Benchbook Online >> 1.2.4. Nghiên Cứu Hồ Sơ Vụ án.
Có thể bạn quan tâm
|
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Cần nghiên cứu hồ sơ vụ án cả về thủ tục tố tụng và nội dung sự việc. Phải nghiên cứu đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, về từng tội của vụ án theo thứ tự hợp lý.
- Về thủ tục tố tụng cần nghiên cứu xem xét việc tiến hành điều tra, truy tố có tuân thủ các quy định của BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hay chưa để có quyết định tương ứng.
- Về nội dung vụ án, cần nghiên cứu đầy đủ toàn diện các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại Điều 63 BLTTHS để ra một trong các quyết định quy định tại khoản 2 Điều 176 BLTTHS.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án có thể được thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào từng vụ án và kỹ năng của mỗi Thẩm phán. Thông thường được tiến hành như sau:- Nghiên cứu bản cáo trạng và đối chiếu bản cáo trạng với bản kết luận điều tra; Trên cơ sở đó xác định thứ tự nghiên cứu các tình tiết về từng sự việc, về từng tội của từng vụ án thế nào cho hợp lý. Ví dụ trong vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội khác nhau, thì cần xác định thứ tự nghiên cứu hồ sơ vụ án như thế nào cho hợp lý. Nghiên cứu về từng hành vi phạm tội đối với các bị can hay nghiên cứu đối với từng bị can về tất cả các hành vi phạm tội của họ...- Nghiên cứu các lời khai của những người tham tố tụng theo thứ tự: bị can; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người này; người làm chứng theo trình tự thời gian;- Nghiên cứu các văn bản nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức; kết luận giám định và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án;- Cần đọc kỹ các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc giải quyết vụ án (cần đọc toàn văn để hiểu đúng tinh thần và nội dung của văn bản đó);- Cần ghi chép những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định không có tội (cần ghi số bút lục để dễ tìm kiếm khi cần thiết);- Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 BLTTHS cần có kế hoạch xét hỏi cụ thể hợp lý.
- Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án:- Trong số các bị can, bị cáo bị truy tố, có bị can nào bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hay không; có bị can nào có thể quyết định đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hay không. Nếu có một trong các trường hợp này thì cần chú ý về thành phần Hội đồng xét xử khi quyết định đưa vụ án ra xét xử (hai Thẩm phán và ba Hội thẩm) và bảo đảm quyền bào chữa cho họ (Điều 57 và Điều 185 BLTTHS);- Trong số các bị can bị truy tố có bị can nào là người chưa thành niên hay không. Nếu có phải tuân thủ các quy định của BLTTHS đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 57 và Chương XXXII BLTTHS);- Trong số các bị can bị truy tố có bị can nào là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hay không để bảo đảm quyền bào chữa cho họ (Điều 57 BLTTHS) và áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm n khoản 1 Điều 46 BLHS).
Từ khóa » Ví Dụ Về 1 Vụ án Hình Sự
-
Câu Chuyện Về Một Vụ án Hình Sự - Luật Minh Khuê
-
Trường Hợp Nào được Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hoạt động Tố Tụng ...
-
Hành Vi Của Nguyễn Văn A Cùng đồng Phạm Phạm Tội Hủy Hoại Tài ...
-
Ví Dụ Về Tách Vụ án Hình Sự để Tiến Hành điều Tra Theo Bộ Luật Tố ...
-
Một Số Vấn đề Về Chuyển Vụ án Hình Sự - Bài Viết
-
Vụ án Hình Sự Là Gì? Các Giai đoạn Giải Quyết Vụ án Hình Sự?
-
Nêu Ví Dụ Về Một Vụ án Với Những Tình Huống Mà Khi Tiến Hành điều ...
-
Án Hình Sự Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Số - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
-
Vật Chứng Và Việc Xử Lý Vật Chứng Trong Vụ án Hình Sự - Tạp Chí Tòa án
-
Khi Nào Cơ Quan điều Tra Nhập Vụ án Hình Sự để điều Tra...
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hình Sự - Luật Hoàng Phi
-
MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ THEO QUY ĐỊNH CỦA ...
-
Những Bất Cập Trong Giải Quyết Vụ án Hình Sự Theo Thủ Tục Rút Gọn