANSEN sẽ đi vào sản xuất sản phẩm ti vi mang thương hiệu Hàn Quốc phục vụ xuất khẩu ra chính thị trường tiềm năng này.

Cùng với các nhà máy tại Trung Quốc (ANSEN) và Hàn Quốc (HANBIT), lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử của DLG mang về khoản doanh thu ổn định, đóng góp không dưới 70% tổng cơ cấu doanh thu của DLG mỗi năm.

Mai Tiên

Từ khóa » Nhà Máy điện Dlg Ansen