Bệnh Bại Huyết ở Gia Cầm Và Cách điều Trị Cần Nắm Vững - JIA

6 phút, 59 giây để đọc.

Bệnh bại huyết ở gia cầm hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng huyết. Đây là một dạng  truyền nhiễm cấp tính gây viêm thanh dịch. Bệnh lây lan rộng trên đàn gia cầm nuôi. Khi mắc bệnh, vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Nguy hiểm hơn là viêm màng não mủ dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác. Cuối cùng gia cầm chết nhanh chóng. Để giảm thiểu tổn thất, người nuôi nên nắm bắt được các biện pháp điều trị và xử lý kịp thời.

Bệnh gặp ở nhiều loại gia cầm khác nhau như vịt, ngan, ngỗng, gà tây. Các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh. Bệnh thường nhầm lẫn với bệnh viêm gan do virus, tụ huyết trùng, cúm và các trường hợp nhiễm độc cấp tính khác.

Mục lục

  • Đặc điểm của bệnh bại huyết
  • Nhận biết các triệu chứng
  • Bệnh tích bệnh bại huyết
  • Chẩn đoán bệnh bại huyết
  • Một số giải pháp phòng bệnh
  • Cách điều trị bệnh bại huyết

Đặc điểm của bệnh bại huyết

Do trực khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%.

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
Vịt mắc bệnh nhiễm trùng huyết sẽ có gan sưng to, màng gan viêm, phủ lớp dịch nhầy

Đôi khi trong cùng một đàn gia cầm có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau. Do đó việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Cho nên, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là điều quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh.

Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe. Đường lây do vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp. Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống lây qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da. Đặc biệt là trên bàn chân.

Nhận biết các triệu chứng

Vịt, ngan ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng vịt, ngan con từ 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Vịt, ngan nhỏ hơn 5 tuần tuổi thường chết trong 1- 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Thời gian nung bệnh thường từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50 %, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn.

Khi vịt, ngan bị nhiễm bại huyết thường có các biểu hiện dễ nhận biết. Cụ thể:

  • Tiêu chảy, phân xanh xám.
  • Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở.
  • Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run.
  • Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn.
  • Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi.
  • Ở vịt đẻ có hiện tượng ống dẫn trứng bị viêm, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng.
  • Một số con vịt bị chết đột ngột khi chưa rõ các triệu chứng.

Ở gà tây: Bệnh thường xảy ra ở gà tây từ 5 – 15 tuần tuổi. Gà thường có biểu hiện khó thở, buồn ngủ. ĐI kèm lưng gù, lờ đờ và cổ bị xoắn, viêm khớp, viêm bàn chân, viêm da.

Bệnh tích bệnh bại huyết

Mổ khám và kiểm tra vịt bệnh sẽ có nhiều bệnh tích điển hình. Gan và lách sưng, gan bị tổn thương. Viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp. Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não.

Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim. Khi ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
Vịt bị nhiễm trùng huyết, chân duỗi như bơi chèo

Chẩn đoán bệnh bại huyết

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán bệnh nhưng dễ nhầm lẫn với một số bệnh như E.coli, viêm đường hô hấp, dịch tả vịt. Có thể chẩn đoán phân biệt một số bệnh ở gia cầm như sau:

Đặc điểm Bệnh bại huyết Bệnh E.coli Viêm đường hô hấp Dịch tả vịt
Đối tượng mắc bệnh Thường ở vịt, ngan, ít xảy ra ở ngỗng, gà tây. Các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh. Tất cả các loài gia cầm Tất cả các loài gia cầm Ở thủy cầm: vịt, ngan, ngỗng, các loài chim nước.
Lứa tuổi Vịt, ngan con 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất Tất cả các lứa tuổi Tất cả các lứa tuổi Tất cả các lứa tuổi
Tiêu hóa Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng Có thể tiêu chảy, phân màu xanh, vàng (ghép) Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng
Hô hấp Chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi Có thể khó thở, ngáp (thể viêm túi khí) Chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, khò khè Có thể viêm giác mạc, mắt ướt, chảy nước mũi
Phù đầu, cổ, thần kinh Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng Không Sưng phù đầu, viêm xoang mặt (sưng mặt) Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ
Viêm khớp, đi lại khó Viêm khớp, đi lại khó khăn Ít có Không Yếu chân, liệt chân
Triệu chứng khác Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo
Tim, gan, túi khí Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí Có thể viêm dính màng tim, cơ tim sần sùi, viêm túi khí Không

Một số giải pháp phòng bệnh

Đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học. Thực hiện tốt nguyên tắc an toàn sinh học. Đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn và với môi trường bên ngoài. Bệnh chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng…Vì vậy, cần chú ý các vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng.

Thay và kiểm tra chất độn chuồng. Chăm sóc tốt, thức ăn đủ lượng chất, cân đối, cấp đủ nước uống. Phát hiện sớm, cách ly và áp dụng các biện pháp thích hợp để điều trị. Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch. Dùng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng sau mỗi lứa nuôi. Hoặc xử lý định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

Bệnh bại huyết ở gia cầm và cách điều trị
Vịt mắc bệnh thường nghẹo cổ, chảy nước mắt, nước mũi

Sử dụng nước sạch, mát cho vịt, ngan uống. Nên cho vịt, ngan con ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nên cho ăn kéo dài làm giảm chất lượng thức ăn. Bổ sung một trong các chế phẩm như: B.Complex, men vi sinh, khoáng, premix. Bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước uống để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.

Cách điều trị bệnh bại huyết

Có nhiều kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết ở gia cầm. Bao gồm Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline. Bổ sung vitamin, liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích. Để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục.

Mời độc giả xem thêm tin tức cập nhật trong chuyên mục:

  • Phương pháp phòng và trị bệnh

Nguồn:Tiepthinongnghiep.com

Facebook Twitter Pinterest LinkedIn

Tin tương tự:

  • Cách điều trị bệnh hà móng ở trâu bò hiệu quả
    Cách điều trị bệnh hà móng ở trâu bò hiệu quả
  • Cách phòng và điều trị bệnh nấm phổi trên vịt cần nắm rõ
    Cách phòng và điều trị bệnh nấm phổi trên vịt cần nắm rõ
  • Nguyên nhân và cách điều trị bệnh liệt dạ cỏ ở trâu bò
    Nguyên nhân và cách điều trị bệnh liệt dạ cỏ ở trâu bò
  • Những điều cần biết về bệnh ve trên chó và cách phòng, trị hiệu quả
    Những điều cần biết về bệnh ve trên chó và cách phòng, trị hiệu…
  • Những điều cần biết về bệnh bạch lỵ trên gà con và cách phòng ngừa
    Những điều cần biết về bệnh bạch lỵ trên gà con và cách phòng ngừa
  • Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp
    Những điều cần biết về bệnh thương hàn trên chim bồ câu pháp
Tìm hiểu và phòng ngừa căn bệnh thán thư trên hoa họ cúc Hiểu về bệnh viêm phổi ở lợn để có cách phòng trị hiệu quả

Từ khóa » E Coli Bại Huyết Trên Gà