Bệnh Chàm Khô Là Gì? Hình Ảnh, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bệnh chàm khô là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy khó chịu và bề mặt da sần sùi. Tuy không ảnh hưởng sức khỏe toàn thân nhưng nếu không chăm sóc tốt, tổn thương có thể gây biến dạng và viêm nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh da bị chàm khô
Bệnh chàm khô thực tế là một dạng chàm tiếp xúc đã chuyển thành mãn tính gây nên. Như tên gọi, bệnh chàm khô khiến cho vùng da bị ảnh hưởng trở nên ngứa ngáy, khô, sần sùi, bong tróc, nứt nẻ. Các khu vực thường xuất hiện là chàm ở đầu ngón tay, ngón chân và da mặt.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Mặc dù không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh có tính chất dai dẳng, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Dưới đây là một số hình ảnh bệnh chàm khô, bạn đọc có thể tham khảo và quan sát tình trạng đang gặp phải có giống với hình ảnh của bệnh hay không:
Trường hợp không điều trị, chàm khô trở nên nghiêm trọng hơn có thể gây biến chứng, dị dạng các móng tay, nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo vĩnh viễn cho cơ thể.
Vào những ngày thời tiết không tốt là điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm khô bùng phát. Những vùng da thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm như: mặt, ngón tay, chân sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Xem thêm: Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Có lây không?
Triệu chứng của bệnh chàm khô
Một số triệu chứng bệnh chàm khô thường gặp như:
- Sưng tấy, phù nề da: Trên da người bệnh lúc này có nhiều mảng màu hồng, hơi sưng nhẹ. Tại vị trí sưng vùng da gần như là khô và khá ngứa ngáy.
- Nổi mụn nước trên da: Những nốt mụn trắng li ti, bên trong có chứa dịch khiến cho cảm giác ngứa ngáy tăng lên. Nốt mụn trắng sẽ lớn dần, dễ vỡ, tạo thành những mảng chàm lớn. Nếu không chăm sóc tốt, người bệnh rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn vỡ.
- Da bong tróc: Da trở nên khô và bong tróc khi những nốt mụn nước bị vỡ và chảy dịch. Khi đó, chỉ cần một chuyển động kéo căng, vùng da đó cũng sẽ trở nên nứt nẻ, chảy máu.
- Bộ nhiễm trên da: Da không thể phục hồi nhanh khi bị bong tróc, mụn nước có thể tiếp tục nổi lên ở những vùng xung quanh tạo nguy cơ bội nhiễm, khó khăn cho việc điều trị.
Thực tế, những triệu chứng kể trên có điểm tương đồng với một số bệnh lý ngoài da khác. Do đó, nhiều người nhầm lẫn bệnh dẫn đến việc điều trị sai hướng. Bạn nên thăm khám nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài không thuyên giảm.
Nguyên nhân gây bệnh chàm khô là gì?
Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô do:
Do di truyền
Chàm khô hình thành một phần có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Thông qua sinh thiết da, chuyên gia xác định người bệnh thường mắc chàm khô do tình trạng thiếu hụt protein filaggrin trong lớp sừng trên da. Việc này dẫn đến hiện tượng mất nước, giảm sức đề kháng của da, tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập gây bệnh.
Do rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa là vấn đề khiến lớp tế bào sừng trên da tăng sinh quá mức. Đây cũng là nguyên nhân gây nên một vài chứng bệnh da liễu khác. Với bệnh chàm khô, da người bệnh sẽ bị sần sùi, khô và bong tróc ngứa ngáy ở một số khu vực.
Các yếu tố nguy cơ khác
Những yếu tố nguy cơ khác ngoài hai nguyên nhân kể trên có thể kể đến:
- Tiếp xúc với hóa mỹ phẩm: Tiếp xúc thường xuyên với những loại hóa mỹ phẩm có tính kiềm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu sừng trên da. Những sản phẩm sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ gây chàm khô như: bột giặt, nước rửa chén, sữa tắm, dầu gội,…
- Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết là một trong nguyên nhân gây khô da, nứt nẻ.
- Môi trường sống ô nhiễm: Những người sống ở nơi bị ô nhiễm có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về da liễu.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh còn có thể bùng phát nếu cơ thể bạn có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị tác động khi ăn phải thực phẩm dị ứng, dị nguyên. Nếu không biết cách chăm sóc da, lâu dần da cũng bị dày sừng, khô nứt nẻ,…
Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm khô
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, chàm khô khá dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.
Trường hợp không điều trị, kết hợp với việc cào gãi gây vết thương hở có thể khiến bệnh chàm khô phát triển theo chiều hướng xấu. Nguy cơ bệnh lan rộng cao, gây nhiều triệu chứng khó chịu hơn cho người bệnh. Bên cạnh đó, cũng có thể đối mặt với những tình trạng như:
- Gây chàm bội nhiễm: Tình trạng chàm bội nhiễm gây sưng, đỏ rát và tụ mủ trên da. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng toàn thân khác như sốt, mệt mỏi, chán ăn hoặc buồn nôn.
- Gây biến dạng móng: Trường hợp bệnh kéo dài không được điều trị, vết chạm bắt đầu lan rộng, khiến móng dị dạng, vàng giòn, dễ gãy hơn.
- Ảnh hưởng tâm lý: Người bệnh thấy tự ti, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, việc khu vực chàm khô gây ngứa ngáy còn ảnh hưởng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh.
Tình trạng bệnh chàm khô bội nhiễm, các hại khuẩn, nấm hoặc virus trên da người bệnh có thể xâm nhập qua da người lành thông qua những vết thương hở hoặc vùng da có bị nhiễm trùng trước đó.
Gợi ý: Cách Trị Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân và Triệu chứng
Các cách điều trị bệnh chàm khô
Điều trị bệnh chàm khô không quá khó khăn, tuy nhiên việc điều trị dứt điểm bệnh là việc không đơn giản. Mục đích can thiệp là giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, cải thiện tổn thương trên da và phòng ngừa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những hướng điều trị được áp dụng đối với chứng chàm khô:
1. Điều trị bệnh chàm khô bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi thuốc thường có tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do chàm khô gây ra. Một số loại thường dùng có thể kể đến như:
- Dung dịch sát trùng: Tác dụng giúp vệ sinh da, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng loại phổ biến như milian, eosin 2%,…
- Thuốc kháng histamin: Loại thường dùng là diphenhydramine, tác dụng an thần nhẹ, cải thiện triệu chứng.
- Thuốc bôi có chứa corticoid: Các loại phổ biến như ellome, eumovate,… giảm ngứa, viêm da.
- Thuốc kháng sinh: Chàm khô gây viêm nhiễm vi khuẩn thường được chỉ định thêm thuốc kháng sinh.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da giảm khô rát, bong tróc. Nên chọn sản phẩm chiết xuất thiên nhiên và không hóa chất mạnh. Một số loại được khuyến cáo như ellgy, softerin,…
Dùng thuốc tân dược điều trị bệnh chàm khô có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị như: gây hại cho thận, gan, tạo cảm giác hoa mắt, chóng mặt,…
Trường hợp người bệnh có nhiều tổn thương da, diện tích bị ảnh hưởng rộng khắp không còn cải thiện mặc dù đã sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện quang trị liệu để loại bỏ bệnh chàm khô.
Phương pháp này được thực hiện thông qua thao tác y tế chiếu tia cực tím trực tiếp vào khu vực da bị chàm khô, đẩy lùi các tác nhân gây hại hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ cũng khá cao. Ngoài ra, trường hợp hiếm có thể mắc ung thư da sau khi điều trị bệnh chàm khô bằng quang trị liệu.
2. Điều trị chàm khô nhẹ bằng mẹo dân gian
Trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp tại nhà để điều trị bệnh. Phương pháp thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên đảm bảo độ an toàn cao. Bên cạnh đó, chi phí điều trị thấp, giúp người bệnh có thể điều trị lâu dài mà không lo ngại kinh tế.
Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa ngoài công dụng dưỡng da còn giúp da cải thiện triệu chứng bệnh chàm khô hiệu quả. Các dưỡng chất giúp cấp ẩm cho da, giảm tình trạng sần sùi, khô ráp. Thực hiện theo cách làm sau:
- Vệ sinh vùng da bị chàm khô với nước sạch, sau đó sử dụng khăn thấm khô.
- Tiếp đến, bạn lấy một tí dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da cần điều trị.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da.
- Lưu lại dầu dừa trên da thêm 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Áp dụng cách làm này mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp sát khuẩn, giảm viêm da hiệu quả. Do đó, lá trà xanh được sử dụng trong điều trị bệnh chàm khô. Thực hiện theo cách làm sau:
- Hái một nắm lá trà xanh, ngâm rửa với nước muối loãng và nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho lá trà xanh vào nồi đun với 200ml nước, sau 5 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước lá trà nấu để rửa vùng da bị chàm khô để giảm cơn ngứa ngáy, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài hai cách này, bạn có thể tận dụng những loại lá khác để trị bệnh chàm khô như lá ổi, lá trầu không, lá khế, ngải cứu,… Áp dụng cách làm nấu nước ngâm rửa ngoài da giúp giảm triệu chứng khó chịu, tránh viêm nhiễm da.
3. Điều trị bệnh chàm khô bằng Đông y
Bên cạnh áp dụng Tây y và một vài mẹo dân gian điều trị chứng chàm khô khó chịu, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị bệnh an toàn như:
Bài thuốc ngoài da:
- Bài thuốc rửa: Sử dụng những nguyên liệu như 100g mỗi vị kinh giới, lá vối tươi. Rửa sạch rồi đun sôi, tắt bếp và chờ cho nước nguội còn âm ấm dùng ngâm rửa vùng da đang bị bệnh.
- Bài thuốc mỡ: Các nguyên liệu được dùng như hoàng liên, hồng hoa, hồng đơn và chu sa, mỗi vị lấy khoảng 4g. Tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn với một ít mỡ trang. Thoa thuốc mỡ sau khi đã ngâm rửa da với bài thuốc trên.
Bài thuốc uống: Có thể chọn một trong số các bài thuốc sau:
- Bài 1: Dùng kinh giới, thục địa, sinh địa mỗi vị lấy khoảng 16g, kết hợp với thương truật, bạch thược và đương quy, phòng phong mỗi vị 12g, nấu chung với bạch tật lê, thuyền thoái, khổ sâm mỗi vị 8g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài 2: Sắc thuốc uống mỗi ngày với các vị thuốc 2g hoàng cầm, 4g bạch thước, 8g hoàng liên. Trước khi sắc nên tán mịn những vị thuốc trên, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài 3: Dùng mỗi vị ké đầu ngựa, hy thiêm, phù bình, hoàng bá 12g. Kết hợp cùng phòng phong, thương truật mỗi vị lấy 8g nấu uống hàng ngày.
Dựa vào tình trạng chàm khô trên da để lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý kết hợp thuốc tây, đông y khi chưa có hướng dẫn từ người có chuyên môn. Sử dụng sai thuốc, sai cách có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Bài viết liên quan: Chữa bệnh chàm bằng Đông y và những điều cần lưu ý
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm khô tái phát
Bên cạnh điều trị bệnh chàm khô, người bệnh nên lưu ý việc chăm sóc da hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Một số lưu ý như sau:
- Giữ vệ sinh làn da hàng ngày, không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm khiến da mất đị độ ẩm tự nhiên, mất cân bằng pH khiến da trở nên khô hơn, ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.
- Không dùng vật nhọn, cứng hoặc móng tay cào gãi vào những vùng da đang bị chàm khô, đặc biệt là có mụn nước chứa mủ sưng to. Việc làm vỡ mụn nước có thể khiến da bị bội nhiễm, lan rộng tổn thương.
- Giữ ẩm cho da bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc phù hợp. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần nhẹ dịu, lành tính, không thoa lên vết thương hở. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn và dùng các sản phẩm chăm sóc da trong quá trình điều trị chàm khô.
- Bảo vệ da khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh môi trường ô nhiễm, hóa chất hoặc các dị nguyên như lông thú nuôi, phấn hoa, ẩm mốc,…
- Trong thời gian điều trị, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất trong nước rửa chén, bột giặt, xà phòng,….Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, để giúp da thông thoáng, tránh chà xát làm tổn thương da.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều trái cây, hoa quả tươi. Tránh ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, không uống bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh stress, áp lực căng thẳng. Tập luyện thể dục, thể thao giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự gây hại của những tác nhân bên ngoài.
- Thăm khám da liễu nếu nhận thấy tình trạng viêm da không cải thiện, thông báo với bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc gặp triệu chứng bất thường.
Bệnh chàm khô là bệnh lý da liễu phổ biến, không gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị, chàm khô kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và tâm lý. Nhất là trường hợp chàm khô biến chứng làm dị tật ngón tay, chân, mất thẩm mỹ da mặt.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả cao và những lưu ý
- Cách trị chàm khô bằng dầu dừa không phải ai cũng biết
Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Chàm Eczema
-
Hình ảnh Bệnh Chàm Giúp Phân Biệt Các Thể Bệnh! - Kem Bôi Sodermix
-
7 Loại Bệnh Chàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Hình ảnh | Vinmec
-
Bệnh Chàm Khô: Hình Ảnh Nhận Biết Và Cách Điều Trị
-
Một Số Hình ảnh Của Bệnh Chàm Ezecma Thường Gặp - Sức Khỏe 247
-
Chùm ảnh Bệnh Eczema Giúp Mọi Người Hình Dung Rõ Hơn Về Bệnh!
-
Bệnh Chàm (ECZEMA )Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
-
Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng ...
-
Các Bệnh Chàm Da - Đặc Điểm, Hình Ảnh Nhận Biết - 2Doctor
-
Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Triệu Chứng Bệnh Eczema Thường Gặp Và Hình Ảnh Nhận Biết
-
Bệnh Chàm - Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách đánh Bay ...
-
Bệnh Chàm Eczema: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý An ...
-
Viêm Da Cơ địa (Eczema) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chàm Da - Eczema Là Bệnh Lý Gì? Bỏ Túi Kiến Thức Cần Biết Về Bệnh ...