Benchbook Online >> 9. Thụ Lý đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản

Văn bản quy phạm pháp luật
  • Luật Phá sản (Các điều 22, 23, 24, 26 và 27)
  • Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-04-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản 2005 (sau đây viết tắt là NQ 03/2005) (mục 2 Phần II)
  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    Thẩm phán phải xem xét, tuân thủ các điều kiện thụ lý đơn, thời hạn thụ lý và tiến hành những việc làm cần thiết khi quyết định thụ lý đơn.

    • Ngày thụ lý tính từ ngày nhận đơn nếu người lao động nộp đơn.
    • Ngày thụ lý tính từ ngày nhận được biên lai nộp tạm ứng phí phá sản.
    • Trường hợp người nộp đơn phải nộp tạm ứng phí phá sản nhưng không có tiền để nộp thì ngày thụ lý tính từ ngày hoàn thành thủ tục tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
    • Thẩm phán phải cấp cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giấy báo đã thụ lý đơn.
    • Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu người nộp đơn là chủ nợ, người lao động thì Thẩm phán xem xét, thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản biết. Nội dung thông báo bao gồm: Toà án đã thụ lý đơn, những yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải làm (cung cấp tài liệu theo quy định tại Điều 15 và Điều 27 Luật phá sản 2005).
    • Thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án yêu cầu cơ quan này ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; thông báo cho Toà án đã thụ lý giải quyết vụ án liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; nếu vụ án do chính Toà án mình đang thụ lý giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó.
    • Xem xét việc tạm đình chỉ hoặc cho phép xử lý tài sản bảo đảm theo hướng dẫn tại mục 2 Phần II Nghị quyết 03/2005.

    Từ khóa » Mở Thủ Tục Phá Sản Là Gì