Bệnh Chàm - Eczema, Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Chàm - Eczema là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến ở Việt Nam và trên Thế giới. Bệnh chàm chiếm đến ¼ trên tổng số các bệnh ngoài da, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mỹ của người bệnh.
Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì? Bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
1. Bệnh chàm là gì
2. Triệu chứng của bệnh chàm
- Yếu tố làm các triệu chứng trầm trọng hơn
3. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
- Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh chàm
4. Tác hại của bệnh chàm
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
5. Điều trị bệnh chàm
- Chẩn đoán
- Điều trị bệnh
- Chăm sóc tại nhà
6. Phòng chống bệnh chàm
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh chàm - eczema là gì?
Bệnh chàm (eczema) là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh. Theo thống kê, 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm, ở Hy Lạp nơi đầu tiên phát hiện chàm là 15%. Tại Việt Nam con số này lên đến 25%.
>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng viêm da, bạn có thể xem tai BỆNH VIÊM DA.
Bệnh chàm là một loại bệnh da liễu mạn tính hay tái phát và kéo dài. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp của bệnh nhân khi không may mắc phải.
Bệnh không có thuốc trị đặc hiệu nhưng việc điều trị triệu chứng và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể làm giảm ngứa và ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh. Ví dụ một số biện pháp như tránh dùng xà phòng dạng cục, thường xuyên giữ ẩm cho da và bôi kem hay chất mỡ trị ngứa.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chàm - eczema
Bệnh chàm có các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng, tùy thuộc vào người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp là:
- Da khô
- Ngứa, đặc biệt ngứa nhiều về đêm
- Những mảng da có màu đỏ hay xám nâu thường gặp ở bàn tay, bàn chân, đầu gối, cổ tay, cổ, phần trên ngực, mi mắt và bên trong nếp gấp khuỷu tay và đầu gối, còn ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mặt và da đầu
- Những mụn nước nhỏ, nổi gồ lên mặt da, có thể rỉ dịch và đóng mày nếu bạn gãi hay cào xước da
- Da trở nên dày hơn, nứt rạn và đóng vảy nhiều
- Dễ trầy da, da trở nên nhạy cảm và sưng phù khi gãi ngứa
Bệnh chàm thường bắt đầu xuất hiện trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Với một số người, bệnh bùng phát thành từng đợt có chu kì và sau đó sẽ hết hẳn, không có triệu chứng gì trong vài năm.
Thương tổn cơ bản
Mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Bệnh thường tiến triển theo 5 giai đoạn, phản ánh tình hình biến chuyển của mụn nước, mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần.
- Giai đoạn tấy đỏ: Người bệnh bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau nầy sẽ tạo thành mụn nước.
- Giai đoạn nổi mụn nước: Các mụn nước điển hình của bệnh thường phát sớm trên nền da đỏ, có khi tràn ra vùng da lành. Kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi có thể to bằng bọng nước. Mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành từng mảng chi chít, dày đặc. Trên một mảng chàm, do có nhiều đợt liên tiếp mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau.
- Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể vỡ ra do người bệnh gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi lại dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt hình tròn hay còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đó đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
- Giai đoạn da nhẵn: sau một thời gian thì sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên bề mặt da, tạo thành những vảy tiết dày. Sau một thời gian vảy tiết khô đọng rồi bong ra để lộ lớp da nhẵn bóng mỏng như vỏ hành. Giai đoạn này thường diễn ra ngắn.
- Giai đoạn bong vảy da: Lớp da vừa tái tạo, tự rạn nứt bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám, hoặc da dày lên, tăng sắc tố, có kẻ ô gọi là liken hóa. Sau một thời gian khá dài nếu không có mụn nước tái phát, da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, bởi vì tổn thương ở lớp thượng bì.
Ngứa là triệu chứng cơ bản của bệnh chàm
Triệu chứng ngứa
Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh chàm, chúng xuất hiện ngay từ thời kỳ đỏ da cho đến cuối giai đoạn. Cường độ rất dữ dội, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân. Khi gãi làm vỡ các dưỡng bào sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm.
Các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng
Các yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh chàm đó là:
Hầu hết những người bị chàm cũng có vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da của họ. Các vi khuẩn staph nhân lên nhanh chóng khi rào cản da bị vỡ và chất lỏng có mặt trên da. Điều này lần lượt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
- Da khô, có thể là kết quả của việc tắm nước nóng trong thời gian dài
- Cào, gãi quá mạnh, gây tổn thương da
- Vi khuẩn và vi rút
- Stress
- Ra nhiều mồ hôi
- Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm
- Tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng
- Tiếp xúc với len từ quần áo, chăn hoặc thảm...
- Tiếp xúc bụi và phấn hoa
- Khói thuốc lá và không khí ô nhiễm
- Ăn trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành, cá, lúa mì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thỉnh thoảng, những thứ bám bụi chẳng hạn như gối lông, chăn bông, nệm, thảm và màn cửa có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
3. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm - eczama
Làn da khỏe mạnh sẽ giúp giữ ẩm và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, chất kích ứng da và các chất dị nguyên. Bệnh chàm da có liên quan đến nhiều gen có chức năng tổng hợp các chất bảo vệ da. Khi các gen này bị lỗi, da bạn sẽ không được bảo vệ tốt và dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, các chất kích thích và dị nguyên.
Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: Cơ địa và dị ứng nguyên.
Cơ địa
- Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử gia đình có người bị chàm, hen suyễn.
- Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...
- Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.
Dị ứng nguyên
- Các thuốc hay gây phản ứng
- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...
- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.
- Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.
- Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.
- Một số cây như: sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang.
- Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng.
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy rằng ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh chàm - eczema
Các yếu tố làm cho người ta có nguy cơ mắc bệnh này càng cao:
- Lịch sử cá nhân hoặc gia đình đã từng mắc bệnh chàm, dị ứng, sốt cao hay hen suyễn
- Là một nhân viên chăm sóc sức khoẻ, có liên quan đến viêm da tay
- Sống ở khu vực thành thị
- Có chứng rối loạn hành vi (ADHD)
- Da nhạy cảm, dễ bị dị ứng, ví dụ dị ứng với hóa chất, kim loại...
4. Tác hại của bệnh chàm - eczema
Bệnh chàm gây ra cho bệnh nhân cảm giác hết sức khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Các biến chứng của bệnh chàm có thể gồm:
Hen suyễn hay viêm mũi dị ứng: chàm da thỉnh thoảng xuất hiện trước các bệnh này. Hơn một nửa trẻ em có chàm da sẽ mắc hen suyễn hay viêm mũi dị ứng trước 13 tuổi.
Da ngứa và đóng vảy mạn tính: tình trạng này hay còn gọi là viêm da thần kinh (bệnh lichen phẳng) thường khởi phát với triệu chứng ngứa da. Bạn gãi vùng da này và sẽ cảm thấy ngứa hơn và sau đó gãi nhiều hơn như một thói quen. Điều này có thể làm da bạn bị ảnh hưởng, nhạt màu, trở nên dày và chai cứng hơn.
Nhiễm trùng da: việc gãi da nếu lặp lại nhiều lần sẽ làm nứt da và gây ra các vết loét, trầy xước ở da. Điều này làm tăng nguy cơ da bị nhiễm trùng với vi khuẩn và siêu vi, trong đó có vi-rút herpes simplex.
Viêm da bàn tay do chất kích thích: chủ yếu gặp ở những người lao động mà bàn tay thường xuyên bị ẩm ướt hay thường phải tiếp xúc với xà phòng, bột giặt và các chất khác.
Viêm da tiếp xúc do dị ứng: khá phổ biến với người có bệnh chàm da.
Gặp khó khăn khi ngủ: quá trình ngứa rồi gãi sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bạn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu:
- Bạn quá khó chịu vì đang mất ngủ hoặc bị phân tâm bởi các thói quen hàng ngày
- Da của bạn bị đau
- Bạn nghi là da của bạn bị nhiễm bệnh ( có các biểu hiện sọc đỏ, mủ, vảy vàng)
- Bạn đã thử các bước tự chăm sóc mà không thành công
- Bạn nghĩ rằng tình trạng này đang ảnh hưởng đến mắt hoặc thị lực của bạn
Mang con của bạn đến bác sĩ nếu bạn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng này hoặc nếu bạn nghi ngờ trẻ bị chàm. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay cho con bạn nếu trẻ bị phát ban, nhiễm trùng và sốt.
5. Các phương pháp điều trị bệnh chàm - eczema
Chẩn đoán
Khi đến khám tại Hello Doctor, bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra làn da và xem xét lại tiền sử bệnh lý của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng thử các xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh ngoài da khác hoặc xác định các điều kiện đi kèm với bệnh chàm của bạn.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi mắc bệnh chàm
Điều trị
Bệnh chàm có thể tồn tại trong thời gian dài. Do đó bạn cần thử nhiều biện pháp điều trị khác nhau qua nhiều tháng hay vài năm. Và thậm chí dù điều trị thành công, các dấu hiệu và triệu chứng cũng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào (đợt bùng phát).
Việc nhận biết bệnh sớm rất quan trọng vì bạn có thể bắt đầu điều trị ngay lúc này. Nếu các phương pháp chăm sóc da tại nhà hay giữ ẩm da không hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị theo các biện pháp sau:
Điều trị bằng thuốc
- Kem làm giảm ngứa và lành da: có thể bác sĩ sẽ kê loại kem có thành phần kháng viêm. Thoa lên da theo hướng dẫn sử dụng sau khi dưỡng ẩm. Việc dùng quá nhiều chất này có thể gây một số tác dụng phụ như làm mỏng da.
- Thuốc kháng sinh: bác sĩ có thể kê một số loại kem kháng sinh nếu da bạn bị nhiễm trùng, có vết thương hở hay bị nứt rạn da. Ngoài ra, có thể bạn sẽ cần dùng thêm kháng sinh dạng viên uống trong thời gian ngắn để điều trị triệt để nhiễm trùng.
- Thuốc kháng viêm dạng viên uống: với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thêm kháng viêm đường uống. Những thuốc này có thể hiệu quả nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Các phương pháp khác
Băng ướt: với bệnh chàm nặng thì bọc băng ướt lên vùng da bị ảnh hưởng có thể có hiệu quả. Phương pháp này thỉnh thoảng được dùng ở bệnh viện với những bệnh nhân có tổn thương loét da lan rộng bởi và cần được thực hiện bởi điều dưỡng có kinh nghiệm. Hoặc nếu có thể bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ và được bác sĩ chỉ bảo hướng dẫn về cách áp dụng phương pháp này tại nhà.
Dùng quang học: phương pháp này dùng cho người bệnh không khỏi với các phương pháp thông thường hay người có đợt bùng phát đột ngột dù đã điều trị. Cách đơn giản nhất đó là chiếu một lượng ánh sáng tự nhiên vừa đủ vào da của bạn.
Thư giãn và thay đổi lối sống hành vi: các cách này nhằm làm giảm thói quen hay gãi để giảm ngứa ở nhiều người.
Cách tự chăm sóc tại nhà
Thay đổi lối sống
Để giảm ngứa và dịu vùng da bị viêm, bạn hãy thử các cách sau:
- Làm ẩm da ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Thoa kem chống ngứa lên vùng da bị ảnh hưởng
- Thuốc chống ngứa hay thuốc chống dị ứng đường uống
- Không được gãi, thay vào đó khi ngứa bạn hãy thử ấn đè lên da. Với trẻ em, nhằm tránh tác hại do gãi bạn cần cắt móng tay hay cho trẻ mang bao tay khi ngủ.
- Đắp băng lên vùng da bị ảnh hưởng giúp bảo vệ da và ngăn ngừa việc gãi ngứa
- Tắm bằng nước ấm
- Nên lựa chọn loại xà phòng không màu và không mùi và cần tắm rửa sạch sẽ
- Dùng máy điều hòa độ ẩm không khí tại nhà
- Mặc những quần áo mát, vải trơn để tránh bị ngứa do quần áo quá chật hay cọ xát với da. Nên mặc những loại quần áo phù hợp với khí hậu thời tiết để tránh tiết mồ hôi quá nhiều
- Giảm stress và lo lắng
7. Phòng chống bệnh chàm - eczema
Để phòng ngừa bệnh chàm bạn cần:
- Không nên tắm quá nhiều và tắm lâu.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi tắm.
- Tắm nước không quá nóng, sử dụng xà phòng nhẹ.
- Hạn chế tiếp xúc các chất kích thích đặc biệt như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, đồ trang sức, những chất gây kích thích.
- Mặc quần áo rộng ( các loại vải sợi bông ít khó chịu hơn những loại sợi tổng hợp, len)
- Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng.
- Tập thể dục, thiền, các biện pháp tâm lý giảm căng thẳng gây kích thích bệnh chàm.
- Đeo găng bảo vệ khi tiếp xúc với công việc hàng ngày đặc biệt là với những người thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Tránh các hoạt động làm đổ mồ hôi nhiêu cũng như thay đổi nhiệt độ cách đột ngột.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm ngay cả trong mùa đông ( không khí bị khô) vào mùa hè hạn chế sử dụng vì dùng điều hòa làm giảm độ ẩm trong không khí.
- Duy trị nhiệt độ mát trong phòng ngủ, quá nóng gây đổ mồ hôi dẫn tới kích ứng dẫn đến ngứa.
- Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận ngay khi không xuất hiện biểu hiện của bệnh chàm.
Đối với bệnh chàm, tốt nhất là nên được điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bạn thấy mình có các biểu hiện của bệnh chàm, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được sự điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Từ khóa » Eczema Triệu Chứng
-
Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng ...
-
Eczema Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Eczema Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Bệnh ...
-
Viêm Da Cơ địa (Eczema) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
7 Loại Bệnh Chàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Hình ảnh | Vinmec
-
Bệnh Eczema Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả?
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Eczema - ICare Pharma
-
Bệnh Chàm - Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách đánh Bay ...
-
Các Triệu Chứng Của Bệnh Chàm Eczema - Trung Tâm Y Tế Tam Kỳ
-
Bệnh Eczema Là Gì ? Nhận Biết Và điều Trị Thế Nào đúng Cách ?
-
Chàm Da - Eczema Là Bệnh Lý Gì? Bỏ Túi Kiến Thức Cần Biết Về Bệnh ...
-
[PDF] Biết Bệnh Eczema (chàm Bội Nhiễm) Của Con Quý Vị
-
Bệnh Chàm Da (Eczema): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chẩn đoán