Bệnh Chèn ép Dây Thần Kinh Thẹn

Triệu chứng

Khiến bạn cảm thấy nóng rát, đau nhói hoặc bị châm chích; Phát triển dần dần hoặc đột ngột; Đau liên miên nhưng đôi khi có thể đỡ hơn hoặc đau hơn;

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc chứng đau dây thần kinh thẹn hoặc không thể xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau, họ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia để thử nghiệm thêm. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:

  • Khám âm đạo hoặc trực tràng để xem liệu cơn đau có xảy ra khi bác sĩ dùng ngón tay đặt áp lực lên dây thần kinh thẹn;

Điều trị

Tránh những việc làm cho cơn đau trầm trọng hơn, chẳng hạn như đi xe đạp, phòng tránh táo bón hoặc ngồi lâu – có thể sử dụng đệm đặc biệt và áp dụng các phương pháp điều trị táo bón;

Tổng quan

Chèn ép dây Thần kinh thẹn là bệnh gì?

Chèn ép dây thần kinh thẹn là một loại đau vùng chậu mạn tính, xuất phát từ tổn thương hoặc kích ứng dây thần kinh vòm (thẹn).

Các dây thần kinh thẹn là một trong những dây thần kinh chính trong khung chậu, hỗ trợ cho các khu vực như:

  • Mông dưới;

  • Khu vực giữa mông và bộ phận sinh dục;

  • Khu vực xung quanh trực tràng;

  • Âm hộ, âm đạo và âm vật ở phụ nữ;

  • Bìu và dương vật ở nam giới.

Chèn ép dây thần kinh thẹn rất khó chịu và gây lo lắng, nhưng luôn có trợ giúp điều trị và có nhiều phương pháp điều trị bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của Chèn ép dây thần kinh thẹn là gì?

Triệu chứng chính của đau dây thần kinh thẹn là đau vùng chậu. Cơn đau có thể:

  • Khiến bạn cảm thấy nóng rát, đau nhói hoặc bị châm chích;

  • Phát triển dần dần hoặc đột ngột;

  • Đau liên miên nhưng đôi khi có thể đỡ hơn hoặc đau hơn;

  • Đau hơn khi ngồi và đỡ đau hơn khi đứng hoặc nằm xuống.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cảm giác tê và bồn chồn ở vùng chậu;

  • Cơn đau trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi chỉ chạm nhẹ hoặc mặc quần áo không thoải mái;

  • Cảm giác sưng tấy hoặc có một vật gì đó giống như quả bóng golf hoặc bóng tennis ở đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục);

  • Cần phải đi vệ sinh thường xuyên hoặc đột ngột;

  • Đau khi quan hệ tình dục, khó đạt cực khoái và Rối loạn cương dương ở nam giới.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám ngay nếu bạn bị đau vùng chậu dai dẳng. Chèn dây thần kinh thẹn có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị và điều trị sớm có thể sẽ có hiệu quả hơn. Sự căng thẳng khi sống với tình trạng này cũng có thể tác động đáng kể đến thể chất và tinh thần của bạn nếu bệnh không được điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Chèn ép dây thần kinh thẹn - Ảnh minh họa 1 Chèn ép dây thần kinh thẹn - Ảnh minh họa 2 Chèn ép dây thần kinh thẹn - Ảnh minh họa 3 Chèn ép dây thần kinh thẹn - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chèn dây thần kinh thẹn là gì?

Viêm dây thần kinh thẹn có thể xảy ra nếu dây thần kinh thẹn bị tổn thương, kích thích hoặc đè nén. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Cơ hoặc mô gần đó chèn ép – đôi khi được gọi là rối loạn thần kinh thẹn hoặc hội chứng ống Alcock;

  • Ngồi, đi xe đạp, cưỡi ngựa trong thời gian dài hoặc táo bón (thường là vài tháng hoặc nhiều năm) – điều này có thể gây ra những tổn thương nhỏ cho vùng chậu;

  • Đã từng phẫu thuật vùng chậu;

  • Gãy một trong những xương trong khung chậu;

  • Tổn thương dây thần kinh thẹn trong khi sinh con – tổn thương này có thể cải thiện sau một vài tháng;

  • Sự phát triển của khối u lành tính hoặc khối u ác tính (ung thư) chèn ép dây thần kinh thẹn.

Trong một số trường hợp, nguyên nhân cụ thể không được xác định.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chèn ép dây thần kinh thẹn?

Chèn ép dây thần kinh thẹn rất phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn so với nam giới và ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh thẹn?

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ đối với tình trạng này:

  • Đạp xe;

  • Ngồi quá lâu.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chèn ép dây thần kinh thẹn?

Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng chèn ép dây thần kinh thẹn:

  • Giúp ruột và bàng quang khỏe mạnh: Bạn nên cố gắng tránh căng thẳng khi đi tiểu vì điều này sẽ làm căng dây thần kinh. Bạn cần tránh thuốc kích thích nhuận tràng. Liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp bạn có một liệu trình tốt cho bàng quang.

  • Chỉnh sửa cách ngồi: Bạn nên tránh áp lực lên đáy chậu (vùng bên trong xương chậu) để giúp ngăn ngừa đè nén dây thần kinh. Bạn có thể mua những chiếc đệm bọt. Thay vì ngồi quá nhiều, bạn nên đứng trong một khoảng thời gian trong ngày bằng cách đặt máy tính lên một chiếc hộp hoặc nâng bàn lên;

  • Tránh các hoạt động thể chất gây kích ứng dây thần kinh: Hoạt động cần tránh nhất chính là đạp xe. Các hoạt động khác để giảm thiểu là nhảy lò xo và các bài tập cơ bắp. Nắn xương và liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp bạn xác định các chuyển động cụ thể mà bạn cần hạn chế trong một khoảng thời gian tới;

  • Thích nghi với đời sống tình dục: kKhi quan hệ tình dục, cơn đau có thể bùng phát. Có rất nhiều lựa chọn để vừa giữ gìn đời sống tình dục, vừa giúp bạn không đau. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cho vấn đề này.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán chèn ép dây thần kinh thẹn?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và có thể tiến hành kiểm tra khu vực vùng chậu để tìm kiếm nguyên nhân rõ ràng gây ra cơn đau.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc chứng đau dây thần kinh thẹn hoặc không thể xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau, họ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia để thử nghiệm thêm. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:

  • Khám âm đạo hoặc trực tràng để xem liệu cơn đau có xảy ra khi bác sĩ dùng ngón tay đặt áp lực lên dây thần kinh thẹn;

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra các vấn đề như việc chèn ép dây thần kinh thẹn và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra cơn đau;

  • Kiểm tra thần kinh: Bác sĩ sẽ chèn một thiết bị nhỏ vào trực tràng để kích thích các dây thần kinh gần đó bằng xung điện nhẹ nhằm kiểm tra xem các dây thần kinh đang hoạt động tốt hay không;

  • Tiêm dây thần kinh: Thuốc giảm đau được tiêm xung quanh dây thần kinh thẹn để xem liệu cơn đau có cải thiện hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chèn ép dây thần kinh thẹn?

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh bao gồm:

  • Tránh những việc làm cho cơn đau trầm trọng hơn, chẳng hạn như đi xe đạp, phòng tránh táo bón hoặc ngồi lâu – có thể sử dụng đệm đặc biệt và áp dụng các phương pháp điều trị táo bón;

  • Thuốc giảm đau gồm các thuốc đặc biệt để giảm đau thần kinh, chứ không phải các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol;

  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể dạy bạn các bài tập giúp thư giãn các cơ sàn chậu (các cơ được dùng để kiểm soát tiểu tiện) và các cơ gây kích thích dây thần kinh thẹn khác;

  • Tiêm thuốc giảm đau: Tiêm thuốc gây mê cục bộ và thuốc steroid có thể giúp giảm đau trong vài tháng một lần;

  • Giải phẫu để loại bỏ chỗ chèn ép: Nếu một thứ gì đó đang chèn ép vào dây thần kinh thẹn, chẳng hạn như mô, phẫu thuật định vị lại mô có thể giúp cải thiện cơn đau;

  • Kích thích thần kinh: Một thiết bị đặc biệt được phẫu thuật cấy ghép dưới da để tạo xung điện nhẹ cho dây thần kinh và ngắt tín hiệu đau gửi đến não.

Từ khóa » Giảm đau Thần Kinh Thẹn