Bệnh Chân Tay Lạnh: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Bệnh
  3. Chân tay lạnh

Nội dung chính:

  • Tóm tắt
  • Nguyên nhân
  • Phòng ngừa
  • Điều trị
Chân tay lạnh Ở nhiều người, các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung, không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên, lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.

Tên gọi khác: Chân tay lạnh

Triệu chứng

Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng, ngứa, thô ráp, đen và dày hơn. Chân tay bị phù hoặc xuất hiện mụn nước.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ.

Điều trị

Ngâm chân tay với nước nóng hàng ngày, tập thể dục để thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ sung thực phẩm giàu calo, ngủ đủ giấc, massage lòng bàn tay, bàn chân....

Chân tay lạnh - Ảnh minh họa 1 Chân tay lạnh - Ảnh minh họa 2 Chân tay lạnh - Ảnh minh họa 3 Chân tay lạnh - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

  • Ở nhiều người, các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung, không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên, lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.

  • Nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12.

  • Chỉ cần thử máu đơn giản sẽ xác định được 2 nguyên nhân trên để có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.

Phòng ngừa

  • Do sự lưu thông máu giảm: Mùa đông nhiệt độ hạ thấp khiến cho các thành mạch trong cơ thể co lại, ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu. Lúc này, máu về tay chân (những điểm xa tim) giảm nên bộ phận này thường bị lạnh hơn so với các mùa khác trong năm.

  • Tim không thể thực hiện tốt việc cung cấp máu đến các bộ phận ngoại vi của cơ thể: Do cơ thể thiếu máu – thiếu thể tích tuần hoàn máu, Hemoglobin (một huyết cầu tố làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ) và các tế bào hồng cầu thấp.

  • Máu vận chuyển kém: Sự vận chuyển máu đến bàn tay và bàn chân lưu thông kém, làm cho bàn tay và bàn chân đặc biệt là ngón tay, ngón chân bị lạnh.

  • Do thói quen hút thuốc lá, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng: Nếu ở tình trạng này, động mạch ngoại vi của bạn trở nên hẹp hơn, dẫn tới hạn chế sự lưu thông của máu đến bàn tay và bàn chân.

  • Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt: Đây là thay đổi do nội tiết gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu dưới da và làm giảm lưu lượng máu, làm máu lưu thông kém.

  • Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn kiêng quá mức hoặc chán ăn, cũng dẫn đến sự lưu thông máu kém.

  • Ngoài ra, lạnh tay chân mùa đông cũng có thể là biểu hiện ủ bệnh của một căn bệnh nào đó như hội chứng Raynaud (do thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, ngón chân). Nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ dễ dẫn đến xơ da đầu ngón, cơ, xương cũng bị ảnh hưởng. Hội chứng này cũng dẫn tới các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính và bệnh động mạch.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu bạn bị lạnh tay chân do các nguyên nhân trên, việc điều trị cần tiến hành kịp thời, tránh những nguy cơ sức khỏe lâu dài như kinh nguyệt ít, vô sinh, luôn mệt mỏi, dễ ớn lạnh, bệnh thấp khớp,...

Điều trị

  • Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà… mà nên đeo găng tay để bảo vệ trước khi làm việc tiếp xúc với chúng.

  • Không nên tiếp xúc với nước quá lạnh. Khi tắm  nên sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm đi cơn ngứa.

  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

Các bài viết liên quan
  • Nguyên nhân trẻ sốt chân tay lạnh và cách chăm sóc
  • Cách xử lý trẻ sốt cao chân tay lạnh
  • Vì sao trẻ bị đau đầu, buồn nôn, lạnh người?

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Lạnh Chân