BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG

  • Trang nhất
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu Sở Y tế
      • Sự hình thành và phát triển
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Đơn vị trực thuộc
      • Danh bạ Điện thoại - Email
    • Chức Năng - Nhiệm vụ
    • Sơ đồ tổ chức
    • Đơn vị trực thuộc
    • Danh bạ Điện thoại - Email
    • Liên hệ
    • Người phát ngôn
  • Tin Tức - Sự kiện
    • Khám chữa bệnh
    • Y tế dự phòng
    • Dược, trang thiết bị
    • Y học cổ truyền
  • Thông tin văn bản
    • Giấy mời
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Góp ý dự thảo văn bản
    • Thông báo đình chỉ lưu hành thuốc, mỹ phẩm
    • Thông tin về Dịch bệnh COVID-19
      • Phân công thường trực phòng, chống dịch COVID-19
      • Thông tin về dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Định
  • Cải cách hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính
    • Văn bản thủ tục hành chính
    • Văn bản về CCHC
    • Danh mục TTHC trực tuyến
      • Danh mục TTHC UBND đã công bố
      • Danh mục TTHC liên thông VP UBND tỉnh
      • Danh mục TTHC qua Bưu điện
      • Danh mục TTHC theo cơ chế một cửa
    • Thư Xin lỗi
  • Hỏi - Đáp
  • Thư điện tử
  • Tim kiếm
  • RSS
  • Sơ đồ cổng
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • Tin hoạt động Sở
  • Khám chữa bệnh
BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG Thứ năm - 05/09/2019 09:34 Bệnh còi xương là bệnh làm cho xương mềm, yếu, dễ bị biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự phát triển thể chất của trẻ. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, đây là thời kỳ mà hệ thống xương đang phát triển nhanh.
Tư vấn cho bà mẹ có con nhỏ về phòng bệnh còi xương
Tư vấn cho bà mẹ có con nhỏ về phòng bệnh còi xương
Nguyên nhân còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng can xi ở ruột và làm giảm can xi trong máu. Vì vậy, cơ thể buộc phải huy động can xi từ xương vào máu, làm cho xương thiếu can xi gây nên còi xương, loãng xương… Trên thực tế trẻ dễ thiếu vitamin D là do thiếu ánh sáng mặt trời như trẻ ở vùng có nhiều sương mù hoặc nhà cửa ẩm thấp, chật chội, thiếu ánh sáng hay trẻ sinh vào mùa đông; ăn uống kiêng khem quá mức; trẻ không được bú mẹ; trẻ đẻ non; trẻ sinh đôi, sinh ba; trẻ quá bụ bẫm do nhu cầu can xi, phốt pho cao hơn bình thường; trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bác sỹ Nguyễn Thị Huệ - Khoa Nhi, Trung tâm Y tế TP. Quy Nhơn cho biết: “ Biểu hiện của chứng còi xương: Trong thời kỳ đầu: Triệu chứng của bệnh chưa rõ rệt, trẻ thường có biểu hiện rối loạn thần kinh như hay quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc, vã mồ hôi nhiều nhất là lúc ngủ. Tóc rụng phía hai bên tai, sau gáy tạo thành hình vành khăn (hay còn là hiện tượng chiếu liếm). Thời kỳ toàn phát: xương sọ mềm, thóp rộng, bờ thóp mềm và chậm kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô). Đầu bẹp cá trê. Một số biểu hiện khác như răng thường mọc chậm, chậm lẫy, chậm bò, chậm đi, trương lực cơ nhão, táo bón. Trẻ ít lanh lợi, sự phát triển về chiều cao cũng như cân nặng kém hơn trẻ khỏe mạnh cùng lứa tuổi. Thời kỳ di chứng: vùng cổ tay và cổ chân có hiện tượng xương gồ lên (vòng cổ tay, vòng cổ chân). Khi đứng được, đi được thì xương cẳng chân có thể sẽ bị biến dạng hình chữ X, chữ 0 (chân vòng kiềng) và xương khung chậu bị lệch. Lồng ngực cũng sẽ bị biến dạng lép hoặc nhô ra như ức gà. Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu. Để phòng bệnh, người mẹ khi mang thai cần làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú người mẹ nên ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngày vài lần lúc sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và lúc chiều tối (khoảng 4-5 giờ chiều). Có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng. Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở phòng tối và kín. Phòng ở phải thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Đối với trẻ: cho trẻ tắm nắng hàng ngày, sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra ngoài tắm nắng 10-15 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Để chân, tay, lưng, bụng trẻ trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chế độ ăn uống: cho trẻ bú mẹ đầy đủ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và can xi như bơ, trứng, dầu gan cá, bơ thực vật, sữa và các loài cá nhiều dầu như cá ngừ, cá trích, cá hồi, cua, tôm. Cần xóa bỏ quan niệm hầm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương. Cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì vitamin D là loại tan trong dầu nêú chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thụ được đầy đủ vẫn sẽ bị còi xương. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, sinh non, thiếu cân rất cần thiết cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để được các bác sỹ chuyên khoa nhi tư vấn chế độ ăn cho trẻ. Những trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng kéo dài cần được khám bệnh và điều trị tích cực theo đơn của bác sĩ như bệnh viêm VA, viêm hô hấp trên, viêm phế quản co thắt, viêm tai. Khi nghi ngờ có biểu hiện còi xương cần đưa trẻ đi khám để tư vấn và điều trị kịp thời”.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở TUỔI HỌC ĐƯỜNG

    (05/09/2019)
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU

    (06/09/2019)
  • MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ

    (09/09/2019)
  • Phòng các bệnh truyền nhiễm xảy ra trong mùa năng nóng

    (11/09/2019)
  • ĐỪNG CHỦ QUAN BỆNH VIÊM XOANG DO NẤM

    (11/09/2019)
  • Phòng bệnh tay chân miệng

    (12/09/2019)
  • NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẦM

    (13/09/2019)
  • Ngành Y tế tăng cường công tác phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế

    (13/09/2019)
  • Những điều cần biết về viêm họng liên cầu ở trẻ em

    (16/09/2019)
  • Bệnh dạ dày - Đừng nên xem nhẹ dấu hiệu bệnh

    (16/09/2019)

Những tin cũ hơn

  • PHÒNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ

    (04/09/2019)
  • CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THỜI KỲ MANG THAI

    (04/09/2019)
  • BỔ SUNG ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI

    (04/09/2019)
  • Triển khai chương trình trao đổi, hỗ trợ kinh nghiệm chuyên môn về phẫu thuật chỉnh hình

    (04/09/2019)
  • PHÒNG BỆNH VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM

    (03/09/2019)
  • BỆNH VIÊM KẾT MẠC CẤP – BỆNH THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

    (30/08/2019)
  • Thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu năm 2019.

    (29/08/2019)
  • VIÊM KHỚP DẠNG THẤP- NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

    (29/08/2019)
  • PHÒNG CONG VẸO CỘT SỐNG TUỔI HỌC ĐƯỜNG

    (28/08/2019)
  • Bệnh viện Mắt tỉnh Bình Định nỗ lực đem lại ánh sáng cho trẻ

    (26/08/2019)
Danh mục Văn bản Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 Văn bản hướng dẫn Phòng, chống dịch Đậu mùa khỉ Văn phòng điện tử Công dân hỏi - CQNN trả lời Cung cấp dvc trực tuyến Thư viện Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, Quy trình kỹ thuật và các Tài liệu chuyên môn khám chữa bệnh Công bố cơ sở KCB - CS thực hành trong đào tạo  khối ngành sức khỏe CÔNG BỐ CƠ SỞ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC - GSP DVC - Quản lý Trang thiết bị y tế Lien kết An toàn sinh học Công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động Công bố đủ điều kiện tiêm chủng Công khai tài chính Công khai kết luận thanh tra kiểm toán Công bố cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe thuộc thẩm quyền của Sở Y tế Công bố cơ sở KCB đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe thuộc thẩm quyền của Sở Y tế Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức hướng dẫn thực hành đối với điều dưỡng viên mới Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức hướng dẫn thực hành đối với bác sĩ đa khoa Công bố thông tin thuộc lĩnh vực diệt côn trùng, diệt khuẩn Thông báo hồ sơ công bố hợp quy Cơ sở đủ điều kiện thực hiện tình trạng nghiện ma túy Đường dây nóng về Covid-19 Thư Xin lỗi người dân, doanh nghiệp Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở KBCB Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế Bình Định?

Rất đẹp. Đẹp. Bình Thường. Tất cả các ý kiến trên Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay8,967
  • Tháng hiện tại266,478
  • Tổng lượt truy cập52,884,819
Liên kết Web - Select website - UBND Tỉnh Bình Định Bộ Y tế Trung tâm KSBT Chi cục ATVSTP Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bệnh viện YHCT và PHCN Bệnh viện Tâm thần Bệnh viện Lao - Bệnh phổi Bệnh viện Mắt Bình Định Trung tâm Y tế TX. An Nhơn Trung tâm Y tế TX. Hoài Nhơn Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Còi Xương Là Chất Gì