Bệnh 'dây Máu ăn Phần' Trong Bóng đá Việt - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Đội tuyển bóng đá Việt Nam từ xưa đến nay chưa một lần lọt vào vòng chung kết Asian Cup, vậy sao chúng ta lại dám tin tưởng lứa cầu thủ U19 hiện nay có thể vào đến vòng chung kết World Cup? Tôi nghĩ, nếu nói cho sướng miệng thì ai chẳng nói được.
Điều đau lòng hơn cả là một bộ phận lớn người Việt thích nghe những lời “đao to búa lớn” nhưng hết sức sáo rỗng và vô nghĩa. Đó cũng là lí do tại sao nước Nhật luôn là một quốc gia hùng cường còn Việt Nam ta mãi vẫn chưa thoát nghèo.
Tại sao sau động đất, sóng thần, người Nhật vẫn xếp hàng nghiêm túc để chờ thức ăn, còn người dân Phillipine, Haiti lại đâm chém lẫn nhau để giật đồ? Đó cũng là bản năng được rèn giũa qua bao thế hệ và chính vì bản năng đó mà người Nhật đứng hàng đầu thế giới còn người Philippines và Haiti đứng đâu hiện không rõ.
Bệnh ăn xổi, chuộng thành tích trước mắt là căn bệnh ăn sâu vào máu của người Việt, bao gồm cả người hâm mộ chứ không chỉ riêng cấp lãnh đạo. Tại sao người ta lại gọi là “xây nhà từ nóc”? Tại vì chúng ta luôn thích có ngay kết quả khi chưa làm được nền tảng vững vàng.
Tại sao Nhật đặt mục tiêu vô địch thế giới vào tận năm 2050 (hay 2030) mà không phải là năm 2022, tức 8 năm nữa khi mà mấy kì World Cup gần đây họ đã vào tận bán kết?
Điều này được lý giải rằng người Nhật luôn nhìn vào thực tế của nền bóng đá nước nhà. Họ cần có thời gian đào tạo lứa cầu thủ chuyên nghiệp, đủ sức chiến đấu dài lâu, phải tiến bộ từng bước và chăm chút thế hệ cầu thủ ấy từng li từng tí thì mới mong có ngày hái quả ngọt, còn không chỉ có quả chua quả thối mà thôi.
Người Nhật đặt ra mục tiêu như vậy trên cở sở nghiên cứu khoa học rõ ràng, nó khác với kiểu “một tấc đến trời”, đặt ra mục tiêu không dựa trên cơ sở nào như quan chức bóng đá Việt Nam.
Nhân bàn về bóng đá, tôi thấy người ta nói Văn Khánh là tài năng, tuy nhiên tôi cho rằng người ta đang tâng bốc em ấy. Chiều cao 1m8, thể hình và cả trình độ ở vị trí trung vệ Việt Nam như Khánh không thiếu, kể cả các cầu thủ của đội U19.
Ngoài ra, Khánh được xếp đá dự bị chứng tỏ trình độ của cầu thủ này cũng không có gì nổi trội. Tôi nghĩ hình phạt không cho em ấy đi tập huấn Châu Âu không có nghĩa là Việt Nam đang mất đi một tài năng.
Một bộ phận người hâm mộ kêu gọi mọi người châm chước cho Khánh chính là biểu hiện rõ nhất của tính ăn xổi, không nghiêm khắc với chính mình, thấy cái lợi nhỏ mà mất đi cái lợi lớn hơn nhiều.
Hôm nay chúng ta châm trước cho Văn Khánh, ngày mai sẽ là Công Phượng. Các cầu thủ rồi đây vì muốn chứng tỏ bản thân để được nước ngoài để ý, các em sẽ đá theo kiểu cá nhân thì làm sao tuyển Việt Nam chúng ta có thể thẳng tiến vào chung kết U20 thế giới.
Hoặc một ngày kia Tuấn Anh đi theo tiếng gọi của đồng tiền, không chịu tập luyện nữa và quyết dứt áo đi khỏi HAGL... Sau những lỗi lầm ấy, người ta lại kêu gọi người hâm mộ châm chước cho các cầu thủ như đã từng làm với những Văn Quyến, Quốc Vượng trước đây, lúc ấy, cái lợi to lớn hơn rất nhiều sẽ mất đi.
Điều đó cho thấy, muốn có cả cây táo ngọt và đẹp thì người trồng phải triệt con sâu từ trong trứng nước, chứ không thể bảo vì con sâu còn nhỏ từ từ uốn nắn có khi nó không gây hại cho cây táo.
Nếu tuyển Việt Nam muốn có một thứ bóng đá đẹp, không còn đốn giò, gây hấn, lăng mạ, chỉ đơn giản là đá bóng thì trước hết phải xây lại lối đá một cách có hệ thống. Chúng ta cần tuyển dụng những HLV có đạo đức, có tinh thần cầu tiến.
Bảy năm trước khi bầu Đức xây học viện bóng đá, ai quan tâm đến ông ấy, báo chí nào động viên ông ấy, người hâm mộ nào giúp ông ấy được một đồng? Đội U19 được như hôm nay khiến cả nước thơm lây, từ truyền thông đến người hâm mộ nháo nhào đòi quyền tham gia quyết định, "dây máu ăn phần", áp đặt suy nghĩ lên tuyển U19.
Bầu Đức mất bảy năm tâm huyết, tiền bạc để nuôi nấng đàn con, cháu của ông thì việc ông ấy phải bảo vệ thành quả của mình là điều hiển nhiên. Chăm cây chờ ngày hái quả, không ai có quyền áp đặt cách hái quả của bầu Đức.
Thay vì chỉ trích HAGL hay bầu Đức, đáng lẽ người hâm mộ phải chỉ trích những lò dạy cầu thủ với lối vào bóng kiểu triệt hạ bằng hai chân. Chúng ta cần chỉ trích những HLV chăm chăm dạy cầu thủ chơi tiểu xảo, hạ đo ván cầu thủ khác một cách bạo lực.
Trong những tình huống tranh chấp, việc cầu thủ hành động, phản ứng không kịp suy nghĩ trở thành vấn nạn xấu cần loại bỏ. Người ta có thể nhìn ra ngay thứ bản năng đã ăn sâu vào tiềm thức của họ qua thời gian tập luyện và tiếp thu được những gì cả ở trên sân bóng lẫn đời thường.
Việc sử dụng bạo lực trong bóng đá chuyên nghiệp không khác gì việc những tay anh chị giang hồ đụng chuyện là rút dao chém người. Người bình tĩnh, hiểu chuyện sẽ biết cách ứng xử sao cho phải đạo, nhường người khác một chút cũng chẳng đến mức thiệt thân. Đó là sự khác biệt giữa hai cách dạy và uốn nắn các cầu thủ, vậy bạn thích cách nào hơn?
Từ Quốc Vượng, Huy Hoàng tới Trọng Hoàng, biết bao lần các cầu thủ ấy đạp giò đối thủ trong những tình huống vô hại, phải lĩnh thẻ đỏ và đẩy toàn đội vào thế 10 người đấu với 11 người. Điển hình là trận bóng giữa Việt Nam và Singapore vào năm 2010, hai cánh Việt Cường và Quang Thanh đã gặp chấn thương vì chơi quá tải trong tình trạng thiếu người.
Hoặc những ai từng coi trận Việt Nam và UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) năm 2007 sẽ đếm được bao nhiêu lần Huy Hoàng phi cả hai chân vào người đối thủ.
Việc dùng tiểu xảo trong bóng đá đỉnh cao là kết quả của việc thua kém thể hình, sức mạnh, tốc độ. Cầu thủ của chúng ta không đè, không đuổi kịp đội bạn thì chỉ còn cách chặt chém giò đối phương. Đó là bạo lực, là đường cùng của bóng đá xấu xí chứ không phải thi đấu lăn xả, quyết liệt.
Tôi nhớ HLV Chanvit từng nói sau trận Việt Nam thua Thái Lan 0 - 2 vào năm 2007 rằng: "Các bạn có thể thắng Thái Lan như các bạn muốn, nếu các bạn chơi bóng đá, không phải boxing. Nếu chơi boxing các bạn cũng thua vì cầu thủ Thái to khỏe hơn". Liệu nếu các cầu thủ Thái đá xấu như vậy thì tuyển Việt Nam chúng ta đỡ được mấy đòn?
Nếu Văn Khánh có tinh thần cầu tiến thì em cần phải nói rằng: "Tôi xin lỗi Ban huấn luyện, người hâm mộ và đặc biệt bạn U19 Tottenham, tôi đã sai và sẽ không bao giờ lặp lại hành động tương tự trong luyện tập và thi đấu. Tôi sẽ cố gằng luyện tập nhiều hơn để cống hiến cho CLB và đội tuyển nếu tôi được tạo cơ hội" chứ không phải biện minh này nọ.
Nếu em ấy thành khẩn như vậy thì không ai nỡ lòng chấp nhặt. Con hư thì bố mẹ phải dạy lại, trò hư thầy phải phạt, tôi thấy mức kỷ luật lần này là tốt cho Văn Khánh. Hình phạt này sẽ tạo cho em động lực để chứng tỏ và hoàn thiện mình.
Bênh vực khi trẻ sai, tâng bốc trẻ là làm hại trẻ. Bóng đá Việt Nam nói riêng hay đất nước Việt Nam nói chung, muốn tiến lên cần những người như bầu Đức.
Chúng ta cần xây dựng mọi cái từng li từng tí và trên hết đội tuyển bóng đá Việt Nam cần một thế hệ lãnh đạo thể thao mới có tài năng và trách nhiệm, bên cạnh đó là người hâm mộ công tâm, khắt khe và khó tính. Có như vậy chúng ta mới không phải sợ một ngày nào đó đứng trên lưng chừng dốc để rồi thấy leo lên thì sợ đổ mà leo xuống làm lại thì tiếc.
>> Xem thêm: Hoàng Văn Khánh bị loại khỏi chuyến tập huấn của U19
Nam Trấn
Chia sẻ bài viết của bạn về bóng đá U19 tại đây.
- Nhiều người Việt xem bóng đá như chọi gà
- Bầu Đức cô đơn trong cuộc 'cách mạng U19' bóng đá Việt Nam
- U19 đang bị áp lực nặng nề từ người hâm mộ
Từ khóa » Dính Máu ăn Phần
-
Câu Thành Ngữ "Dây Máu ăn Phần" Nghĩa Là Gì? - TIẾNG VIỆT
-
Từ điển Tiếng Việt "dây Máu ăn Phần" - Là Gì?
-
Giây Máu ăn Phần Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Thành Ngữ & Tục Ngữ Việt Nam - "dây Máu ăn Phần" Ý Nói - Facebook
-
Từ Dính Máu ăn Phần Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Dây Máu ăn Phần - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm Không - đây Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
'Dây Máu ăn Phần' - Báo Nghệ An
-
Các Biến Chứng Của Truyền Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Đi Ngoài Ra Máu Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Chóng Cải Thiện Triệu ...
-
9 Nguyên Nhân Gây đi Ngoài Ra Máu Ai Cũng Nên Biết
-
Phân Có Máu: Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Vinmec
-
Đi Ngoài Ra Máu: Đừng Coi Thường - Vinmec