Bệnh Cùi: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Bệnh
  3. Cùi

Nội dung chính:

  • Tóm tắt
  • Nguyên nhân
  • Phòng ngừa
  • Điều trị
Cùi

Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra.

Vì không có bào tử nên vi khuẩn này không lây qua vật chủ trung gian.

Khi ở ngoài, nó chỉ tồn tại được 1 đến hai ngày.

Phân loại bệnh phong dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Bệnh phong được chia thành 2 thể: Thể phong u (viết tắt là thể L); Thể phong củ (viết tắt là thể T) và 2 nhóm: Nhóm bất định (viết tắt là I); Nhóm trung gian hay lưỡng dạng.

Tên gọi khác: Hansen ,Hủi ,Cùi ,Phung Bệnh phong

Triệu chứng

Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn

Chẩn đoán

Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần.

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Bệnh thường có các triệu chứng rất đặc trưng. Xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen ở dịch mũi, ở da có thể được thực hiện. Sinh thiết da là cần thiết cho chẩn đoán. Các xét nghiệm và kiểm tra khác bao gồm: thử nhiệm phát hiện các rối loạn cảm giác (dùng kim châm thử cảm giác đau, dùng nước nóng lạnh thử cảm giác); Thử nghiệm Histamine dùng để phát hiện tổn thương dây thần kinh trung bì; Thử nghiệm mồ hôi dùng để phát hiện chứng mất mồ hôi ở các tổn thương phong.

Cùi - Ảnh minh họa 1 Cùi - Ảnh minh họa 2 Cùi - Ảnh minh họa 3 Cùi - Ảnh minh họa 4 Cùi - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Bệnh phong là bệnh có từ lâu ở Việt Nam, tên thường gọi là bệnh hủi, miền Nam gọi là bệnh cùi, miền Trung gọi là bệnh phung; và gần đây, để tránh thành kiến sai lầm, còn gọi là bệnh Hansen.

 

Từ thực tiễn điều trị bệnh phong trong gần 30 năm qua, có thể tóm tắt những đặc điểm về lây lan của bệnh như sau:

  • Bệnh phong ít lây: tỷ lệ lây lan giữa những cặp vợ chồng, trong đó 1 trong 2 người bị bệnh phong chỉ chiếm 3-6%. Đó là một thuận lợi lớn cho việc khống chế và thanh toán bệnh phong.
  • Bệnh phong lây chậm: Chu kỳ tái sinh của trực khuẩn Hansen là 12-13 ngày. Như vậy, trực khuẩn Hansen sau khi xâm nhập vào người lành phải mất một thời gian dài mới có thể nhân lên đủ số lượng gây được bệnh. Trong thực tế, thời gian ủ bệnh của bệnh phong rất dài, trung bình 2-3 năm, có trường hợp đến 20-32 năm.
  • Bệnh phong khó lây: Tỷ lệ các thể phong lây (L và B) ở Việt Nam khoảng 30%. Trực khuẩn Hansen sau khi được bài xuất ra ngoài thường chỉ sống thêm 1 ngày, đôi khi 2 ngày và hãn hữu 1 tuần, nghĩa là trong khoảng thời gian đó, phải gặp được 1 chỗ da bị lở loét, xây xát của một người lành mới có thể xâm nhập và gây bệnh. Trong lịch sử y học, các nhân viên y tế được phân công chăm sóc bệnh nhân phong, chưa một ai bị lây bệnh mặc dù không cần và không có thuốc gì phòng bệnh, ngoài cách duy nhất là giữ vệ sinh thân thể thông thường.

Phân loại bệnh phong dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Bệnh phong được chia thành 2 thể và 2 nhóm như sau:

  • Thể phong u (viết tắt là thể L): dát, lan tỏa, thâm nhiễm, u, thần kinh đơn thuần.
  • Thể phong củ (viết tắt là thể T): dát, củ nhỏ, củ to, thần kinh đơn thuần.
  • Nhóm bất định (viết tắt là I): dát, thần kinh đơn thuần.
  • Nhóm trung gian hay lưỡng dạng: thâm nhiễm, các tổn thương khác.

Phòng ngừa

Phong cũng thường được gọi là bệnh Hansen, vì vi khuẩn gây bệnh được bác sĩ người Na Uy Gerhart Henrick Armauer Hansen tìm ra vào năm 1873 qua kính hiển vi. Đây cũng là khám phá đầu tiên về vi sinh vật gây bệnh ở loài người. Nhờ khám phá này mà phong được cởi bỏ gán ghép là một thứ tội lỗi, một trừng phạt hoặc lây lan do di truyền.

Vi khuẩn Hansen hầu như chỉ có ở loài người. Chúng chỉ sống được trong lòng tế bào cơ thể. Vì thế vi khuẩn không nuôi cấy được ở trong phòng thí nghiệm nhưng có thể sinh sản ở bàn chân ẩm ướt của loài chuột.

Mới đây, các khoa học gia khám phá ra rằng, một lòai động vật tên là Armadillos, có nhiều ở Texas và Louisiana, Hoa Kỳ, cũng chứa vi khuẩn này trong gan, dạ dày, ruột. Họ chưa biết chúng có truyền bệnh sang người hay không. Loài động vật này không có ở châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ, nơi mà bệnh phong có nhiều. Một vài loại khỉ cũng chứa vi khuẩn Hansen. Đôi khi vi khuẩn này cũng nằm lẫn trong đất cát.

Khoa học cũng chưa biết rõ bằng cách nào mà bệnh có thể lây lan giữa người với người. Trước đây người ta tin tưởng rằng bệnh rất hay lây và chỉ đụng vào người bệnh đã có thể bị nhiễm bệnh rồi. Nhưng thực ra không phải vậy. Kinh nghiệm cũng như khoa học cho hay bệnh có thể lây nhưng không dễ lan truyền. Vì quá trình lây lan, phải một thời gian tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa người lành với người bệnh. Ngay cả những người chăm sóc bệnh nhân phong cũng ít khi bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, khoa học còn cho hay, chỉ 5% loài người có thể bị nhiễm vi khuẩn này và bệnh phong và 95% dân chúng có tính miễn dịch với vi khuẩn này mặc dù có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Đó là nhờ hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng tiêu diệt vi khuẩn này.

Điều trị

  • Vấn đề phòng bệnh tốt nhất là tự mình biết được kiến thức cơ bản về bệnh phong để tự phát hiện sớm bệnh, biết vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, nâng cao điều kiện sống.

  • Không cần cách ly hoặc xa lánh bệnh nhân vì bệnh phong khó lây và ít lây.

Các bài viết liên quan
  • Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
  • 17 câu hỏi thường gặp trong thời kỳ hậu sản
  • Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
  • Những bài tập cho bệnh nhân thoái hóa cột sống
  • Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản
  • Chứng ợ nóng và trào ngược thực quản
  • Chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm lưng: Nguyên nhân - Biến chứng - Dấu hiệu
  • Thoát vị đĩa đệm lưng và Các phương pháp điều trị
  • Đau thần kinh tọa là gì? và cách phòng tránh
  • Trào ngược dạ dày bị hôi miệng

Từ khóa » Hình ảnh Tay Bị Cùi