Bệnh đau Dây Thần Kinh Số 9 Có Nguy Hiểm Không? - Hello Doctor

Bệnh đau dây thần kinh số 9 có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, hiện tại đang làm giáo viên tại Hà Nội. Khoảng một tháng trở lại đây tôi bị đau nhói dữ dội ở vùng cổ họng, amidan, lưỡi, cơn đau kéo dài khoảng 1-2 phút, có kèm theo nuốt khó, khan tiếng. Trước đây tôi chưa từng mắc một bệnh nào khác, ăn uống bình thường hay xuất hiện cơn đau và khó nuốt làm cho thời gian gần đây tôi rất ít ăn và sụt khoảng 2kg. Tôi đi khám và bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh đau dây thần kinh số 9. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như thông tin bạn cung cấp và nếu các triệu chứng bạn mô tả là đúng, chúng tôi cho rằng bạn hiện đang gặp tình trạng đau dây thần kinh số 9, một dây thần kinh chi phối cảm giác ở vùng họng miệng và chi phối vận động cho các cơ ở vùng họng miệng quan trọng trong việc nuốt và phát âm. Để chắc chắn chẩn đoán, bạn nên sắp xếp lịch để được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Nếu bạn chưa hiểu rõ về bệnh, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin trong bài Đau dây thần kinh số 9.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về bệnh để giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Đau dây thần kinh số 9 có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh số 9 hay còn gọi là đau dây thần kinh thiết hầu khiến các cơn đau dữ dội lặp đi lặp lại ở lưỡi cổ họng, tai, amidan…mỗi cơn đau tuy chỉ kéo dài vài giây đến vài phút những gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của người bệnh. Đau dây thần kinh số 9 là do những kích thích lên dây thần kinh số 9 và thường xảy ra ở người lớn hơn 40 tuổi. Bệnh đau dây thần kinh số 9 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn bác sĩ không tìm ra nguyên nhân kích thích gây đau dây thần kinh số 9, những cũng có 1 trường hợp có một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 9 nguy hiểm như: khối u trong sọ chèn ép dây thần kinh số 9, khôi u ở vùng cổ họng chèn ép gây đau cần được điều trị đặc hiệu như phẫu thuật lấy khối u.

Ngoài ra việc không điều trị những cơn đau kéo dài sẽ khiến bệnh nhân sụt cân do sợ ăn uống vì khi nhai, nuốt sẽ kích thích khởi phát cơn đau.

2. Đau dây thần kinh số 9 có tự khỏi được không?

Đau dây thần kinh số 9 do nhiều nguyên nhân gây ra và việc tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. 1 số bệnh nhân đau dây thần kinh số 9 có thể tự khỏi sau 1 vài tuần hoặc 1 vài tháng 1 số khác cần phải điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc điều đặc hiệu nguyên nhân gây ra bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Đau dây thần kinh số 9 có di truyền cho con được không?

Bạn sẽ không di truyền bệnh đau dây thần kinh số 9 cho con của mình vì bệnh đau dây thần kinh số 9 thường do các nguyên nhân sau:

  • Mạch máu đè lên các dây thần kinh thiệt hầu.
  • Tăng trưởng tại các cơ sở của hộp sọ đè lên các dây thần kinh thiệt hầu.
  • Khối u hoặc nhiễm trùng cổ họng và miệng đè lên các dây thần kinh thiệt hầu.

Và các nguyên nhân đó sẽ không di truyền từ bạn sang con của bạn.

4. Đau dây thần kinh số 9 có phải là biểu hiện của bệnh ung thư không?

Như đã trình bày ở trên đau dây thần kinh số 9 thì có rất nhiều nguyên nhân trong đó có thể là các nguyên nhân chèn ép từ 1 khối u trong sọ hoặc hầu họng. và nếu khối u đó là 1 khối u ác tính, thì đau dây thần kinh số 9 hoàn toàn có thể là biểu hiện của 1 bệnh ung thư.

5. Đau dây thần kinh số 9 có gây liệt không?

Dây thần kinh số 9 ngoài chi phối cảm giác cho các vùng cổ họng như lưỡi, amidan, thành sau họng… thì còn chi phối vận động cho các cơ ở vùng hầu họng:

  • Nâng màng khẩu: Nâng và kéo màng khẩu mềm ra sau để đóng kín đường thông lên mũi.
  • Cơ khẩu thiệt: Nâng và kéo phần sau lưỡi ra phía sau khi nuốt.
  • Cơ thắt hầu trên, giữa, dưới: Co thắt vùng hầu họng khi nuốt và đẩy thức ăn xuống thực quản, đây là các cơ phụ trách chức năng nuốt.
  • Các cơ trên còn góp phần vào việc phát âm.
  • Cơ nhẫn giáp: Các cơ nhẫn giáp sau và nhẫn giáp bên làm khép và mở dây thanh âm.

Vì vậy những kích thích gây nên cơn đau ở vùng hầu họng thì cũng kích thích co thắt các cơ mà nó chi phối ở vùng hầu họng gây nuốt khó, khan tiếng và những kích thích chỉ kéo dài vài phút nên không gây liệt mà gây khó khăn cho việc nuốt và phát âm của bệnh nhân trong cơn đau ngoài cơn bệnh nhân hoàn toàn bình thường.

TÓM LẠI:

Đau dây thần kinh số 9 không phải là bệnh nguy hiểm gây tử vong cấp tính. Tuy nhiên, nó có thể là triệu chứng gợi ý ban đầu cho một bệnh lý tiềm ẩn như Ung thư.

Đau dây thần kinh có thể dễ nhầm lẩn với các bệnh lý Tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày thực quả. Do đó, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiêu hóa và chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Từ khóa » Dây 9