Bệnh Dại Lây Qua đường Nào? Giải đáp Nhanh 5 Hiểu Lầm Về Bệnh Dại
Có thể bạn quan tâm
Bệnh dại đang là nỗi sợ to lớn trên toàn cầu, là mối đe dọa tiềm ẩn ngay trong nhà khi bạn thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi. Nếu biết được cụ thể bệnh dại lây qua đường nào cũng như cách phòng tránh bệnh dại, bạn sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh cho mình và người thân.
Đối với câu hỏi rằng bệnh dại có lây từ người sang người không thì câu trả lời là không. Bởi vì virus của bệnh thường chỉ lây lan qua vết cắn từ động vật bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lây lan nếu nước bọt của động vật tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở của người (như vết xước hoặc vết đứt).
Bệnh dại lây qua đường nào?
Bệnh dại lây qua đường nào hay bệnh dại có lây qua đường ăn uống không hay virus dại lây qua đường nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Virus bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (như qua da vết thương hở hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng) với nước bọt hoặc mô não, hệ thần kinh từ động vật bị nhiễm bệnh. Thế nhưng cũng có trường hợp (nhưng hiếm khi xảy ra) người bị bệnh dại do phơi nhiễm mà không cần bị cắn như vết trầy xước hoặc vết thương hở tiếp xúc với nước bọt hoặc yếu tố có khả năng truyền nhiễm từ động vật dại.
Việc hít phải virus gây bệnh dại ở dạng khí dung là một trong những cách phơi nhiễm tiềm ẩn, nhưng ngoại trừ nhân viên phòng thí nghiệm, hầu hết mọi người đều không hít phải virus này. Theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, việc bệnh dại lây truyền qua thủ thuật ghép giác mạc và ghép tạng đã được ghi nhận, nhưng rất hiếm.
Vết cắn từ người bị nhiễm bệnh về mặt lý thuyết có thể truyền bệnh dại, nhưng không có trường hợp nào được ghi nhận. Tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như chạm vào người bị bệnh dại, tiếp xúc với chất lỏng hoặc mô (nước tiểu, máu, phân) qua da bình thường thì sẽ không có nguy cơ bị nhiễm virus dại.
Virus bệnh dại sẽ không truyền nhiễm khi ở dạng khô và dưới ánh sáng mặt trời. Các điều kiện môi trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến tốc độ virus hoạt động.
Điểm mặt 5 hiểu lầm về bệnh dại
1. Bệnh dại chỉ lây truyền qua vết cắn của động vật
Bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Cắn là phương thức lây truyền bệnh dại phổ biến nhất nhưng virus có thể lây truyền khi nước bọt xâm nhập vào bất kỳ vết thương hở hoặc màng nhầy (như miệng, mũi hoặc mắt). Do đó, hành động liếm hoặc cào của động vật mang bệnh dại cũng có thể truyền virus gây bệnh.
2. Vết cắn của động vật mang bệnh dại sẽ rất nhận biết
Ở Canada và Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại ở người đều liên quan đến dơi. Do kích thước nhỏ của chúng, nên vết cắn hay vết trầy xước của dơi gây ra sẽ không đáng chú ý hoặc không để lại vết thương rõ ràng.
Thậm chí, nạn nhân còn không biết họ đã tiếp xúc với một con dơi. Dơi hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, chúng cắn hoặc cào một người trong khi họ ngủ. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thức dậy và thấy trong phòng mình có dơi.
3. Động vật mắc bệnh dại sẽ có những biểu hiện không khỏe
Hầu hết các động vật sẽ có một số dấu hiệu như hung dữ, hay cắn người, mắt đỏ ngầu khi chúng nhiễm dại. Tuy nhiên, cũng có những động vật nhiễm dại lại không có bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt rõ ràng.
Nếu bạn hoặc người thân bị động vật cắn hoặc cào, hãy rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng và nước, đồng thời tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho dù đó là vết thương do vật nuôi thân thuộc trong nhà gây ra.
4. Các triệu chứng của bệnh dại có thể sẽ không xuất hiện ngay sau khi bị đông vật mang bệnh cắn
Sau khi bị động vật nhiễm bệnh cắn, các triệu chứng bệnh dại có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm mới xuất hiện ở người (đây được gọi là thời kỳ ủ bệnh).
Khoảng thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn bị cắn (cánh tay, chân, mặt…), loại động vật cắn (dơi, chó, mèo…).
5. Bạn chỉ có thể tiêm vaccine bệnh dại sau khi bị cắn
Vaccine bệnh dại có thể tiêm trước khi bị cắn như một biện pháp phòng ngừa cho những người có nguy cơ cao bị dại như tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật nhiễm dại hay đi du lịch đến vùng đang có bệnh dại.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu
Khi nào cần tiêm vaccine ngừa dại?
Tiêm vaccine ngừa bệnh dại
Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại, chẳng hạn như bác sĩ thú y, người chăm sóc động vật, nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại… nên được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh dại.
Vaccine bệnh dại cũng nên được xem xét cho các đối tượng:
- Những người có hoạt động tiếp xúc thường xuyên với virus dại hoặc với động vật có thể mắc bệnh dại.
- Khách du lịch quốc tế có khả năng tiếp xúc với động vật ở các nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng đang bùng phát dịch dại.
Lịch tiêm vaccine ngừa bệnh dại được chia làm 3 liều vào các thời điểm sau:
Liều 1: Ngày bắt đầu tiêm ngừa dại
Liều 2: 7 ngày sau liều 1
Liều 3: 21 ngày hoặc 28 ngày sau liều 1
Đối với nhân viên phòng thí nghiệm và những người khác có thể tiếp xúc nhiều lần với virus dại, nên xét nghiệm định kỳ và dùng thêm liều tiêm tăng cường khi cần thiết.
Tiêm vaccine điều trị bệnh dại
Bất cứ ai bị động vật cắn đều phải làm sạch vết thương và gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ xác định xem họ có cần được tiêm phòng chữa bệnh dại hay không.
- Nếu bị phơi nhiễm virus dại, bạn nên tiêm 4 liều vaccine bệnh dại, một liều ngay lập tức và các liều bổ sung vào các ngày thứ 3, 7 và 14 sau khi tiêm liều thứ nhất. Bạn cũng sẽ được tiêm thêm một mũi Globulin cùng lúc với liều đầu tiên.
- Nếu đã tiêm phòng bệnh dại trước đó, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 liều vaccine, một liều ngay lập tức, một liều cách liều thứ nhất 3 ngày và không cần tiêm thêm Globulin.
Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ?
Nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm chủng ngừa bệnh dại nếu bạn:
- Từng bị ứng dị ứng nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) với vaccine bệnh dại trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu vì:
- Bệnh HIV/AIDS hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như steroid, thuốc điều trị ung thư…
Nếu bị mắc bệnh nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh, bạn vẫn có thể tiêm phòng dại. Nhưng nếu bạn bị bệnh vừa hoặc nặng, nên đợi cho đến khi bình phục rồi mới tiêm vaccine. Trong trường hợp đã tiếp xúc với virus dại, bạn nên tiêm vaccine điều trị bất kể đang bị bệnh gì.
Biện pháp phòng ngừa bệnh dại
Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bệnh dại lây qua đường nào, bạn cũng nên đi tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Những việc bạn nên làm để phòng ngừa bệnh dại bao gồm:
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người đem thú cưng của mình đi tiêm phòng dại.
- Báo cáo động vật đi lạc cho cơ quan y tế địa phương hoặc nhân viên kiểm soát động vật.
- Nhắc nhở trẻ em không được chạm vào thú cưng, chó, mèo lạ.
- Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ và cáo…
Nếu bạn đã bị động vật cắn, đặc biệt đó là một con chó không rõ nguồn gốc hoặc động vật hoang dã, hãy:
- Rửa sạch vùng bị cắn bằng xà phòng với nước và băng vết cắn bằng băng sạch.
- Đến ngay bệnh viện gần nhất.
- Gọi các cơ quan kiểm soát động vật địa phương để giúp tìm động vật đã cắn mình.
Nếu bạn biết chủ sở hữu của con vật đã cắn mình, hãy lấy tất cả thông tin của nó bao gồm tình trạng tiêm phòng, tên và địa chỉ của chủ sở hữu.
Từ khóa » Virus Dại Có Dạng Hình Gì
-
Đặc điểm Virus Gây Bệnh Dại | Vinmec
-
Virus Dại (Rabies Virus) - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Virus Dại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Dại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Virus Dại - Health Việt Nam
-
Tổng Quan Về Virus - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG - Xuất Bản Thông Tin
-
BỆNH DẠI - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Phát Hiện Lỗ Hổng Của Vaccine Phòng Bệnh Dại
-
Bệnh Dại - Những Cái Chết được Báo Trước
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ CORONAVIRUS
-
Bệnh Dại | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Dại