Bệnh Cong Vẹo Cột Sống ở Trẻ Em: Nguyên Nhân & Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Vẹo cột sống ở trẻ em hay bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống của trẻ cong vẹo về một bên cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở lứa tuổi học đường, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em như thế nào?
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Thể thao, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng hồi phục rất cao.
Theo các chuyên gia, hiện nay, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, phần lớn rơi vào các bé gái với tỷ lệ 1/25 nữ, trong khi đó ở nam tỷ lệ là 1/2000. Việc tìm hiểu nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ em, dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em, hay khám cong vẹo cột sống ở trẻ em ở đâu tốt và cách điều trị vẹo cột sống ở trẻ em như thế nào… là rất quan trọng mà các bậc cha mẹ không nên chủ quan.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là gì?
Ở một đứa trẻ bình thường, cột sống sẽ có độ uốn cong tự nhiên để chịu lực và sức nặng của cơ thể. Ở trẻ bị cong vẹo cột sống, các thân đốt sống bị vẹo về phía bên phải hoặc trái cơ thể, tính từ phần ngực xuống phần thắt lưng.
Tùy vào việc phát hiện sớm hay muộn, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em có mức độ vừa hay nặng cũng như tùy vào độ tuổi, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp giúp trẻ hồi phục. Thông thường, trẻ có độ tuổi càng nhỏ mức độ phục hồi càng nhanh và cao. Cụ thể, sau 3 – 6 tháng điều trị, trẻ có thể phục hồi đến 90%. Do đó, việc phát hiện cong vẹo cột sống ở trẻ em sớm có ý nghĩa rất quan trọng.
Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em
Nếu quan sát bằng mắt thường một trẻ bị cong vẹo cột sống sẽ dễ dàng nhận thấy cột sống (thể hiện bên ngoài là phần lưng) của trẻ bị uốn cong bất thường, có thể có hình chữ S hoặc C. Ngoài ra, ở một số trẻ còn kèm theo các dấu hiệu “đặc trưng” sau:
- Đầu trẻ hơi nghiêng sang một bên (có thể bên trái hoặc phải)
- Vai trái và vai phải bị lệch, không bằng nhau
- Mất đối xứng 2 bên hông
- Độ dài 2 chân trẻ không bằng nhau, chân cao chân thấp
- Có sự khác biệt giữa 2 ống quần hoặc 2 tay áo
- Nếu sờ vào xương sườn trẻ sẽ có cảm giác chúng không dài đều nhau.
Theo đó, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em kể trên bố mẹ cần nghĩ ngay đến việc con bị cong vẹo cột sống và đưa đi khám ngay. Hoặc, có thể thực hiện các bước kiểm tra tại nhà như hướng dẫn dưới đây để thêm phần chắc chắn.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em nếu nhìn bằng mắt thường có thể thấy cột sống của trẻ có xu hướng uốn cong hình chữ C hoặc S.
Hướng dẫn bố mẹ cách kiểm tra cong vẹo cột sống trẻ em tại nhà
ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết, qua thăm khám thực tế và điều trị vẹo cột sống ở trẻ em tại Nutrihome, có rất nhiều trường hợp bố mẹ đưa trẻ đến khám khi tình trạng vẹo cột sống đã khá nặng, mức độ vẹo lên đến gần 30 độ khiến việc điều trị khá khó khăn. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở trẻ thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, cơ hội hồi phục lên đến 90%.
Để sớm phát hiện tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em, dưới đây là các cách kiểm tra đơn giản tại nhà bố mẹ nên tham khảo:
– Kiểm tra cong vẹo cột sống ở trẻ em khi cúi gập người
Đầu tiên, yêu cầu trẻ đứng thẳng người, tiếp đến yêu cầu trẻ từ từ gập người, uốn cong thắt lưng xuống dưới và cố gắng chạm 2 tay vào mũi chân rồi giữ lại. Từ tư thế này, hãy quan sát xem 2 bên xương sườn, lưng dưới và hông trẻ có bên thấp bên cao hay không. Nếu có, khả năng trẻ bị cong vẹo cột sống rất cao.
– Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em qua tư thế bước đi
Trong nhiều trường hợp, bước chân khập khiễng cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị cong vẹo cột sống. Hãy yêu cầu trẻ bước đi và quan sát tư thế, nếu trẻ bước đi bình thường bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, nếu trẻ bước đi khập khiễng, cơ thể nghiêng về một bên hãy nghĩ ngay đến cột sống của trẻ có thể đã bị vẹo.
Ngoài 2 cách trên, bố mẹ cũng có thể kiểm tra quần áo trẻ. Nếu một bên ống quần hoặc một bên tay áo của trẻ ngắn hơn bên còn lại, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cột sống của trẻ có đường cong. Lúc này, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ em
Như đã nói trên, vẹo cột sống ở trẻ em hầu hết xảy ra ở lứa tuổi học đường, do đó, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do một số thói quen xấu của trẻ trong sinh hoạt (diễn ra trong thời gian dài) như: Nằm/ngồi sai tư thế khi sử dụng máy tính bảng, điện thoại; Trẻ mang balo, đeo cặp sách quá nặng; Ngồi học không đúng cách…
Ngoài ra, nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ em còn do:
- Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh (rất hiếm khi xảy ra).
- Trẻ mắc các bệnh lý thần kinh (do bại não, loạn dưỡng cơ, bại liệt…).
- Trẻ bị hội chứng bàn chân bẹt (khiến xương ở khớp gối và cẳng chân của trẻ bị xoay lệch trục trong quá trình đi lại, chạy nhảy lâu dần dẫn đến vẹo cột sống).
ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết thêm, bên cạnh các nguyên nhân được xác định dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ em, các yếu tố nguy cơ sau cũng được cho là góp phần gây nên tình trạng này ở trẻ. Đó là:
- Gen di truyền: Trẻ có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống nếu bố mẹ cũng bị cong vẹo cột sống.
- Giới tính: Bé gái (tỷ lệ 1/25) có xu hướng bị cong vẹo cột sống nhiều hơn bé trai (tỷ lệ 1/2000).
- Tuổi tác: Triệu chứng thường xuất hiện và gia tăng khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển tiền dậy thì.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đưa trẻ đi khám ngay khi thấy cột sống bị cong bất thường, đặc biệt đi kèm các dấu hiệu đầu lệch sang một bên, hai vai/hai bên hông không đều nhau… Việc đưa trẻ đi khám sớm để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời sẽ mang đến cho trẻ cơ hội hồi phục nhanh và rút ngắn thời gian điều trị, ít tốn kém chi phí.
Điều trị cong vẹo cột sống trẻ em như thế nào?
Trong một số trường hợp, cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể khỏi và không cần điều trị gì. Tuy nhiên, phần lớn đều cần trải qua quá trình điều trị phục hồi tránh biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Hầu hết các trường hợp phải điều trị, cần kiểm tra cột sống định kỳ 6 tháng/lần đến năm 20 tuổi.
Để có thể xây dựng phác đồ điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em phù hợp, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, trẻ có thể sẽ trải qua:
- Thăm khám lâm sàng và thực hiện các bài tập kiểm tra tình trạng cột sống.
- Chụp X-quang để biết chính xác sự biến dạng của cột sống.
- Trong một số trường hợp nặng trẻ có thể phải chụp xương có cản quang.
Một trong những bước kiểm tra lâm sàng để chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ biến dạng/hay cong vẹo cột sống các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như sau:
– Phương pháp chỉnh hình đôi – nẹp
Phương pháp này thường được áp dụng ở trẻ bị cong vẹo cột sống mức độ nhẹ và vừa, trên 25 độ. Theo đó, người bệnh sẽ phải “gắn bó” với đôi – nẹp kể từ khi điều trị cho đến 18 tuổi, ít nhất vài tiếng/ngày. Phương pháp này có thể hạn chế việc chơi thể thao của trẻ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chỉnh hình đôi – nẹp gồm 2 dạng:
- Milwaukee: Nắn chỉnh lại độ cong của cột sống ở các vị trí bất kỳ bằng nẹp cổ cứng.
- Sử dụng khung cố định cột sống ngực, thắt lưng: Điều chỉnh bất thường đốt sống ở vùng ngực, hông và lưng dưới.
Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em, các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn trẻ các tư thế sinh hoạt đúng và thực hiện các bài tập phục hồi tại nhà.
– Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống mức độ nặng để cải thiện/phục hồi các tổn thương ở cột sống, trên 50 độ. Theo đó, tùy tình trạng bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật cột sống bị dính.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khả năng hồi phục càng cao, nhờ trẻ bị nhẹ và hệ thống xương còn mềm. Do đó, trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày bố mẹ nên dành thời gian chăm sóc, quan tâm trẻ nhiều hơn để sớm phát hiện ra các bất thường ở cơ thể trẻ để có hướng xử trí sớm.
Phòng ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ em
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em bố mẹ nên:
- Hướng dẫn trẻ thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, vận động, không mang cặp sách quá nặng (nên dùng cặp có dây đeo 2 bên thay vì chỉ có 1 dây).
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt chế độ ăn giàu canxi trong các giai đoạn trẻ phát triển nhanh như giai đoạn tiền dậy thì.
- Xây dựng thói quen vận động thể dục thể thao hàng ngày để, nâng cao thể chất cho trẻ.
- Cuối cùng, nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường ở cơ xương khớp cũng như các bất thường khác về sức khỏe và điều trị kịp thời (nếu có).
Ngoài việc điều trị các bệnh lý về dinh dưỡng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome còn có dịch vụ tầm soát các bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ em, trong đó có khám cong vẹo cột sống ở trẻ em và tư vấn, điều trị vẹo cột sống ở trẻ em, với phác đồ điều trị toàn diện, khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Chữa Vẹo Cột Sống Cho Trẻ Em
-
Phục Hồi Chức Năng Cho Trẻ Em Bị Cong Vẹo Cột Sống | Vinmec
-
Triệu Chứng Cong Vẹo Cột Sống ở Trẻ Em | Vinmec
-
Chữa Cong Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Em Với 11 Bài Tập + 3 Mẹo Đơn ...
-
Nguyên Nhân Gây Vẹo Cột Sống ở Trẻ Em Và Cách Phòng Ngừa | ACC
-
Vẹo Cột Sống ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
-
Cong Vẹo Cột Sống ở Trẻ - Nhận Biết, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
-
Bệnh Gù Vẹo Cột Sống ở Trẻ Em
-
Điều Trị Thành Công Cháu Bé 3 Tuổi Mắc Bệnh Cong Vẹo Cột Sống Do ...
-
7 địa Chỉ Khám Và điều Trị Cong Vẹo Cột Sống Trẻ Em Uy Tín Tại Hà Nội
-
Cong Vẹo Cột Sống- Mối Nguy Hiểm ở Trẻ Em - Phòng Khám SCC
-
CONG VẸO CỘT SỐNG Ở TRẺ & PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
-
Cong Vẹo Cột Sống ở Học Sinh Và Cách Phòng Chống