Bệnh Dạ Cỏ Bội Thực ở Trâu Bò - DairyVietnam
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Do ăn quá no. Trâu, bò ăn quá no các loại thức ăn thô như rơm, cỏ khô, cây họ đậu, bã đậu, hoặc do nhịn đói lâu ngày đột nhiên ăn no, ăn xong uống nhiều nước lạnh ngay đều có thể dẫn đến dạ cỏ bội thực.
- Do chăm sóc kém hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, trâu, bò cày kéo mắc bệnh thường do làm việc quá mệt nhọc, ăn xong đi làm ngay, bò sữa mắc bệnh do thiếu vận động.
- Do cơ thể trâu, bò suy yếu, bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hoặc do kế phát từ bệnh khác như nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, và dạ múi khế biến vị.
2. Cơ chế phát bệnh
Hoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối vì vậy những nhân tố gây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại hoạt động của thần kinh mê tẩu, làm giảm vận động của dạ cỏ, cuống hạ vị co thắt làm cho thức ăn tích lại ở dạ cỏ. Thức ăn lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải như các loại khí và axit hữu cơ. Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ cỏ co giật từng cơn, con vật đau đớn không yên. Nếu hơi sinh ra nhiều sẽ gây ra chướng hơi, hơn nữa thức ăn trong quá trình lên men sẽ trương to làm căng vách dạ dày dẫn tới dãn dạ dày. Bệnh tiến triển làm cơ trơn co bóp yếu dần, bệnh nặng thêm, vách dạ cỏ bị kích thích gây viêm hoại tử, chất phân giải trong dạ cỏ ngấm vào máu gây trúng độc.
3. Triệu trứng của bệnh
- Bệnh mới phát: Con vật giảm ăn hay không ăn, ngừng nhai lại, hơi ợ ra có mùi chua, chảy dãi, con vật đau bụng tỏ vẻ không yên, khó chịu.
- Đuôi quất mạnh vào thân, đi xoay quanh cọc buộc, lấy chân sau đạp bụng, đứng nằm không yên (có khi chống 4 vó giẫy giụa) khi dắt đi nhìn thấy vật của động cứng nhắc, hai chân dạng ra.
- Mé trái bụng con vật phình to, sờ nắn thấy chắc, ấn tay vào có dạng bột nhão, con vật đau, cho tay vào trực tràng sờ vào dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột, con vật rất khó chịu.
- Gõ vào vùng dạ cỏ thấy âm đục tương đối lẫn lên vùng âm bùng hơi. Vùng âm đục tuyệt đối lớn và chiếm cả vùng âm đục tương đối. Tuy vậy nếu có vật chướng hơi kế phát thì khi gõ thì khi gõ vẫn có âm bùng hơi.
- Khi nghe thấy có âm nhu động dạ cỏ giảm hay ngừng hẳn, nếu bệnh nặng thì vùng bụng trái chướng to, con vật thở nhanh, nông, tim đập mạnh, chân đi loạng choạng, run rẩy, mệt mỏi, cũng có khi nằm mê mệt không muốn dậy.
- Có thể gây viêm ruột kế phát, lúc đầu con vật đi táo, sau khi đi ỉa chảy sốt nhẹ.
4. Chẩn đoán
Trâu, bò mắc bệnh này thường có những đặc điểm sau:
- Bụng trái căng to, sờ vào chắc, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại vết tay, trâu, bò không ăn, nhai lại giảm. Để chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh:
+ Dạ cỏ trướng hơi: Bệnh phát ra nhanh, vùng bụng trái căng to, sờ vào dạ cỏ căng như quả bóng, gia súc khó thở, chết nhanh.
+ Liệt dạ cỏ: Nắn vùng bụng cảm thấy thức ăn nát như cháo, nhu động dạ cỏ căng như quả bóng, gia súc khó thở, chết nhanh.
+ Viêm dạ tổ ong ngoại vật: Con vật có triệu chứng đau khi khám vùng dạ tổ ong.
5. Điều trị
Nếu bệnh nhẹ, không kế phát bệnh khác thì sau 3 - 5 ngày sẽ khỏi, nếu kế phát chướng hơi, viêm ruột hay nhiễm độc thì có thể chết.
Nếu ở bệnh nặng phải làm hồi phục và tăng cường nhu động dạ cỏ, tìm cách thải thức ăn tích lâu ngày trong dạ cỏ:
- Cho gia súc nhịn ăn 2 - 3 ngày (không hạn chế uống nước) tăng cường xoa bóp vùng dạ cỏ, dắt cho gia súc vận động để tăng cường cơ năng vận động của dạ cỏ.
- Những ngày sau cho gia súc ăn một ít thức ăn mềm, dễ tiêu và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, đồng thời có thể thụt ruột cho gia súc bằng nước ấm.
- Để tống chất chứa trong dạ cỏ ra ngoài cho uống:
+ Sulfat natri: 300 - 500 g/con trâu, bò;
+ Dầu thầu dầu: 400 - 500ml;
+ Dùng pilocarpin: 0,1 - 0,2g tiêm dưới da cho trâu, bò.
- Nếu bệnh chuyển biến tốt, dùng HCl 10 - 12ml hòa vào 1 lít nước cho uống ngày 2 - 3 lần.
Đề phòng thức ăn lên men dùng ichthyol 20 - 30g cho 1 trâu bò, cho uống hoặc dùng formol hòa thành dung dịch 1% cho uống 10 - 15ml đối với trâu bò.
- Có thể dùng lý liệu pháp để kích thích nhu động dạ cỏ, nếu bệnh nặng phải can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa: mổ dạ cỏ lấy thức ăn ra.
- Nếu trâu, bò có hiện tượng suy tim, dùng cafein hoặc long não để trợ tim.
- Nếu bội thực dạ cỏ có kế phát chướng hơi cấp tính phải dùng troca chọc thoát hơi.
Trong thực tế lâm sàng có thể chữa bằng cách cho trâu, bò uống dung dịch gồm: 100g muối ăn, giã với tỏi hòa vào 1 lít nước cho uống. Dùng biện pháp moi phân hay thụt ruột để kích thích nhu động dạ cỏ.
Nên dùng hyđroxit amon 10% pha vào 1 - 1,5lít nước cho trâu bò uống để hạn chế lên men dạ cỏ và kích thích tiêu hóa, nggày uống 1 - 2 lần; mỗi lần cách nhau 6 giờ, cho uống liên tục 2 - 3 ngày.
Từ khóa » Dê Bị Liệt Dạ Cỏ
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH LIỆT DẠ CỎ Ở TRÂU BÒ
-
Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ Và Cách Phòng, Trị - Kinh Nghiệm Nhà Nông
-
Phòng Trị Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Dê I VTC16 - YouTube
-
BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ Ở TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ ở Trâu Bò - JIA
-
Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ Của Dê Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ Trâu Bò - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Dê Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ
-
Dê Bị Chướng Hơi | Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Từ ...
-
CB-Bệnh ở Dạ Dày Của Loài Nhai Lại - Phần 3: Liệt Dạ Cỏ
-
[PDF] Khoá Học Cơ Bản Về Kỹ Thuật Thú Y - JICA
-
Cách Chữa Trị Dê Chướng Bụng - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam
-
Chướng Hơi Dạ Cỏ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Trâu Bò. - Bài Viết ...
-
Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ Trâu Bò - Thiết Bị Chăn Nuôi Bò Á Châu
-
Cách điều Trị Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Trâu Bò