Bệnh Cúm A/H5N1 ở Người Và Cách Phòng Chống Tại Cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Bệnh cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus cúm typ A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
TIN LIÊN QUANĐường lây bệnh cúm A/H5N1 ở người
Bệnh cúm A/H5N1 có nguồn gốc từ các loài gia cầm như gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim cút, đà điểu hay chim cảnh, chim hoang dã... Vi rút cúm A/H5N1có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân của gia cầm bị bệnh.
Bệnh cúm A/H5N1lây từ gia cầm sang người do người cótiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc cận kề với gia cầm nhiễm bệnh, gia cầm chết hoặc các vật bị nhiễm phân, dịch tiết...của gia cầm bị bệnh trong quá trình nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn tiết canh, ăn thịt gia cầm bệnh chưa nấu chín.
Các triệu chứng cúm A/H5N1 ở người
Người bệnh nhiễm vi rút cúm A/H5N1 thường có giai đoạn ủ bệnh từ 2-8 ngày, có thể kéo dài tới 17 ngày.Các dấu hiệu ban đầu thường là sốt cao trên 380C kèm các biểu hiện khác giống cúm thông thường như ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi...Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, chảy máu cam và lợi.
Sau đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như khó thở, đau ngực. Ở nhiều người biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm. Khó thở tiến triển rất nhanh, trường hợp nặnggây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, có thểdẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Các biện pháp phòng bệnh cúm A/H5N1 ở người
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N1 ở người.Các biện pháp phòng bệnh khác gồm:
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Tạo thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn; trước và sau khi chế biến, giết mổ gia cầm; trước và sau khi tiếp xúc với gia cầmhoặc vào khu vực chăn nuôi gia cầm; trước và sau khi đi vệ sinh.
- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm, thủy cầm mắc bệnh. Chỉ ăn thịt, sản phẩm gia cầm, thủy cầm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch. Nấu chín kỹ mới ăn (thịt không còn màu hồng, trứng không còn lòng đào...).
- Tuyệt đối không ăn tiết canh.
- Sử dụng dao, thớt riêng để chế biến thịt sống, chín. Bảo quản thức ăn sống, chín riêng biệt.
* Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm mắc bệnh.
- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, mặc quần áo bảo hộ, ủng, găng tay. Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
- Đặc biệt những người mắc bệnh mạn tính, trẻ em là những người có nguy cơ mắc cúm cao, không nên tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Khu vực chăn nuôi, chuồng trại nên làm cách xa nhà, nên quây nhốt gia cầm, không nên nuôi thả và để gia cầm vào nhà, vào bếp.
* Tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh:thực hiện ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
* Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Thuỷ Nguyên
ad syt ad
Các tin khác- Đẩy mạnh dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Tập thể xuất sắc tại Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024
- TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
- Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Cúm H5n1 Lây Qua đường Nào
-
Phòng Chống Bệnh Cúm A(H5N1) Trên Gia Cầm Lây Sang Người
-
Cúm A/H5N1 – Đường Lây, Biểu Hiện Và Cách Phòng
-
BỆNH CÚM A/H5N1 - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Cúm Gia Cầm Có Lây Sang Người Không? - Vinmec
-
CÚM A H5N1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Các Con đường Lây Truyền Cúm A H5N1 - VietNamNet
-
Các Con đường Lây Truyền Cúm AH5N1 - Bách Hóa XANH
-
Cúm A H5N1 Có Lây Trực Tiếp Từ Người Sang Người Không?
-
Bệnh Cúm A/H5N1 ở Người Và Cách Phòng Chống - Trung Tâm Y Tế QY
-
Cúm Gia Cầm - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cúm Gà H5N1: Triệu Chứng, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh
-
Virus Cúm A/H5N1 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Cúm H5N1 ở Người Là Gì? Làm Sao điệu Trị Hiệu ... - Hello Bacsi
-
[PDF] Thông Tin Về Cúm Gia Cầm (Cúm Từ Chim)