Bệnh Chàm Bìu Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị Như Thế Nào?

1. Bệnh chàm bìu và triệu chứng

Vùng da ở dương vật và bìu của nam giới thường mỏng hơn so với các vùng da khác do tại đây chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh cảm giác. Vị trí da này cũng không tiếp xúc nhiều với môi trường và tác động nên cũng mỏng manh hơn. Cũng vì thế mà da vùng bìu dễ bị sưng đỏ, phù nề nếu có phản ứng viêm, dị ứng tại khu vực hoặc gần khu vực.

Bệnh chàm bìu khiến nhiều nam giới lo lắng, tự ti

Bệnh chàm bìu khiến nhiều nam giới lo lắng, tự ti

Bên cạnh đó, do nằm vị trí kín nên nếu không vệ sinh tốt, da vùng bìu dễ bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho tác nhân vi khuẩn gây viêm da, tổn thương từ tiếp xúc cọ sát. Chàm hay còn gọi là eczema là một dạng bệnh lý da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở mọi vùng da ở mọi lứa tuổi. Bệnh chàm da không nguy hiểm song triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự tự tin và vẻ đẹp của làn da.

Chàm bìu là khi chàm xuất hiện ở vùng da bìu, khiến khu vực này bị viêm, sưng, ngứa, nổi mụn nước. Nặng hơn, chàm bìu có thể gây xuất hiện các vết sưng đỏ, lở loét, bong tróc vảy ở bộ phận sinh dục nam. Nếu không kiểm soát tốt, vùng da bị chàm sẽ dần mở rộng, ban đầu là bộ phận sinh dục, sau đó đến vùng mông và dần xuống chân gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không

Chàm da khá thường gặp ở nước ta do đặc điểm khí hậu nhiệt đới

Chàm da nói chung và chàm bìu nói riêng là bệnh xảy ra khá phổ biến ở nước ta do điều kiện khí hậu nhiệt đới gây tác động xấu lên da. Thời tiết chuyển mùa sang đông ở Việt Nam là lúc bệnh chàm da bùng phát. Nam giới bị chàm bìu thường rất e ngại, mặc cảm nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu cứ giữ kín, lại không có kiến thức tốt trong chăm sóc và điều trị, chàm bìu sẽ gây đau nhức, ngứa rát và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống tình dục.

Triệu chứng chàm bìu ở người bệnh khá đa dạng, còn phụ thuộc vào yếu tố bệnh sinh. Đầu tiên, chàm bìu khởi phát bằng quá trình viêm dai dẳng nên vùng da có thể bị sưng đỏ, đau đớn. Triệu chứng ngứa có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau viêm do chất trung gian hóa học giải phóng trong phản ứng viêm gây ngứa.

Ngứa và khó chịu khiến người bệnh gãi, tác động cơ học nhiều hơn lên vùng da bìu vốn đã mỏng và nhạy cảm, khiến phản ứng viêm càng nặng hơn. Vòng tuần hoàn này diễn ra trong thời gian dài dần khiến da bìu dày hơn, tình trạng ngứa viêm, bong da cũng nhiều hơn.

Bệnh chàm bìu càng kéo dài lâu thì vùng da bìu càng bị tổn thương nghiêm trọng. Đây là cơ hội tốt để tác nhân gây bệnh xâm nhập làm tổn thương da và sâu bên trong bìu.

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm bìu

Thực tế, các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm bìu, đây là một quá trình phản ứng phức tạp của cơ thể trước tác nhân kích thích. Các chuyên gia da liễu cho rằng, bệnh chàm bìu có liên quan đến một số tác nhân sau:

Chàm bìu khởi phát có thể do yếu tố môi trường xấu tác động

Chàm bìu khởi phát có thể do yếu tố môi trường xấu tác động

2.1. Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường, đặc biệt là các hóa chất, không khí không tốt cho da như nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên bán xăng dầu, tiếp xúc nhiều với sơn,… thường dễ khiến da bị kích ứng hơn. Vùng da trực tiếp tiếp xúc với tác nhân như tay, chân có thể bị chàm trước, sau đó mới đến vùng da bìu. Đôi khi chỉ vùng da bìu bị chàm do đây là vùng da mỏng, dễ bị kích ứng hơn.

2.2. Tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng

Các tác nhân dễ gây kích ứng cho vùng da bìu có thể là bao cao su, chất tẩy rửa, sữa tắm, xà bông tắm, chất nhuộm sử dụng cho quần áo, bột giặt,…

2.3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu hụt một số vi chất quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là kẽm có thể khiến da dễ bị kích ứng hơn, bệnh chàm bìu là một trong số các bệnh khởi phát do tình trạng này.

2.4. Bệnh lý liên quan

Nam giới mắc một số bệnh lý sau có nguy cơ bị chàm bìu cao hơn bình thường, bao gồm: nhiễm trùng da, bệnh suy giảm miễn dịch, HIV, vảy nến, đái tháo đường, suy thận,…

2.5. Tiền sử gia đình

Thực tế, người có tiền sử gia đình từng bị viêm da cơ địa, eczema có nguy cơ bị chàm da cao hơn, chàm bìu cũng là một trong các bệnh chàm da có thể gặp.

Nam giới đái tháo đường có nguy cơ bị chàm bìu cao hơn

Nam giới đái tháo đường có nguy cơ bị chàm bìu cao hơn

3. Vậy cụ thể: Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?

Thực tế có rất nhiều bệnh chàm da khác nhau, chàm bìu chỉ là một trong các bệnh chàm da này. Vậy bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh cần đánh giá dựa trên tổn thương da và triệu chứng liên quan. Nói chung, chàm bìu là tình trạng bệnh mãn tính, do đó cần xác định phải điều trị lâu dài, thường xuyên, bệnh dễ tái phát và rất khó trị dứt điểm.

Bệnh chàm bìu không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người lành, song trong cùng cơ thể, vùng da bị chàm có thể lan rộng. Da bìu bị chàm có thể bị tổn thương nặng hơn hoặc nhẹ đi tùy theo chăm sóc và điều trị có tốt hay không. Nếu chàm bìu gây nhiễm khuẩn và nấm men thì tác nhân này vẫn có thể gây truyền nhiễm cho người khác.

Dù là bệnh ngoài da nhưng chàm bìu gây ảnh hưởng nhất định đến tinh hoàn và khả năng sản sinh, hoạt động của cơ quan sinh dục này. Vùng da bìu rất mỏng nên nếu chàm nặng, tổn thương da này sẽ là nơi trú ngụ và gây bệnh của vi khuẩn. Biến chứng thường gặp nhất là viêm tinh hoàn, khiến chất lượng hoặc số lượng tinh trùng suy giảm. Một số nam giới bị viêm tinh hoàn nặng có thể không có tinh trùng.

Bệnh chàm bìu nếu không được điều trị tốt, nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn rất cao khiến tổn thương da nặng hơn, chàm hóa trở nên mạn tính và không thể điều trị.

Điều trị tốt sẽ giúp kiểm soát triệu chứng chàm bìu hiệu quả

Điều trị tốt sẽ giúp kiểm soát triệu chứng chàm bìu hiệu quả

Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không? Câu trả lời là bệnh chàm bìu không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh. Triệu chứng chàm da diễn biến dai dẳng khiến nam giới mất tự tin, giảm ham muốn và hiệu suất tình dục. Hãy thăm khám và điều trị sớm để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh chàm bìu.

Từ khóa » Các Bệnh Ngoài Da ở Bìu