Bệnh Cuồng ăn - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Hầu hết mọi người ăn quá nhiều vào những dịp nhất định như vào dịp lễ tết. Tuy nhiên một số người ăn quá nhiều và có cảm giác không thể kiểm soát được việc ăn uống của bản thân và điều đó trở thành chuyện xảy ra hàng ngày, dẫn tới chứng cuồng ăn.

1. Bệnh cuồng ăn là gì

2. Triệu chứng của bệnh cuồng ăn

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh cuồng ăn

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh cuồng ăn

4. Biến chứng của bệnh cuồng ăn

5. Điều trị bệnh cuồng ăn

  • Chẩn đoán
  • Điều trị

6. Phòng chống bệnh cuồng ăn

7. Bác sĩ điều trị

1. Chứng bệnh cuồng ăn là gì?

Chứng cuồng ăn là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng. Khi mắc chứng này, bạn thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn thức ăn và cảm thấy không thể nào ngừng ăn được.

Khi bạn mắc chứng cuồng ăn, bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi ăn quá nhiều và thề sẽ dừng lại. Nhưng bạn lại cảm thấy bị ép buộc rằng bạn không thể chống cự lại cảm giác thèm ăn và tiếp tục ăn nhiều. Nếu bạn mắc chứng bệnh này, việc điều trị có thể sẽ giúp bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh cuồng ăn

Hầu hết những người mắc chứng cuồng ăn bị béo phì, nhưng một số vẫn có thể giữ được mức cân nặng bình thường. Các triệu chứng và dấu hiệu về hành vi và cảm xúc của chứng cuồng ăn bao gồm:

  • Ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định
  • Cảm thấy hành vi ăn uống của bản thân đã vượt quá tầm kiểm soát
  • Tiếp tục ăn ngay cả khi bạn đã thấy no hoặc không thấy đói
  • Ăn nhanh trong cơn cuồng ăn
  • Ăn cho tới khi bạn no đến mức khó chịu
  • Cảm thấy chán nản, ghê tởm, hổ thẹn, tội lỗi hoặc đau khổ về việc ăn uống của bản thân
  • Thường xuyên ăn kiêng nhưng có thể không giảm cân được

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh cuồng ăn

Khác với người mắc chứng ăn ói, sau cơn cuồng ăn, bạn không muốn làm giảm đi số năng lượng thừa do ăn vào bằng cách ói ra, sử dụng thuốc nhuận trường hoặc tập thể dục quá mức. Bạn còn có thể cố gắng ăn kiêng hoặc ăn theo chế độ ăn bình thường nhưng ăn kiêng có thể dẫn tới nhiều cơn cuồng ăn hơn nữa.

Mức độ trầm trọng của chứng cuồng ăn phụ thuộc vào tần suất cơn cuồng ăn xuất hiện trong một tuần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào của chứng cuồng ăn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt. Chứng cuồng ăn không thể tự nhiên biến mất và có thể tệ hơn nếu như không được chữa trị.

Hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng và cảm giác ăn nhiều của bạn. Nếu bạn không muốn tìm cách điều trị, hãy nói chuyện với người nào đó bạn tin cậy về những điều bạn đang trải qua.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Cách giúp đỡ người thân có triệu chứng của bệnh cuồng ăn

Một người mắc chứng cuồng ăn có thể trở thành bậc thầy trong việc che giấu các hành vi của mình, làm cho việc phát hiện ra các hành vi đó rất khó thực hiện được. Nếu bạn có người thân mà bạn nghĩ họ có các triệu chứng của chứng cuồng ăn, hãy nói chuyện chân thành và cởi mở với họ về các lo lắng của bạn.

Hãy ủng hộ và giúp đỡ họ bằng cách đặt lịch hẹn khám với bác sĩ và đi khám bệnh cùng với họ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh cuồng ăn

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh cuồng ăn cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng các yếu tố di truyền, sinh học, ăn kiêng kéo dài và tâm lý có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cuồng ăn

Các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng cuồng ăn:

  • Tiền sử gia đình: bạn có thể mắc chứng cuồng ăn nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã hoặc đang mắc một rối loạn ăn uống. Điều này có thể chỉ ra rằng gen di truyền làm gia tăng khả năng mắc rối loạn ăn uống.
  • Vấn đề tâm lý: hầu hết những người mắc chứng cuồng ăn cảm thấy tiêu cực về bản thân và các kĩ năng cũng như thành tựu của họ. Những yếu tố có thể kích hoạt chứng cuồng ăn có thể bao gồm căng thẳng, hình ảnh bản thân tệ, đồ ăn và sự buồn chán.
  • Ăn kiêng: nhiều bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn từng có tiền sử ăn kiêng, vài người đã ăn kiêng từ thuở nhỏ. Ăn kiêng trong thời gian dài có thể làm bạn cảm thấy muốn ăn nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn tự ti hoặc đang có các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Tuổi: mặc dù ở lứa tuổi nào cũng có thể gặp chứng cuồng ăn nhưng chứng bệnh này thường bắt gặp nhiều ở lứa tuổi cuối teen hoặc đầu lứa tuổi 20.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Biến chứng và tác hại của bệnh cuồng ăn

Bạn có thể gặp các rối loạn tâm lý và thể chất có liên quan tới việc ăn quá nhiều. Các biến chứng đó là:

  • Cảm thấy cuộc sống tồi tệ
  • Chất lượng cuộc sống giảm sút
  • Gặp vấn đề khi làm việc, với cuộc sống cá nhân hoặc trong các tình huống xã giao
  • Bị xã hội cô lập
  • Béo phì
  • Các bệnh liên quan tới chứng béo phì như bệnh khớp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường type 2, trào ngược dạ dày thực quản và một vài rối loạn giấc ngủ.

Các rối loạn tâm lý thường liên quan tới chứng cuồng ăn:

  • Bệnh trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Lo âu
  • Lạm dụng các chất kích thích

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh cuồng ăn

Chuẩn bị trước khi đi khám bác sĩ

Việc điều trị chứng cuồng ăn cần một đội ngũ các chuyên gia y tế gồm bác sĩ, chuyên viên tâm lý, bác sĩ dinh dưỡng. Dưới đây là vài thông tin giúp bạn chuẩn bị cho buổi khám bệnh. Hãy nhờ người thân hoặc một người bạn đi cùng để giúp bạn ghi nhớ các thông tin chính.

Trước khi đi khám bạn nên lập một danh sách gồm:

  • Các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm các triệu chứng có vẻ không liên quan tới lí do bạn đi khám.
  • Các thông tin cá nhân, bao gồm các căng thẳng hay các thay đổi gần đây trong cuộc sống
  • Các thuốc bạn đang sử dụng cũng như các loại thảo dược, vitamin hay các loại thuốc bổ khác cũng như liều lượng của chúng.
  • Bữa ăn điển hình của bạn để giúp bác sĩ tìm hiểu thói quen ăn uống của bạn.
  • Những câu hỏi muốn trao đổi với bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng cuồng ăn, bác sĩ có thể yêu cầu đánh giá tâm lý, bao gồm thảo luận về thói quen ăn uống của bạn. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm khác để kiểm tra các bệnh có liên quan tới chứng cuồng ăn như tăng cholesterol máu (mỡ máu cao), cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản và một vài rối loạn giấc ngủ - nhịp thở. Các xét nghiệm đó bao gồm:

  • Khám tổng quát
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu
  • Tư vấn về rối loạn giấc ngủ

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng cuồng ăn, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn thần kinh (DSM – 5) đưa ra các tiêu chuẩn sau:

  • Sự xuất hiện lặp lại của hành vi cuồng ăn
  • Cảm thấy không kiểm soát được hành vi trong cơn cuồng ăn như đã ăn được bao nhiêu và khi nào bạn có thể dừng ăn.
  • Ăn nhiều có liên quan tới ít nhất 3 trong các yếu tố dưới đây: ăn nhanh, ăn no tới mức khó chịu, ăn một lượng lớn thức ăn dù không đói bụng, ăn một mình không ngại ngùng hoặc cảm thấy ghê tởm, chán nản hoặc tội lỗi sau khi ăn
  • Lo lắng về việc ăn nhiều của bạn
  • Ăn nhiều ít nhất mỗi lần một tuần trong ít nhất 3 tháng
  • Ăn nhiều không liên quan tới việc cố gắng thanh lọc cơ thể như tự móc họng ói ra hay các hành vi khác để giảm cân như tập luyện quá độ hay sử dụng thuốc nhuận tràng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Mục tiêu điều trị chứng cuồng ăn là giảm các cơn cuồng ăn và giảm cân nếu cần thiết. Do cuồng ăn có liên kết chặt chẽ với sự xấu hổ, hình ảnh bản thân tồi tệ và các cảm xúc tiêu cực khác, việc điều trị có thể nhấn mạnh những vấn đề này và các vấn đề tâm lý khác. Bằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho chứng cuồng ăn, bạn có thể học được cách kiểm soát việc ăn uống của bạn tốt hơn.

Trị liệu tâm lý

Cho dù trị liệu cá nhân hay trị liệu theo nhóm thì việc này có thể giúp bạn làm thế nào để thay đổi các thói quen không lành mạnh bằng các thói quen khác lành mạnh hơn và giảm các cơn cuồng ăn. Các kiểu trị liệu tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với các vấn đề có thể kích hoạt cơn cuồng ăn của bạn như các cảm xúc tiêu cực về cơ thể hay tâm trạng chán nản. Liệu pháp này có thể giúp bạn kiểm soát các hành vi của bản thân tốt hơn và điều hòa thói quen ăn uống của bạn.
  • Trị liệu tâm lý cá nhân: kiểu trị liệu này tập trung vào các mối quan hệ của bạn với mọi người. Mục tiêu điều trị là cải thiện kĩ năng giao tiếp của bạn – cách bạn ảnh hưởng tới mọi người như thế nào, bao gồm người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Điều này có thể giúp bạn giảm cơn cuồng ăn kích thích bởi các mối quan hệ tồi tệ và kĩ năng giao tiếp không lành mạnh.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng: kiểu trị liệu này giúp bạn học các kĩ năng ứng xử để giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và cải thiện mối quan hệ với người khác, giúp bạn giảm bớt ham muốn cuồng ăn.

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể sẽ hữu ích cho người bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Giảm cân theo hành vi

Nhiều người mắc chứng cuồng ăn có tiền sử giảm cân thất bại. Tuy nhiên việc giảm cân thường không được cân nhắc cho tới khi bắt đầu điều trị chứng bệnh này vì ăn kiêng có thể làm xuất hiện các cơn cuồng ăn nhiều hơn, làm cho việc giảm cân thất bại nhiều hơn.

Tới thời điểm thích hợp, việc giảm cân được thực hiện dưới sự giám sát y tế để đảm bảo bạn vẫn có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Giảm cân có thể giải quyết các vấn đề kích thích cơn cuồng ăn, đặc biệt có ích khi bạn đang điều trị liệu pháp hành vi nhận thức.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục

Phong cách sống và các biện pháp khắc phục tại nhà

Thông thường, việc tự điều trị chứng cuồng ăn không phát huy tác dụng. Nhưng ngoài sự giúp đỡ từ các chuyên gia, bạn có thể dùng những cách tự chăm sóc bản thân dưới đây để củng cố kế hoạch điều trị của bạn:

  • Theo sát kế hoạch điều trị: đừng bỏ bất kì buổi trị liệu nào. Nếu bạn đã lên thực đơn ăn uống, hãy theo sát nó và đừng để thất bại làm hỏng nỗ lực tổng thể của bạn.
  • Tránh ăn kiêng nếu không được giám sát: cố gắng ăn kiêng chỉ làm kích thích các cơn cuồng ăn, tạo ra một vòng lặp hành vi rất khó để phá hủy. Hãy nói với bác sĩ về chiến lược kiểm soát cân nặng phù hợp với bạn. Đừng ăn kiêng nếu như bạn không được yêu cầu thực hiện để điều trị chứng cuồng ăn của bạn và phải được bác sĩ giám sát chặt chẽ.
  • Ăn sáng: nhiều người mắc chứng cuồng ăn thường bỏ bữa sáng. Nhưng nếu bạn ăn sáng, bạn có thể giảm lại lượng calo ở các bữa ăn trong ngày.
  • Sắp xếp môi trường sống của bạn: sự xuất hiện của một vài loại thức ăn nhất định có thể kích thích cơn cuồng ăn ở vài người. Do đó đừng tích trữ các loại thức ăn đó trong nhà của bạn hoặc hạn chế tiếp xúc với chúng càng nhiều càng tốt.
  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng: cho dù bạn ăn rất nhiều trong cơn cuồng ăn nhưng không có nghĩa bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dùng thêm vitamins và khoáng chất hay không.
  • Giữ liên lạc với mọi người: đừng tách biệt bản thân khỏi các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè luôn mong muốn bạn sống khỏe mạnh. Hãy hiểu rằng họ luôn quan tâm bạn bằng cả trái tim.
  • Luôn hoạt động: hỏi bác sĩ về hoạt động thể chất phù hợp với bạn, đặc biệt khi bạn có các bệnh liên quan tới việc thừa cân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phòng chống chứng cuồng ăn

Đối phó và hỗ trợ

Sống chung với chứng cuồng ăn đặc biệt khó khăn vì bạn phải đối phó với thức ăn hàng ngày. Dưới đây là một vài mẹo để bạn đối phó với chúng:

  • Hãy thoải mái với bản thân
  • Xác định các tình huống có thể kích thích cơn cuồng ăn để bạn có thể xây dựng một kế hoạch hành động để đối phó với nó.
  • Tìm hình mẫu tích cực có thể giúp bạn nâng cao sự tự tin. Hãy nhớ rằng những siêu mẫu siêu ốm hay các diễn viên trên các tạp chí phụ nữ thường không đại diện cho sức khỏe cũng như cơ thể thực tế.
  • Tìm người thân hoặc người bạn đáng tin cậy để bạn có thể nói chuyện về những gì đang xảy ra.
  • Tìm ai đó có thể làm bạn đồng hành với bạn trong cuộc chiến chống lại cơn cuồng ăn – ai đó bạn có thể gọi điện để được giúp đỡ thay vì ăn cuồng.
  • Tìm cách nuôi dưỡng bản thân lành mạnh bằng cách làm điều gì đó vui hoặc thư giãn như tập yoga, thiền hoặc đi bộ.
  • Ghi nhật kí về cảm xúc và các hành vi của bạn: ghi nhật kí có thể làm bạn nhận ra được các cảm xúc và hành động của mình và cách chúng có liên quan tới nhau.

Yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn mắc chứng cuồng ăn, bạn và gia đình có thể tìm đến các nhóm hỗ trợ để được động viên, tìm lại hy vọng và có được các lời khuyên để đối phó với căn bệnh. Các thành viên trong nhóm hỗ trợ có thể hiểu được những gì bạn đang trải qua vì họ cũng từng bị như vậy.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Biện pháp phòng chống bệnh cuồng ăn

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có cách phòng chống hiệu quả cho chứng cuồng ăn, nếu bạn có các triệu chứng của cơn cuồng ăn, hãy tìm đến sự trợ giúp y tế. Nếu bạn nghĩ bạn bè hay người thân của mình có vấn đề với chứng cuồng ăn, hãy hướng họ tới các hành vi lành mạnh hơn và được điều trị trước khi tình hình tồi tệ hơn. Nếu con bạn mắc chứng cuồng ăn, bạn nên:

  • Nhấn mạnh hình ảnh cơ thể khỏe mạnh
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Ngay khi bạn thấy mình hoặc người thân có các dấu hiệu của chứng cuồng ăn, hãy đi gặp bác sĩ để sớm được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » Cuống ăn