Bệnh Da Vảy Cá Là Gì? Có Chữa Khỏi được Không?

1. Bệnh da vảy cá là gì - nguyên nhân và triệu chứng

Có rất nhiều bệnh lý về da mà chúng ta thường nhầm lẫn nha. Trong đó, da vảy cá cũng thường bị nhầm với những bệnh da liễu khác thường gặp:

Bản chất của bệnh da vảy cá

Đây còn được gọi là tình trạng da khô vảy cá. Một kiểu bệnh về da liễu di truyền gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Da vảy cá hình thành chủ yếu ở trên bề mặt da, do các tế bào chết tích tụ thành những mảng da khô. Các miếng da khô dày nhưng không bong tróc như á sừng mà trông giống như vảy cá vậy.

Bệnh thường xuất hiện ngay trong giai đoạn sơ sinh. Biểu hiện ban đầu không rõ ràng với những miếng da khô vảy cá nên thường bị hiểu nhầm là viêm da cơ địa. Chỉ khi nào trẻ lớn lên một chút, các lớp da chết khô và hình thành vết nứt giống như vảy cá thì mới chẩn đoán chính xác được loại bệnh.

Biểu hiện của bệnh da vảy cá

Biểu hiện của bệnh da vảy cá

Nguyên nhân gây bệnh

Di truyền: Nguyên nhân chính của bệnh da vảy cá là do di truyền. Bệnh di truyền từ người mẹ hoặc bố của em bé. Hoặc cũng có thể do người thân của bé từng có người mắc nên em bé khi sinh ra có mang theo gen di truyền.

Nếu như bố mẹ không có bệnh nhưng người thân trong gia đình bị thì gen lặn từ bố mẹ sẽ truyền sang con và hình thành bệnh ngay từ khi sinh ra. Đây là căn bệnh di truyền tương đối phổ biến.

Do dùng thuốc hoặc suy giảm miễn dịch: cũng có trường hợp bệnh da vảy cá hình thành không do di truyền mà do nguyên nhân khác. Có thể là do suy giảm miễn dịch, người mắc HIV/AIDS, hoặc các bệnh mãn tính khác, ung thư. Cũng có nguyên nhân gây ra từ loại thuốc đặc trị mà người bệnh đang sử dụng.

Do tổn thương ở da: cũng có trường hợp hình thành từ những tổn thương ở da. Sau khi lành lạnh, phần da ở vết thương khô cứng và đóng vảy giống như vảy cá. Trường hợp này không đáng ngại lắm.

Triệu chứng của người bị da vảy cá:

  • Phần da có cảm giác rất khó chịu, khô cứng và căng.

  • Lớp da bị đóng vảy màu nâu hoặc màu xám trắng, có thể bị bong tróc.

  • Lớp da bị bệnh dày lên và cảm giác tê cứng.

  • Ở tình trạng nặng, lớp da hình thành các vết nứt sâu nhất là ở da lòng bàn chân, lòng bàn tay gây nên đau đớn cho người mắc.

  • Bệnh trở nặng hơn vào mùa đông khi da bị khô, thiếu độ ẩm.

Một trong những nguyên nhân của bệnh da vảy cá là do di truyền

Một trong những nguyên nhân của bệnh da vảy cá là do di truyền

2. Bệnh da vảy cá có nguy hiểm không?

Đây là một loại bệnh da liễu cần được chữa trị phần lớn ở triệu chứng để giảm những đau đớn, khó chịu cho người mắc. Tình trạng gây nên rất nhiều phiền toái cho người mắc phải:

Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Người mắc da vảy cá, nhất là ở bàn tay hoặc những vị trí dễ lộ ra bên ngoài thường cảm thấy rất mất tự tin trong giao tiếp. Rất e ngại để người khác nhìn thấy. Những người xung quanh khi nhìn thấy bàn tay bị da vảy cá cũng rất e ngại khi tiếp xúc bởi nhìn chúng rất ghê và sợ lây cho mình. Do vậy, bệnh gây nên nhiều trở ngại lớn trong giao tiếp và công việc, sinh hoạt thường ngày cho người mắc phải.

Gây đau đớn khó chịu

Khi da đóng vảy thì lớp da bệnh thường cứng lên và gây mất cảm giác, khó khăn khó khăn với những hoạt động chân tay. Nếu tình trạng trở nặng có thể gây nên vết nứt sâu, gây đau đớn. Nếu không xử trí đúng cách thì vết nứt có thể lan rộng, thậm chí nhiễm trùng, rất nguy hiểm và khó chữa trị hiệu quả.

Dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm da

Dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm da

3. Chữa bệnh da vảy cá như thế nào hiệu quả?

Đây là căn bệnh di truyền y học hiện đại chưa có phương pháp chữa khỏi dứt điểm. Người ta chỉ điều trị theo cách làm giảm bớt triệu chứng nặng của bệnh, để tình trạng không tiến triển nặng thêm.

Điều trị tại nhà

Với những trường hợp bệnh ở mức nhẹ, các bạn có thể áp dụng những phương pháp tự điều trị tại nhà bằng cách:

  • Ngâm nước ấm: ngâm phần da bị vảy cá vào nước ấm để làm mềm da. Sau đó lau khô và bôi lên da những sản phẩm giúp giữ ẩm và kháng khuẩn cho da.

  • Tắm bằng nước muối biển: bạn nên thường xuyên tắm bằng nước ấm pha với muối biển để vừa làm mềm da, không cho da đóng vảy vừa sát khuẩn vùng da bị bệnh.

  • Tẩy tế bào chết: bạn nên dùng một hòn đá kỳ hoặc bọt biển để kỳ cọ lên vết da chân đang có nguy cơ đóng vảy cá. Kết hợp thêm các sản phẩm có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc axit lactic. Việc này giúp tẩy tế bào chết cho da, giảm kích ứng da, ngăn bệnh lan rộng và tránh tình trạng da đóng vảy cứng.

Sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp để điều trị triệu chứng bệnh

Sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp để điều trị triệu chứng bệnh

Chữa trị bằng sản phẩm đặc trị viêm da

Nếu bệnh da vảy cá tiến triển nặng, tốt nhất bạn nên đi khám da liễu. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại kem và thuốc mỡ để điều trị tại chỗ, giảm triệu chứng viêm da. Chủ yếu là sản phẩm có chứa Axit lactic hoặc axit alpha hydroxy để làm mềm da, kháng khuẩn, giảm ngứa tại chỗ.

Hoặc có thể sử dụng sản phẩm có chứa Retinoids. Chúng có tác dụng làm chậm quá trình sản xuất tế bào da của cơ thể. Nếu tình trạng quá nặng thì bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc uống có chứa kháng sinh để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập bên trong, tránh nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, những thuốc đường uống này thường gây tác dụng phụ nhất là làm suy yếu xương, ảnh hưởng dạ dày. Do vậy, người bệnh cần được thăm khám, xác định tình trạng bởi bác sĩ chuyên khoa mới định hướng cách điều trị và xem có cần thiết phải uống thuốc hay không.

Người bị da vảy cá cần đặc biệt lưu ý chăm sóc da vào mùa đông. Đây là thời điểm hanh khô nên da càng dễ bị khô khiến bệnh trở nặng hơn. Cần uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả, cung cấp vitamin để tăng sức đề kháng và cung cấp độ ẩm cho da. Nên khám da liễu định kỳ để xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị chuyên khoa khi cần thiết.

Từ khóa » Da Chân Vảy Cá