Bệnh đau Mắt đỏ Và Những Kiến Thức Cơ Bản Nên Biết
Bệnh đau mắt đỏ hay còn được biết đến là viêm kết mạc thường xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em, người trưởng thành và người già. Điểm đáng chú ý là đau mắt đỏ dễ lây lan và xảy ra quanh năm, có thể lan rộng thành dịch, đặc biệt là trong thời điểm từ Hè tới cuối Thu.
Menu xem nhanh:
- 1. Triệu chứng của căn bệnh đau mắt đỏ là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt đỏ là gì?
- 3. Con đường lây lan bệnh viêm kết mạc là gì?
- 4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đau mắt đỏ
- 5. Viêm kết mạc dễ nhầm lẫn với những căn bệnh nào?
- 6. Cách điều trị hiệu quả bệnh lý đau mắt đỏ
1. Triệu chứng của căn bệnh đau mắt đỏ là gì?
Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm kết mạc bao gồm:
– Mắt ngứa và cộm giống như có hại bụi bên trong mắt
– Mắt đỏ hoe
– Chảy nước mắt và tiết ra nhiều gỉ, ghèn
– Mi mắt sưng nề và đau nhức
– Có thể kèm theo những dấu hiệu khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, đau họng, nổi hạch sau tai
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt đỏ là gì?
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh viêm kết mạc bao gồm:
– Đau mắt đỏ do bị nhiễm virus Herpes, Adenovirus,… và có thể tự hết trong vòng 4 – 7 ngày mà không cần phải điều trị.
– Đau mắt đỏ do bị nhiễm các loại vi khuẩn
– Đau mắt do bị dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hóa và lông động vật,… có thể khiến bệnh viêm kết mạc kéo dài cho tới khi loại bỏ hoặc tránh xa những yếu tố này.
3. Con đường lây lan bệnh viêm kết mạc là gì?
– Tiếp xúc với dịch tiết của người bị đau mắt đỏ khi họ hắt hơi hoặc nói chuyện.
– Chạm tay vào những đồ dùng hoặc vật dụng cá nhân bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, gối, chìa khóa, bàn chải, chậu rửa bát, tay nắm cửa, đồ chơi, điện thoại, nút bấm cầu thang,…
– Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh như ở bể bơi, ao hồ,…
– Thói quen sờ tay vào miệng, mũi, dụi mắt cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm kết mạc.
– Kính áp tròng không được vệ sinh và làm sạch đúng cách.
Bởi vì tốc độ lây lan của bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng rất nhanh nên những nơi có mật độ dân cư cao và địa điểm công cộng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch.
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đau mắt đỏ
Bệnh viêm kết mạc thường diễn tiến lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm kết mạc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới giác mạc của người bệnh, làm giảm thị lực.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi bệnh viêm kết mạc kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách là gây loét giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí là mù lòa. Do đó, các bạn cần phải đến gặp bác sĩ Nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện ra những bất thường ở mắt như đau nhức, đỏ, cộm,…
5. Viêm kết mạc dễ nhầm lẫn với những căn bệnh nào?
– Viêm củng mạc với những triệu chứng như đau mắt, cơn đau truyền lên gò má, trán và xoang. Màu sắc lòng trắng mắt đỏ tươi hoặc đỏ hồng, có hạt gồ lên bên dưới khóe mắt
– Viêm nội nhãn với những triệu chứng như đỏ và đau nhức mắt nhưng không tiết dịch nhầy như đau mắt đỏ. Bên cạnh đó, viêm nội nhãn còn có thể xuất hiện những dấu hiệu như nhìn mờ, sưng mắt, sợ ánh sáng, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn
– Viêm loét giác mạc với những triệu chứng như chảy nước mắt nhiều, mắt bị cộm, mắt nhìn mờ, khó mở mắt khi thức dậy
Do đó, khi xuất hiện những biểu hiện bất thường ở mắt, người bệnh phải nhanh chóng đi khám để được các bác sĩ Nhãn khoa kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
6. Cách điều trị hiệu quả bệnh lý đau mắt đỏ
Với những người bệnh bị đau mắt đỏ ở thể nhẹ, có thể điều trị ngoại trú tại nhà nhưng phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thực hiện những thao tác như sau:
– Chườm ấm hoặc chườm lạnh để làm giảm sự khó chịu ở mắt và tình trạng sưng mi
– Rửa mặt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
– Tránh sử dụng chung bát, ly, khăn mặt với người khác
– Tránh dụi mắt và không đi bơi
– Nên nghỉ học hoặc nghỉ làm trong vòng 1 tuần
Với những trường hợp cần phải dùng thuốc kê toa, bác sĩ Nhãn khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc để chỉ định thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt phù hợp. Cụ thể như sau:
– Đau mắt đỏ do virus gây ra thường kéo dài khoảng 4 – 7 ngày rồi tự hết nhưng lại rất dễ lây lan. Trong trường hợp này, các bạn không cần sử dụng kháng sinh vì thuốc không có tác dụng với virus. Do đó, người bệnh chỉ cần vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày là đủ.
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra thì phải uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với thuốc mỡ bôi.
– Đau mắt do dị ứng thì phải sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh đau mắt đỏ. Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI được trang bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của người bệnh luôn sáng khỏe. Do đó, nếu có dấu hiệu bị đau mắt đỏ, mọi người hãy đến ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Từ khóa » đau đỏ Mắt
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bị đau Mắt đỏ Bao Lâu Sẽ Khỏi Hẳn? - Vinmec
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Bệnh đau Mắt đỏ
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Bệnh Viêm Kết Mạc (đau Mắt đỏ)
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Mắt đỏ | Bệnh Viện đa Khoa Sóc Sơn
-
Đau Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mắt đỏ - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Cảnh Giác Với Chứng đau Mắt, đỏ Mắt Hậu COVID-19
-
[PDF] VIÊM GIÁC MẠC (ĐAU MẮT ĐỎ) - OKC-County Health Department
-
Cẩn Trọng Với Viêm Kết Mạc Hậu COVID-19 ở Trẻ
-
Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý