Bệnh đái Tháo đường
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Các chủ đề y tế
- Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hoóc môn - insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Tăng đường huyết hay tăng nồng độ đường trong máu là một tác động phổ biến của bệnh đái tháo đường dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu. Bệnh đái tháo đường là một trong bốn bệnh không lây nhiễm chính (NCD) và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Chỉ riêng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, ước tính trong năm 2014 có 131 triệu người (tỷ lệ hiện mắc là 8.4%) sống chung với bệnh đái tháo đường. Con số này của Việt Nam năm 2015 là 4,1% ở những người trong độ tuổi 18-69.
Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường đòi hỏi phải thực hiện phương pháp tiếp cận theo chu kỳ vòng đời, thông qua cải thiện dinh dưỡng giai đoạn đầu đời, cung cấp môi trường hỗ trợ cho hoạt động thể lực và phát triển các can thiệp hỗ trợ phòng ngừa và quản lý đái tháo đường.
Hiện tại WHO hỗ trợ Việt Nam quản lý điều trị đái tháo đường kết hợp với bệnh tăng huyết áp tại các trạm y tế xã (Quyết định 2559) bên cạnh hỗ trợ kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm nói chung.
Technical links
- Fact sheets
- Diabetes
Bệnh đái tháo đường có thể điều trị được
Và hậu quả của nó có thể được tránh hoặc trì hoãn bằng chế độ ăn uống, hoạt động thể lực, dùng thuốc, đồng thời thường xuyên sàng lọc và điều trị kịp thời các biến chứng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hoạt động thể lực thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể ở giới hạn bình thường và tránh sử dụng thuốc lá là giải pháp để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh đái tháo đường túyp 2.
Bệnh đái tháo đường
Là nguyên nhân chính gây mù, suy thận, nhồi máu cơ tim tim, đột quỵ và tổn thương phải cắt cụt chi dưới.
Trên toàn cầu, tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành trên 18 tuổi
Đã tăng từ 4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014, nghĩa là số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng từ 108 triệu lên tới 422 triệu người.
Theo kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam năm 2015 (STEPS 2015)
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành từ 18-69 tuổi là 4,1%. Tuy nhiên, chỉ có 28,9% người mắc bệnh đái tháo đường được quản lý, có nghĩa là hầu hết người mắc căn bệnh này (hơn 70%) không được điều trị.
-Tin tức nổi bật
Tất cả → 16 June 2020 Tin tức mớiWHO ghi nhận và đánh giá cao Kế hoạch dự phòng và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm của tỉnh Hải Dương
Videos
Sắp trình chiếu!
Ấn phẩm
Tất cả →Noncommunicable disease education manual for primary health care professionals and patients
15 March 2017 | DownloadHearts: technical package for cardiovascular disease management in primary health care
27 December 2016 | DownloadGlobal report on diabetes
6 April 2016 | DownloadLiên kết liên quan
Global programme on diabetes
Chiến lược ưu tiên
Thông tin thêm về công việc của WHO Việt Nam về các bệnh không truyền nhiễm
Trở lại các chủ đề y tếTừ khóa » Thống Kê Bệnh Tiểu đường Tại Việt Nam
-
Những Số Liệu Thống Kê Bệnh Tiểu đường Việt Nam - Hello Bacsi
-
Tỷ Lệ Người Việt Mắc Bệnh đái Tháo đường đang Gia Tăng Nhanh Chóng
-
Tỷ Lệ Mắc đái Tháo đường Tăng Cao :Hơn 3,5 Triệu Người Việt Mắc
-
Ngày Đái Tháo đường Thế Giới Năm 2021: Tiếp Cận Chăm Sóc Bệnh ...
-
Thực Trạng Bệnh Tiểu đường Hiện Nay đáng được Cảnh Báo Như Thế ...
-
Hơn 3,5 Triệu Người Việt Mắc đái Tháo đường Và Sẽ Tăng Lên 6,3 Triệu ...
-
Báo động Bệnh đái Tháo đường ở Việt Nam Và Thế Giới
-
Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngay 12/10/2020 - Tin Tức Sự Kiện
-
Báo động Tới Năm 2045, Việt Nam Có Khoảng 6,3 Triệu Người Mắc ĐTĐ
-
TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐIỀU TRA TỶ LỆ ...
-
Tình Hình đái Tháo đường
-
Gia Tăng Chóng Mặt Người Trẻ Mắc đái Tháo đường
-
Đái Tháo đường: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Tình Hình Bệnh Tiểu đường Tại Việt Nam