Benchbook Online >> 3.1.1. Tính Chất Của Giám đốc Thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTDS (Điều 282)
  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị giám đốc thẩm. Đó là đặc điểm khác biệt so với các thủ tục xét xử thông thường như sơ thẩm (đương nhiên được thực hiện khi có khởi kiện hợp pháp của đương sự), phúc thẩm (đương nhiên được thực hiện khi có kháng cáo hợp pháp của đương sự hoặc các kháng nghị của Viện kiểm sát). Các Thẩm phán không tham gia trực tiếp giám đốc thẩm cũng có thể tham gia vào trình tự giám đốc công tác xét xử bằng việc phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
    • Đối tượng của việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
    • Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
    • Kháng nghị và giám đốc thẩm là cơ chế nhằm khắc phục sai lầm nghiêm trọng của Tòa án trong việc giải quyết vụ án mà bản án, quyết định đó đã có hiệu lực. Vì vậy, cấp giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ 3 sau sơ thẩm và phúc thẩm.

    Từ khóa » Giám đốc Thẩm Trong Tiếng Anh Là Gì