Bệnh áp Xe Phổi: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Phác đồ điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Trungtamthuoc.com - Áp xe phổi được định nghĩa là mô phổi bị hoại tử và hình thành các khoang chứa các mảnh vụn hoại tử hoặc dịch do nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành nhiều ổ áp xe nhỏ (<2 cm) đôi khi được gọi là viêm phổi hoại tử hoặc hoại tử phổi. Cả áp xe phổi và viêm phổi hoại tử đều là biểu hiện của một quá trình bệnh lý giống nhau. Không nhận biết và điều trị áp xe phổi có liên quan đến kết quả lâm sàng kém. [1]
1 Áp xe phổi là bệnh gì?
áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng tại phổi. Các nhu mô phổi bị hoại tử cấp tính với biểu hiện là xuất hiện các ổ áp xe chứa mủ, sau khi vỡ tạo thành hang.
Áp xe phổi được chia làm hai loại là nguyên phát và thứ phát:
- Áp xe phổi nguyên phát: do nhiễm trùng trực tiếp nhu mô phổi ở một người khỏe mạnh khác. Hầu hết là do chọc hút và ít phổ biến hơn là do nhiễm vi khuẩn sinh mủ (ví dụ: S. aureus ). Áp xe phổi nguyên phát hình thành các ổ nung mủ trên phổi chưa bị tổn thương.
- Áp xe phổi thứ phát: xảy ra khi có một bệnh lý tiền phát như tắc nghẽn phế quản (ví dụ, dị vật, ung thư), lây lan qua đường máu (ví dụ, viêm nội tâm mạc bên phải), hoặc suy giảm miễn dịch. Áp xe phổi thứ phát hình thành các ô nung mủ trên phổi đã có tổn thương cũ như hang lao, nang phổi,...[2]
Áp xe phổi nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể biến chứng thành ho ra máu, tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng máu,... [3]
Áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% trong số các bệnh về phổi. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải nhưng tuổi trung niên có tỉ lệ mắc cao hơn.
2 Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi
Các tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm lây nhiễm theo đường khí-phế quản vào phổi. Trong đó nhóm vi khuẩn kị khí là nguyên nhân chính chiếm tới 89%, rất dễ phát hiện vì hơi thở và đờm có mùi hôi. Tụ cầu vàng cũng gây ra bệnh cảnh khá nặng nề, có thể biến chứng thành suy hô hấp cấp tính và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Một số loại vi khuẩn khác như phế cầu, liên cầu tan máu nhóm A,... hay kí sinh trùng như amip thứ phát sau áp xe gan-ruột và nấm cũng gây ra áp xe phổi trong một vài trường hợp.
Các bệnh nhân có bệnh lý nền tại phổi như u phổi gây tắc nghẽn, ung thư phổi, giãn phế quản,... có nguy cơ áp xe phổi cao hơn những người bình thường.
3 Triệu chứng bệnh và chẩn đoán
3.1 Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng của bệnh áp xe phổi thường chia theo 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn ổ mủ kín: Bệnh nhân có triệu chứng ho khan, sốt cao tới 39-40 độ, người mệt mỏi, chán ăn. Đau ngực bên tổn thương. Thường ít bị khó thở.
Giai đoạn ộc mủ: Sau 5-7 ngày, bệnh nhân sẽ ho ho và đau ngực nặng hơn. Ho khạc ra nhiều đờm mủ đặc quánh (có thể có mùi hôi thối hoặc màu socola). Sau khi ho ộc mủ, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Giai đoạn ổ mủ mở: sau 3-5 ngày, người bệnh ít khạc mủ hơn, nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng kéo dài, suy sụp thể trạng, mủ chưa được tống hết gây viêm nhiễm kéo dài và có thể lan rộng. Có thể có biểu hiện của suy hô hấp mạn.
3.2 Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cần thực hiện:
- Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu trên 10 giga/lít, tốc độ máu lắng tăng lên.
- Chụp X-quang phổi: thấy hình hang với thành tương đối đều. Có thể thấy một hoặc nhiều ổ áp xe.
- Chụp CT để xác định vị trí ổ áp xe chính xác.
- Cấy máu tìm vi khuẩn nếu sốt trên 38,5 độ và làm kháng sinh đồ.
- Nhuộm soi trực tiếp từ bệnh phẩm (đờm, dịch phế quản, mủ ổ áp xe). Nếu có vi khuẩn thì tiến hành làm kháng sinh đồ.
3.3 Chẩn đoán bệnh
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh.
Việc chẩn đoán nguyên nhân sẽ dựa vào xét nghiệm bệnh phẩm và một số yếu tố thuận lợi như người bệnh bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, có các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát ở tai, mũi, họng, hàm,...
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như tràn khí màng phổi, ung thư phổi áp xe hóa, giãn phế quản, lao phổi có hang,...
4 Điều trị áp xe phổi
4.1 Điều trị nội khoa
4.1.1 Điều trị bằng kháng sinh
Điều trị bằng kháng sinh phải tuân thủ nguyên tắc như sau:
- Sử dụng kháng sinh sớm theo đúng kháng sinh đồ đã làm.
- Phối hợp từ 2 kháng sinh trở lên dùng theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Dùng liều cao ngay từ khi bắt đầu điều trị.
- Thuốc được dùng ngay sau khi lấy được bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thay đổi kháng sinh dựa theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.
- Sử dụng kháng sinh trong ít nhất 4 tuần, có thể lên tới 6 tuần tùy theo bệnh trạng.
Các kháng sinh thường dùng là:
Penicillin G liều 10 - 50 triệu đơn vị/ngày, chia 3 - 4 lần mỗi ngày theo đường truyền tĩnh mạch, kết hợp với Gentamicin (tiêm bắp 1 lần liều 3-5mg/kg/ngày) hoặc Amikacin (tiêm bắp 1 lần liều 15mg/kg/ngày)
Nếu nghi vi khuẩn tiết beta-lactamase
- Penicillin G được thay thế bằng Amoxicillin + Acid Clavulanic hoặc Ampicillin + Sulbactam.
Nếu nghi ngờ áp xe phổi do vi khuẩn Gram âm:
- Dùng Cephalosporin thế hệ 3 + kháng sinh nhóm Aminoglycosid.
Nếu nghi ngờ áp xe phổi do vi khuẩn yếm khí:
- Dùng nhóm beta-lactam + Acid clavulanic với Metronidazol liều 1- 1,5g/ngày, theo đường truyền tĩnh mạch, liều dùng mỗi ngày được chia thành 2-3 lần.
- Penicillin G 10-50 triệu đơn vị + Metronidazol 1-1,5g/ngày, dùng đường truyền tĩnh mạch.
- Penicillin G 10-50 triệu đơn vị + Clindamycin 1,8g/ngày, dùng đường truyền tĩnh mạch.
Nếu nghi ngờ áp xe phổi do tụ cầu:
- Oxacillin 6 - 12g/ngày hoặc Vancomycin 1-2g/ngày. Nếu có kháng thuốc thì dùng thêm amikacin.
Nếu nghi ngờ áp xe phổi do Pseudomonas aeruginosa:
- Dùng Ceftazidim + kháng sinh nhóm quinolon.
Nếu áp xe phổi do amip:
- Dùng Metronidazol theo đường truyền tĩnh mạch với liều 1,5g/ngày chia làm 3 lần + 1 kháng sinh khác.
4.1.2 Dẫn lưu ổ áp xe
Bạn có thể cần dẫn lưu nếu áp xe của bạn có đường kính từ 6cm trở lên. [4]
Dựa vào phim chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng hoặc chụp CT để lựa chọn tư thế dẫn lưu tốt nhất. Tiến hành khoảng 2-3 lần trong ngày, ban đầu 5 phút sau đó tăng dần thời gian lên 10-20 phút mỗi lần. Kết hợp vỗ rung lồng ngực để ổ áp xe được dẫn lưu tốt hơn.
4.1.3 Nội soi phế quản
Dùng ống mềm nội soi phế quản và hút mủ. Ngoài ra, cách này còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như u, dị vật gây tắc nghẽn phế quản,
4.1.4 Điều trị hỗ trợ
Cho bệnh nhân ăn đồ ăn dinh dưỡng, đủ năng lượng.
Điều chỉnh rối loạn nước-điện giải, kiềm-toan nếu bệnh nhân mất nước do sốt cao.
Cho bệnh nhân thở oxy nếu có tình trạng suy hô hấp cấp (6 lít/phút) hoặc suy hô hấp mạn (2 lít/phút)
4.1.5 Điều trị phẫu thuật
Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ phần phổi bị áp xe trong các trường hợp sau:
- Ổ áp xe có kích thước trên 10cm.
- Điều trị nội khoa thất bại (sau 3 tháng điều trị).
- Ho ra máu nhiều lần có đe dọa tính mạng.
- Áp xe phổi đi kèm với giãn phế quản khu trú nặng.
- Bệnh nhân có bệnh lý nền là khối u, ung thư.
- Có biến chứng rò phế quản-khoang màng phổi.
5 Biện pháp phòng bệnh
Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh có diễn tiến xấu, chúng ta cần:
- Vệ sinh răng miệng, mũi, họng sạch sẽ hằng ngày.
- Nếu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cần điều trị dứt điểm. Cẩn trọng khi sử dụng các thủ thuật, tránh dị vật rơi vào khí phế quản.
- Nếu bệnh nhân cần cho ăn bằng ống sonde dạ dày cần theo dõi cẩn thận để tránh sặc thức ăn.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày, tốt nhất là ăn nhiều các loại rau củ quả chứa Vitamin C.
- Nếu có các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, ho… cần đi khám ngay.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Nader Kamangar, Lung Abscess, Medscape. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Chuyên gia của Michael Klompas, MD, MPH, Lung abscess in adults, Uptodate. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: BS.Minh Trần, Áp xe phổi - Bệnh có nhiều biến chứng nặng, Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
- ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What Is a Lung Abscess?, WebMD. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021
Từ khóa » Phác đồ điều Trị áp Xe Cơ
-
Phác đồ điều Trị Viêm Cơ, áp Xe Cơ Nhiễm Khuẩn Y Học Hà Nội
-
Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Cơ, áp Xe Cơ Nhiễm Khuẩn
-
Áp Xe Cơ Do Nhiễm Khuẩn: Chớ Coi Thường | Vinmec
-
Phác đồ điều Trị áp Xe Vùng Cơ Cắn
-
Phác đồ điều Trị Nhiễm Trùng Khoang Cổ Sâu
-
Áp Xe Cơ Thắt Lưng - Chậu (Cơ PSOAS) | BvNTP
-
Áp Xe Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Áp Xe: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị Và Phòng ...
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO ÁP XE CỔ - Khamgiodau
-
Bệnh áp Xe: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
+ Viêm Cơ, Áp Xe Cơ Nhiễm Khuẩn
-
Nguyên Tắc điều Trị áp-xe - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
ÁP XE VÙNG CƠ CẮN
-
Nguồn Của NHIỄM BRUCELLA