VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
-
- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- Lãnh đạo đơn vị
- Chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức và cơ chế hoạt động
- Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin địa phương
- Tin chuyên ngành
- Tin chỉ đạo
- Tin cũ
- HOẠT ĐỘNG
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Phòng chống bệnh không lây nhiễm
- Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
- Y tế cộng đồng
- Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
- Hợp tác quốc tế
- Chỉ đạo tuyến
- HỆ THỐNG VĂN BẢN
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Thủ tục hành chính
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản dự thảo - góp ý
- HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
- Thư điện tử công vụ
- Hệ thống văn bản điện tử
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
Tin tức
BỆNH ĐẬU MÙA
15/06/2016 In bài viết
_
BỆNH ĐẬU MÙA (Variola) ICD-10 B03: Smallpox Bệnh đậu mùa thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Đặc điểm của bệnh: 1.1. Định nghĩa ca bệnh: Bệnh đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da. Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 400C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban. Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước (vesicula), mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban. Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt rỗ. Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân và chân tay. Ban tập trung mọc ở mặt, chân tay nhiều hơn ở thân. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm vi rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban. Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox). Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người chưa chủng đậu khoảng 15 - 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng bị chết nhiều trong tuần thứ 2. Khoảng 3% bệnh nhân nặng trong bệnh viện đã trải qua thời kỳ tiền triệu nghiêm trọng, bị kiệt sức, chảy máu ở da, niêm mạc, tử cung, bộ phận sinh dục, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Những trường hợp bị chảy máu như vậy bị chết rất nhanh. Những vụ dịch đậu mùa nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong dưới 1%. Tuy nhiên, triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng. Nói chung, những phản ứng toàn thân của thể bệnh nhẹ xảy ra ít nghiêm trọng hơn và hiếm thấy chảy máu. - Ca bệnh lâm sàng: + Sốt cao 400C, đau đầu, mệt lử như kiệt sức, đau lưng nặng, đau bụng và nôn. + Ban xuất hiện theo thứ tự từ mặt, thân đến chân tay. Ban tiến triển thứ tự theo giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ, đóng vẩy và tróc vẩy để lại sẹo. Tổn thương của các nốt ban trên toàn thân cùng tuổi. - Ca bệnh xác định: + Chẩn đoán trên kính hiển vi điện tử (EM) (+), Kỹ thuật miễn dịch khuếch tán (+), phản ứng chuỗi polymerase (PCR) (+). + Phân lập vi rút đậu mùa (+) 1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Bệnh thủy đậu, bệnh đậu khỉ, bệnh đậu bò. 1.3. Xét nghiệm: - Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy máu, huyết thanh, nạo lấy tổn thương trong mụn nước và mụn mủ. - Phương pháp xét nghiệm: Bệnh đậu mùa đã được WHO thông báo loại trừ từ năm 1980. Mặc dù vậy, chẩn đoán xét nghiệm vẫn cần thiết để xác định bệnh khi có tổn thương da nghi ngờ. Các phương pháp chẩn đoán là: + Phương pháp kết tủa trong thạch. + Phương pháp ngăn ngưng kết hồng cầu. + Phương pháp kháng thể huỳnh quang. + Phương pháp soi kính hiển vi điện tử. + Phương pháp mới: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR).
2. Tác nhân gây bệnh: - Tên tác nhân: Variola virus thuộc loài Orthopoxvirus. Trước khi thanh toán bệnh đậu mùa, Variola virus tồn tại 2 chủng (strains) vi rút có liên quan là Variola major gây bệnh đậu mùa nặng (smallpox) có tỷ lệ chết/mắc từ 20 - 50% và Variola minor gây bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) có tỷ lệ chết dưới 1%. - Hình thái: Vi rút đậu mùa có dạng hình khối chữ nhật với các cạnh được vê tròn, có kích thước khoảng 280 - 320 nm x 200 - 250 nm và là vi rút có kích thước lớn nhất. Lõi của vi rút là một nucleotid với vật liệu di truyền là ADN. - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài. Vi rút đậu mùa cũng là vi rút có sức đề kháng cao nhất. Ở vảy mụn đậu khô và ở nhiệt độ phòng, vi rút sống được nhiều tháng, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vi rút dễ bị bất hoạt bởi các chất diệt khuẩn, bởi nhiệt độ trên 550C và tia tử ngoại. Vi rút đậu mùa có thể lưu giữ lâu dài trong điều kiện đông khô hoặc bảo quản trong glycerin.
3. Đặc điểm dịch tễ học: - Trước khi có chủng đậu: Đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút điển hình ở trẻ em, điều này là do bệnh dễ lây theo giọt nhỏ và do mọi người. Những vụ dịch lớn đã xảy ra ở Châu Âu từ thế kỷ thứ XIII. Do sự phát triển về mậu dịch, hàng hải, những thế kỷ sau đó XVI, XVII, XVIII, những vụ dịch lớn đã xảy ra làm chết hàng triệu người. Tỷ lệ chết ở bệnh đậu mùa tuỳ thuộc vào thể bệnh. Ở thể nhẹ (tiểu đậu) tỷ lệ chết rất ít và có thể không có; ở thể nặng có xuất huyết, tỷ lệ chết gần 100%. Trung bình tỷ lệ chết ở đậu mùa khoảng 15-20%. - Sau khi chủng đậu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đẩy mạnh Chương trình thanh toán bệnh đậu mùa toàn cầu từ năm 1967 và đã có hiệu quả. Trường hợp mắc bệnh đậu mùa tự nhiên cuối cùng trên thế giới xảy ra ở Somali, Châu Phi vào tháng 10/1977. Sau đó 2 năm (1979), việc thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu đã được WHO xác nhận và Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) phê chuẩn vào tháng 5/1980. Kể từ năm 1978, không thấy trường hợp bệnh đậu mùa nào trên người và có những bằng chứng cho biết bệnh đậu mùa sẽ không trở lại thành bệnh lưu hành địa phương. - Hiện nay kho lưu trữ vi rút đậu mùa đảm bảo an toàn tuyệt đối đã được đặt tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về vi rút học và kỹ thuật sinh học Koltsovo, Novosibirsk, Liên bang Nga. WHO đã thành lập một chương trình thanh tra an toàn sinh học đối với 2 phòng thí nghiệm được uỷ quyền chính thức lưu giữ vi rút đậu mùa để bảo đảm an ninh và an toàn trong nghiên cứu.
4. Nguồn truyền nhiễm: - Ổ chứa vi rút đậu mùa duy nhất là ở bệnh nhân. Hiện nay vi rút đậu mùa còn được lưu giữ ở 2 phòng thí nghiệm được uỷ quyền ở Hoa Kỳ và Liên bang Nga. - Thời gian ủ bệnh từ 7 - 19 ngày. Thông thường từ 10 - 14 ngày bệnh bắt đầu và từ 2 - 4 ngày sau đó phát ban. - Thời kỳ lây truyền. Bệnh lây từ lúc có tổn thương sớm nhất đến khi những tổn thương đó sắp khỏi khoảng 3 tuần. Bệnh lây nhiều nhất trong tuần đầu của bệnh.
5. Phương thức lây truyền: Bệnh lây truyền thường xảy ra qua bộ máy hô hấp bằng những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da bị nhiễm Variola virus. Đôi khi vi rút đậu mùa vào cơ thể gây bệnh qua kết mạc mắt hoặc rau thai.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người chưa được chủng đậu đều có cảm nhiễm với bệnh đậu mùa. Sau khi khỏi bệnh được miễn dịch lâu dài và hiếm bị mắc bệnh lần thứ hai.
7. Các biện pháp phòng chống dịch: 7.1. Biện pháp dự phòng: - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Khi có nguy cơ xảy ra bệnh đậu mùa, cần cung cấp những thông tin về bệnh này cho nhân dân để phát hiện bệnh sớm, cách ly, phòng chống và cộng tác với ngành y tế trong việc gây miễn dịch đặc hiệu và chống dịch. - Vệ sinh phòng bệnh: + Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là đường mũi họng. + Trong giám sát các bệnh truyền nhiễm nếu phát hiện thấy trường hợp nghi ngờ không phải bệnh thuỷ đậu, trường hợp giống bệnh đậu mùa thì bắt buộc phải gọi điện thoại ngay tức khắc thông báo với nhà chức trách y tế địa phương, sau đó sẽ phải thông báo khẩn cấp cho WHO. 7.2. Biện pháp chống dịch: - Tổ chức: + Thành lập Ban chống dịch do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, lãnh đạo y tế địa phương làm phó ban thường trực và các thành viên khác có liên quan như: Y tế, Giáo dục, Công an, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ v.v... + Các thành viên trong Ban chống dịch được phân công nhiệm vụ để chỉ đạo và huy động cộng đồng thực hiện tốt công tác chống dịch. + Đối với vụ dịch nhỏ cần giành một số giường bệnh trong một khu riêng ở khoa lây bệnh viện để cách ly và điều trị bệnh nhân. Nếu có dịch lớn thì có thể thành lập bệnh xá dã chiến trong cộng đồng. - Chuyên môn: + Bệnh nhân phải được cách ly nghiêm ngặt đường hô hấp trong thời kỳ khởi phát và suốt thời kỳ phát ban khoảng 3 tuần. + Không có người lành mang vi rút đậu mùa. Người tiếp xúc phải được giám sát chặt chẽ và theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nếu nhiệt độ tăng phải được cách ly ngay. + Do thời gian ủ bệnh đậu mùa tương đối dài, chủng vắc xin đậu mùa trong vòng 4 ngày sau khi phơi nhiễm có thể phòng được bệnh hoặc chỉ mắc bệnh lâm sàng nhẹ. + Xử lý môi trường: Cần thiết phải sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối đối với các chất thải và đồ dùng, nhất là quần áo, chăn gối, của bệnh nhân đậu mùa. 7.3. Nguyên tắc điều trị: Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đậu mùa. Bởi vậy, cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng, mồm. Không để mụn đậu vỡ hoặc dập nát. Dùng thuốc sát khuẩn nhẹ ở mắt, mũi, họng cho bệnh nhân, nhất là trong thời kỳ khởi phát và phát ban. Dùng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm. Dùng thuốc điều trị các triệu chứng và thuốc bổ trợ cho bệnh nhân. 7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: - Chính phủ các nước bắt buộc phải thông báo ngay tức khắc cho WHO và các nước lân cận những trường hợp bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa. - Đi du lịch quốc tế: Hiện nay không có nước nào yêu cầu giấy chứng nhận tiêm chủng đối với bệnh đậu mùa để nhập cảnh. - Bệnh đậu mùa là một bệnh dưới sự giám sát của WHO.
Admin
Chia sẻ:
Tin tức liên quan
BỆNH DỊCH HẠCH
_
Xem chi tiết
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DO VI RÚT EBOLA, LASSA HOẶC MARBURG
_
Xem chi tiết
BỆNH CÚM A/H5N1
_
Xem chi tiết
BỆNH SỐT TÂY SÔNG NIN
_
Xem chi tiết
- Tin nổi bật
- Tin chỉ đạo
- Tin địa phương
Tin tức nổi bật
Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030
Thông tin về cúm mùa do chủng cúm A(H1N1)