Bệnh Bọ Trĩ Hoa Hồng Và Cách Khắc Phục - Happy Trees

Bệnh Bọ trĩ Hoa hồng và cách khắc phục
Bọ trĩ gây hại hoa hồng

Biểu hiện bọ trĩ tấn công trên cây hoa hồng

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ chỉ gần 1mm, nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường. Do đó, chúng ta thường chỉ phát hiện sự gây hại của bọ trĩ thông qua các biểu hiện, dấu hiệu trên lá hồng, đọt non, nụ hồng,..

 – Bông hoa nhỏ, xấu, cánh dị dạng, màu bông hoa nhạt, hoa nở không bền, dễ bị thối, cảm giác bị khô, cuống hoa tóp.

 – Bọ trĩ hút dinh dưỡng ở nụ hoa, hoa nở rất nhỏ nhạt màu và không bền, cánh hoa bị cháy đen. Hoa xấu cánh dị dạng hoa nhanh tàn và thối.

 – Các đọt non bị quăn queo, lá xoăn lại, mép lá uốn lượn dị dạng, chồi non bị thâm đen lá trưởng thành xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đồng.

Điều kiện bọ trĩ trên cây hoa hồng dễ phát sinh, phát triển

– Đặc điểm thời tiết: ở thời gian xuân hè là thời điểm để đối tượng gây hại này sinh trưởng, gây hại rất mạnh mẽ.

– Khi mật độ trổng cây quá dày cũng có thể là điều kiện để cho bọ trĩ xuất hiện và gây hại cho cây trồng.

Cách hạn chế sự gây hại của bọ trĩ gây hại trên cây hoa hồng

Con bọ trĩ trưởng thành có thể bay xa và di chuyển theo hướng gió, vì thế mức độ lây lan của bọ trĩ rất nhanh và gây thiệt hại nặng nề cho vườn hồng cho dù đó là hồng nội hay hoa hồng ngoại.

Chúng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của lá, của hoa hồng mà điều quan trọng là chúng làm cây hồng mất đi sức sống 1 cách nghiêm trọng. Cây đã bị bọ trĩ chích hút dù có diệt trừ xong thì vẫn để lại di chứng khá nặng.

Cây hồng trông xấu xì, còi cọc, mất nhiều thời gian sau đó mới phục hồi và ra tược non mới.

Do đó, cần phải phòng ngừa và diệt trừ bọ trĩ từ khi chúng mới bắt đầu gây hại. Mà tốt nhất vẫn là phòng ngừa!

Cách diệt trừ bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng như sau:

+  Trước tiên cần phải đảm bảo được mật độ khi trồng cây,

 khi cây trồng quá dày sẽ là nguy cơ tiền ẩn để bọ trĩ dễ bị lây lan. Nên bố trí trồng hoa hồng với mật độ hợp lý, để hoa hồng phát triển tốt, ít bị sâu hại bùng phát thì mật độ thích hợp nhất vẫn là cây cách cây từ 0,5-1m tùy vào kích thước của cây.

+ Thường xuyên cắt tỉa các lá, cành già, để tạo sự thông thoáng cho cây.

+ Trong khi cây đã bị bệnh không được phun hoặc bón gốc cho cây các loại phân bón lá nào để cây phát triển bộ lá, lúc này bộ lá của cây phát triển sẽ là “mồi ngon” cho bọ trĩ, bọ trĩ được cung cấp nguồn “lương thực” đầy đủ cho bọ trĩ. Hãy tập trung chữa bệnh cho cây bằng cách phun thuốc trừ bọ trĩ trước.

+ Sử dụng các loại thuốc phòng trừ bọ trĩ: 

Lưu ý khi xử lý:

– Nên cắt tỉa nhẹ phần ngọn của các cành hồng bị nặng để kích thích cây đâm chồi lại.

– Bọ trĩ thường trú ẩn ở mặt dưới lá nên khi phun phải chú ý phun cả 2 mặt lá. Và phun vào lúc chiều mát hoặc lúc sáng sớm.

– Khi bọ trĩ đã gây hại nặng cho cây hoa hồng, cần phải phun thuốc đến 3 đợt.

Để cây hoa hồng về nhà phát triển tốt và ra hoa đẹp. Happytrees chân thành đề xuất Quý khách chọn thêm:

1. Đất Rose Care chuyên dùng hoa hồng Link

Đất Trồng Hoa Hồng Rose Care

2. Phân bón lót Rose Care chuyên dùng hoa hồng Link

Phân bón Rosecare dạng viên chuyên dụng cho hoa hồng

3. Phân Rose Care AB Chuyên dùng hoa hồng Link

Phân tưới hoa hồng Rose Care

4.Combo Thuốc trị bệnh cho hoa hồng Link

Thuốc trị bệnh Bọ trĩ – Thối thân – Rệp trên Hoa hồng

5. Phân bón lá Rosecare giúp Nhanh bén rễ, Ra chồi,chồi dài, mập chồi và hoa nở to Link

Phân bón lá Rosecare giúp bén rễ, ra chồi, chồi dài, mập chồi

 

Từ khóa » Hoa Hồng Bị Nhạt Màu