Bệnh Chàm Bìu ở Nam Giới: Chữa Không đúng Rất Dễ Tái Phát
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bệnh chàm bìu ở nam giới là một dạng bệnh chàm da ảnh hưởng đến bìu, túi da chứa tinh hoàn và khu vực da xung quanh bộ phận sinh dục nam. Với chàm bìu, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, da khô căng hoặc phát ban đỏ, ửng sưng tại vùng bìu. Hiện chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh chàm da nhưng có thể tiến hành điều trị để làm giảm các triệu chứng.
Bệnh chàm bìu ở nam giới là bệnh gì?
Bệnh chàm bìu là một thuật ngữ chỉ tình trạng da ở bộ phận sinh dục bị viêm. Bệnh chàm bìu là bệnh đặc trưng ở nam giới, tỷ lệ người mắc bệnh không hề hiếm gặp và nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn rất cao.
Dấu hiệu nhận biết chàm bìu
Chàm bìu ở nam giới có thể bắt đầu ở vùng da bìu. Sau đó lan ra vùng quanh hậu môn, giữa mông và trên dương vật khi không tiến hành điều trị hoặc điều trị sai cách. Hơn nữa, là vùng da nhạy cảm ẩm ướt, da bìu thường xuyên bị ma sát với quần áo, dễ bị trầy xước và nhiễm trùng. Đây cũng là nơi rất thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển, làm bệnh chàm bìu ngày càng trầm trọng.
Vết chàm thường xuất hiện dưới dạng các mảng da bị kích thích, sau đó thay đổi màu sắc so với các vùng da khác của cơ thể. Thường thì vùng da bìu khi bị chàm sẽ có màu đỏ nhạt đến đỏ sậm hoặc xám đỏ. Theo thời gian, da xuất hiện các đốm đỏ, mụn nước. Chàm da sẽ khiến da bìu nổi sần, bong vảy, thậm chí là chảy dịch mủ, lở loét.
Nhìn chung, bệnh chàm bìu ở nam giới có các triệu chứng tương tự như bệnh chàm tại nhiều khu vực khác trên cơ thể. Bao gồm:
- Ngứa và ngứa dữ dội
- Ửng đỏ
- Da khô, bong vảy, da sần sùi
- Sưng tấy
- Da đổi màu
- Da tiết ra chất lỏng, nổi mụn nước
- Lông tại bộ phận sinh dục gãy rụng, lỗ chân lông sưng đỏ.
- Đau đớn
Nguyên nhân bệnh chàm bìu ở nam giới
Có rất nhiều ý kiến tranh cãi về nguyên nhân thực sự gây ra bệnh chàm bìu ở nam giới. Tuy nhiên người ta tin rằng tình trạng viêm là kết quả của phản ứng cơ thể với các chất kích thích từ bên ngoài. Có thể sẽ phải mất rất nhiều công đoạn, thời gian để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm nói chung và bệnh chàm bìu ở nam giới nói riêng.
Một số yếu tố được tin rằng đem lại khả năng tác động và gây ra bệnh chàm là:
- Di truyền
- Tiền sử dị ứng
- Sốt cỏ khô hoặc hen suyễn
- Căng thẳng và lo lắng
- Nhiễm trùng, nấm men (ghẻ da, chấy, …)
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng: dầu mỡ, thuốc nhuộm, hóa chất tẩy rửa.
- Phản ứng với thuốc không kê đơn: bao gồm các chất kháng khuẩn tại chỗ như neomycin, gentamicin.
- Kích thích từ bao cao su, dụng cụ hỗ trợ tình dục, quần áo, …
- Thiếu hụt dinh dưỡng: kẽm và riboflavin
Chàm bìu có nguy hiểm không?
Trên thực tế, có nhiều loại bệnh chàm khác nhau. Mỗi loại được phân loại và đánh giá theo mức độ nghiêm trọng cũng hoàn toàn khác nhau. Thông thường, bệnh chàm được xem là một tình trạng mạn tính, nghĩa là việc điều trị cần lâu dài và rất khó để chữa trị dứt điểm. Ngược lại, làm các triệu chứng chàm có thể giảm bớt và phòng ngừa chàm da tái phát được cho là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.
Cần làm rõ rằng chàm không phải là bệnh truyền nhiễm. Nó không thể lây truyền từ người này sang người kia mà chỉ trở nên nặng hơn hoặc giảm nhẹ ở mỗi người. Trong trường hợp chàm bìu nhiễm khuẩn, nấm men, nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra do sự truyền nhiễm của vi khuẩn trên da.
Gặp bác sĩ
Người bệnh buộc lòng nhờ đến sự hỗ trợ y tế khi:
- Các triệu chứng của chàm bìu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hằng ngày của cơ thể.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu của chàm bìu
- Khoảng thời gian giữa các lần bùng phát cơn ngứa, tấy đỏ ngày càng ngắn hơn.
- Chàm bìu có biểu hiện lan sang các khu vực khác.
- Sốt cao hoặc có triệu chứng nhiễm trùng.
Tốt hơn hết, khi cảm thấy nghi ngờ về sức khỏe hoặc cảm thấy những điều bất ổn liên quan đến làn da, đừng ngần ngại mà sắp xếp gặp bác sĩ da liễu ngay. Bệnh chàm khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng tụ khuẩn cao hơn, tiềm ẩn nhiều nguy hại về sức khỏe khác.
Chữa chàm bìu hiệu quả
Bệnh chàm bìu có thể từ mức độ nhẹ nhanh chóng chuyển sang mức độ nặng khi người bệnh không đưa ra các phương án giải quyết kịp thời. Vì vậy đồng hành của bác sĩ, chuyên gia trong suốt thời gian chữa chàm bìu là điều hết sức cần thiết.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách nhìn vào phát ban. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm một mẫu nhỏ trên da để xác định liệu rằng đó có phải là do chàm da gây ra hay không.
Điều trị
Vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào được chứng minh có thể chữa trị chàm dứt điểm. Những đổi mới trong nghiên cứu và phương pháp điều trị bệnh chàm đang được diễn ra từng ngày trên toàn thế giới. Do đó, người bệnh có thể an tâm rằng vẫn có thể kiểm soát và phòng ngừa chàm bìu nhằm làm giảm các triệu chứng.
- Chất làm mềm da (dưỡng ẩm): đây là nền tảng chính của việc điều trị bệnh chàm bìu ở nam giới. Hầu hết người bệnh chàm cần thoa kem ít nhất là 2-3 lần/ngày. Các loại kem dưỡng ẩm đều có chung mục đích cấp độ ẩm cho da, làm mềm lớp da khô sần và giảm bớt nguy cơ chàm bìu phát triển thêm trầm trọng. Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ nên là loại kem không màu, không mùi, đã được sự thông qua và xét duyệt về mức độ lành tính, an toàn của Bộ Y Tế.
- Steroid tại chỗ (dạng kem bôi hoặc thuốc uống): chúng có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với liệu pháp ánh sáng (UV). Với mong muốn làm giảm các phản ứng viêm da dẫn đến triệu chứng chàm, steroid tại chỗ được sử dụng cho bệnh nhân bị chàm bìu ở mức độ trung bình đến nặng. Việc sử dụng thường xuyên các steroid tại chỗ có thể xảy ra tác dụng phụ và trở nên kém hiệu quả theo thời gian, cần phải được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ da liễu để đảm bảo.
- Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ: Pimecrolimus (Elidel) và Tacrolimus (Protopic) là hai chất điều hòa miễn dịch tại chỗ. Những chất này can thiệp vào các hợp chất gây viêm trong da. Chúng đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm trên mặt, bộ phận sinh dục và các vùng da bị gấp nếp.Tác dụng phụ là gây kích ứng mắt, khiến da bị khô rát, châm chích khi dùng quá liều hoặc sai liều lượng.
- Thuốc kháng histamine: thuộc loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay, thuốc kháng histamine sẽ đối kháng lại các thụ thể histamin trong cơ thể, vốn là nguyên nhân gây ra ngứa rát.
- Quang trị liệu: vùng da chàm sẽ tiếp xúc với tia cực tím để tiến hành xạ trị. Tuy nhiên cần cẩn trọng vì quang trị liệu chỉ được khuyên dùng cho bệnh nhân bị chàm bìu từ mức trung bình nặng đến nặng.
- Corticosteroid đường uống: thuốc ức chế miễn dịch là phương pháp được áp dụng điều trị chàm bịu trong thời gian nhanh và ngắn. Chúng được giới hạn trong mức trung bình đến nặng.
- Thuốc tiêm: FDA đã phê duyệt sử dụng dupilumab (dupixent) để tiến hành giảm viêm bằng đường tiêm. Thông thường bệnh nhân sẽ tiến hành tiêm 2 tuần 1 lần. Tác dụng phụ liên quan đến thuốc này thường là viêm kết mạc, loét, viêm mí mắt.
- Hẹn gặp bác sĩ: các bác sĩ tâm lý có thể sẽ phải hỗ trợ để giảm bớt căng thẳng và giảm bớt hành vi gãi ngứa tự nhiên của người bệnh. Chúng có thể sẽ làm trầm trọng thêm các dấu hiệu của bệnh chàm bìu ở nam giới và khiến quá trình điều trị diễn ra khó khăn hơn.
Lời khuyên chăm sóc
Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ, quan tâm đến các loại kem bôi chàm bìu, thuốc uống điều trị chàm bìu thì đừng quên chú ý đến việc chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Tránh gãi, sử dụng nước mát để giảm cảm giác ngứa.
- Giữ móng tay sạch sẽ, gọn gàng, mài dũa cẩn thận.
- Mặc quần áo rộng làm từ cotton. Chọn quần lót có chất liệu tốt, co dãn thoải mái để ngăn ẩm và ấm.
- Tránh tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Sử dụng máy tạo ẩm khi sử dụng điều hòa.
- Tránh vận động đổ mồ hôi quá sức hoặc để da khô căng vào mùa đông vì chúng có thể sẽ khiến chàm da bìu trở nên tồi tệ hơn.
- Luôn sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính để chăm sóc da cơ thể.
- Không sử dụng hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa có mùi thơm, chất tạo màu.
- Quan tâm đến những yếu tố có thể làm bệnh chàm nghiêm trọng hơn như: bao cao su latex, chất diệt tinh trùng, nước hoa, thực phẩm, nước ô nhiễm, …
- Quan hệ tình dục lành mạnh, tần suất vừa phải và điều độ.
- Luôn chú ý vấn đề vệ sinh thân thể.
- Không nên căng thẳng
Tạm kết, bệnh chàm bìu ở nam giới là một trong những bệnh chàm da có tỷ lệ mắc bệnh rất cao hiện nay. Chàm bìu thường dễ bị nhầm lẫn với một số loại bệnh về da khác như: giang mai, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà,… trong giai đoạn đầu mới khởi phát.
Vì vậy để xác định chính xác và có được liệu trình điều trị phù hợp, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự hướng dẫn hoặc chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?
- Chàm bìu mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Từ khóa » Phần Bìu
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bìu | Vinmec
-
Đau Vùng Bìu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Khối Vùng Bìu Không đau - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bìu Tinh Hoàn Có Những Chức Năng Như Thế Nào? - YouMed
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ra Tình Trạng đốm Trắng ở Phần Bìu | Medlatec
-
Sưng Bìu Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị | Medlatec
-
Bìu Dái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngứa Bìu ở Nam Giới Là Dấu Hiệu Gì? Cách Chữa Ngứa Bìu Triệt để | Blog
-
Khối Bìu - Hello Bacsi
-
Điểm Danh Các Nguyên Nhân Gây Ngứa Bìu Tinh Hoàn ở Nam Giới?
-
Tinh Hoàn Bị Sưng (sưng Bìu Tinh Hoàn) - Hello Bacsi
-
Chấn Thương Và Vết Thương Cơ Quan Sinh Dục Ngoài
-
Tạo Hình Bìu - Nam Khoa Penuma - Suckhoe123