Bệnh đa Xơ Cứng: Những điều Cần Biết - Bloomaxx
Có thể bạn quan tâm
Bệnh đa xơ cứng (MS) là bệnh có khả năng vô hiệu hóa não và tủy sống do hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ (myelin) bao phủ các sợi thần kinh và gây ra các vấn đề giao tiếp giữa não và phần còn lại của cơ thể. Hiện nay không có cách nào chữa bệnh đa xơ cứng, các phương pháp điều trị hỗ trợ có thể giúp tăng tốc độ phục hồi từ các đợt tấn công, điều chỉnh tiến trình của bệnh và kiểm soát các triệu chứng.
1. Bệnh đa xơ cứng là gì?
Bệnh đa xơ cứng hay MS là bệnh kéo dài ảnh hưởng đến não, tủy sống và các dây thần kinh thị giác trong mắt, gây ra các vấn đề về thị lực, cân bằng, kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác của cơ thể.
Các triệu chứng thường khác nhau giữa những người mắc bệnh, một số người có triệu chứng nhẹ và không cần điều trị nhưng người khác lại gặp khó khăn khi đi lại và làm các công việc hàng ngày.
MS xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công myelin, đây là vỏ bao bọc các sợi thần kinh có chức năng bảo vệ. Nếu không có lớp vỏ bên ngoài này, dây thần kinh sẽ dễ bị tổn thương và tạo nên mô sẹo.
Tổn thương có nghĩa là não bộ không thể gửi tín hiệu đến cơ thể một cách chính xác do dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến người bệnh có thể có các triệu chứng như sau:
- Khó đi
- Cảm thấy mệt
- Yếu cơ
- Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
- Tê và ngứa ran
- Vấn đề tình dục
- Kiểm soát bàng quang hoặc ruột kém
- Đau đớn
- Trầm cảm
- Vấn đề tập trung hoặc ghi nhớ
Các triệu chứng đầu tiên thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 40. Theo sau thời gian các triệu chứng sẽ được cải thiện nhưng với một số người khác, bệnh đa xơ cứng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị mới giúp ngăn ngừa tái phát và làm chậm sự phát triển bệnh.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được tìm ra. Đây được xem là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó. Trong trường hợp của MS, hệ thống miễn dịch này bị trục trặc nên phá hủy chất béo bao bọc và bảo vệ các sợi thần kinh trong não và tủy sống (myelin).
Myelin có thể được ví như lớp vỏ nhựa cách điện của dây điện. Khi myelin bị tổn thương và sợi thần kinh bị lộ ra, các thông điệp truyền dọc theo dây thần kinh có thể bị chậm lại hoặc bị chặn.
3. Các yếu tố nguy cơ
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng:
- Tuổi tác. MS có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi từ 16 đến 55.
- Giới. Phụ nữ có nguy cơ bị tái phát nhiều hơn hai đến ba lần so với nam giới.
- Tiền sử gia đình. Nếu một trong bố mẹ hoặc anh chị em đã bị MS thì nguy cơ bạn mắc bệnh MS cao hơn với người khác.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng. Có rất nhiều loại virus có thể liên quan đến đến bệnh MS, bao gồm Epstein-Barr, đây là loại virus gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (infectious mononucleosis).
- Chủng tộc. Người da trắng, đặc biệt là những người gốc Bắc Âu, có nguy cơ mắc MS cao nhất và người gốc Á, gốc Phi hoặc người Mỹ bản địa có nguy cơ thấp nhất.
- Khí hậu. MS xảy ra phổ biến ở các nước có khí hậu ôn đới, bao gồm Canada, miền bắc Hoa Kỳ, New Zealand, đông nam Australia và châu Âu.
- Vitamin D Có lượng vitamin D thấp và ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có liên quan đến nguy cơ mắc MS cao hơn.
- Một số bệnh tự miễn. Bạn có nguy cơ mắc MS cao hơn một chút nếu bạn mắc các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường type I hoặc bệnh viêm ruột.
- Hút thuốc lá
4. Biến chứng
Những người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp các biến chứng như sau:
- Cứng cơ hoặc co thắt
- Liệt, thường ở chân
- Các vấn đề về bàng quang, ruột hoặc khả năng tình dục
- Hay quên hoặc hay thay đổi tâm trạng
- Trầm cảm
- Động kinh
5. Điều trị
Hiện tại không có cách chữa trị cho bệnh MS, nhưng một số phương pháp điều trị có thể cải thiện chức năng cảm giác và giữ cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc làm chậm quá trình bệnh, ngăn ngừa hoặc điều trị các đợt tấn công, giảm bớt các triệu chứng hoặc giúp bạn kiểm soát căng thẳng khi mắc bệnh trạng này.
Các loại thuốc có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh MS hoặc giúp giảm tổn thương thần kinh bao gồm:
- Beta interferon (Avonex, Betaseron và Rebif)
- Copolyme-1 (Copaxone)
- Dalfampridine (Ampyra)
- Dimethyl fumarate (Tecfidera)
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc steroid để làm ngắn các đợt tấn công và giảm mức độ nghiêm trọng. Người bệnh cũng có thể thử các loại thuốc khác, như thuốc giãn cơ, thuốc an thần hoặc độc tố botulinum (Botox) để giảm co thắt cơ và điều trị một số triệu chứng khác.
Bên cạnh đó, kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho người bệnh các bài tập giúp duy trì sức mạnh, tập cân bằng và giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng mệt mỏi và đau đớn.
Cùng với điều trị, người bệnh có thể làm những việc khác để giảm bớt các triệu chứng MS như tập thể dục thường xuyên và tránh tập nặng, thử tập yoga để giảm bớt mệt mỏi hoặc căng thẳng, chăm sóc sức khỏe cảm xúc.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Share FacebookGoogle+TwitterLinkedinTừ khóa » đa Xơ Cứng Là Bệnh Gì
-
Bệnh Xơ Cứng Rải Rác (hay Bệnh đa Xơ Cứng) Là Gì? - Vinmec
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh đa Xơ Cứng - Vinmec
-
Đa Xơ Cứng / Multiple Sclerosis - International - Reeve Foundation
-
Bệnh đa Xơ Cứng Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Những Triệu Chứng Của Bệnh đa Xơ Cứng - Hello Bacsi
-
Xơ Cứng Rải Rác (MS) - Rối Loạn Thần Kinh - MSD Manuals
-
Cẩm Nang Sức Khỏe Về Bệnh đa Xơ Cứng
-
Những Triệu Chứng Cảnh Báo Bệnh đa Xơ Cứng - Medlatec
-
Bạn Biết Gì Về Bệnh đa Xơ Cứng?
-
Bệnh Đa Xơ Cứng (MS) - Family Caregiver Alliance
-
Y Học Thường Thức: Đa Xơ Cứng (ở Người Lớn)
-
Những Triệu Chứng Cảnh Báo Bệnh đa Xơ Cứng
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh đa Xơ Cứng Rải Rác - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bệnh đa Xơ Cứng - Chẩn đoán Và điều Trị
-
7 điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Bệnh đa Xơ Cứng
-
Xơ Cứng Bì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị