Bệnh Dị ứng Hải Sản Có Vỏ
Có thể bạn quan tâm
Triệu chứng
Phát ban, ngứa hoặc chàm (viêm da dị ứng), Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể, Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
Chẩn đoán
Chẩn đoán dị ứng hải sản có vỏ có thể phức tạp. Các triệu chứng có thể khác nhau từ người này sang người khác và bạn có thể không phải lúc nào cũng gặp các triệu chứng tương tự trong mỗi lần có phản ứng
Điều trị
Cách duy nhất để ngăn chặn phản ứng dị ứng với hải sản có vỏ là tránh các loạn hải sản có vỏ. Tuy nhiên, dù nỗ lực cách nào, bạn vẫn có thể tiếp xúc với hải sản có vỏ.
Tổng quan
Dị ứng hải sản có vỏ là gì?
Dị ứng hải sản có vỏ là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với protein của một số hải sản nhất định. Các hải sản có vỏ bao gồm các động vật như tôm, cua, hàu và tôm hùm, cũng như bạch tuộc, mực và sò điệp.
Một số người bị Dị ứng hải sản có vỏ phản ứng với tất cả các hải sản có vỏ; những người khác chỉ phản ứng với một số loại nhất định. Các phản ứng có thể từ các triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc nghẹt mũi đến triệu chứng nặng và thậm chí đe dọa tính mạng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình bị dị ứng hải sản có vỏ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Các xét nghiệm có thể giúp xác định dị ứng hải sản có vỏ, vì vậy bạn có thể thực hiện các bước để tránh các phản ứng trong tương lai.
Mức độ phổ biến của dị ứng hải sản có vỏ
Hải sản có vỏ là một trong những chất gây Dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Đây cũng là một trong những loại dị ứng nguy hiểm nhất, góp phần làm tăng số lượng người nhập viện cấp cứu do dị ứng thức ăn cao hơn với các loại dị ứng khác. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng hải sản có vỏ là gì?
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng hải sản có vỏ là:
Phát ban, Ngứa hoặc Chàm (viêm da dị ứng)
Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở
Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa
Chóng mặt, choáng hoặc Ngất xỉu
Ngứa ran trong miệng
Dị ứng có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Một phản ứng phản vệ với hải sản có vỏ hoặc bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng tiêm epinephrine (adrenaline) và đến phòng cấp cứu ngay.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
Cổ họng bị sưng hay nghẹn trong cổ họng (đường thở co thắt) làm cho việc hít thở khó khăn
Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng
Mạch đập nhanh
Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp một bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng nếu bạn có triệu chứng dị ứng thực phẩm trong thời gian ngắn sau khi ăn. Tìm cách điều trị khẩn cấp nếu bạn phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra dị ứng hải sản có vỏ?
Tất cả dị ứng thức ăn gây ra bởi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá. Hệ thống miễn dịch coi một loại protein của hải sản có vỏ là có hại, dẫn đến việc sản xuất các kháng thể với protein đó (chất gây dị ứng). Lần sau khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
Các loại hải sản có vỏ
Mỗi loại hải sản có vỏ sẽ chứa protein khác nhau:
Hải sản giáp xác bao gồm cua, tôm hùm, tôm càng, tôm hồng và tôm nhỏ.
Hải sản thân mềm bao gồm mực, ốc, bạch tuộc, nghêu, hàu và sò điệp.
Một số người bị dị ứng với một số loại hải sản có vỏ, nên có thể ăn những loại khác. Những người khác phải tránh tất cả các hải sản có vỏ.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dị ứng hải sản có vỏ?
Bạn có nguy cơ phát triển dị ứng hải sản có vỏ nếu gia đình bạn cũng có người dị ứng với hải sản có vỏ.
Mặc dù dị ứng hải sản có vỏ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng dị ứng này phổ biến hơn ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ. Ở trẻ em, dị ứng hải sản có vỏ phổ biến hơn ở các bé trai.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý dị ứng hải sản có vỏ?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn dị ứng hải sản có vỏ:
Nên tìm hiểu kỹ thành phần món ăn trước khi ăn ở một quán lạ.
Tránh ăn tại một nhà hàng hải sản hoặc mua bán ở chợ cá. Một số người phản ứng ngay cả khi họ hít phải hơi nước hoặc hơi nấu từ hải sản có vỏ. Lây nhiễm chéo cũng có thể xuất hiện trong các cơ sở phục vụ đồ hải sản.
Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận. Các công ty được yêu cầu phải ghi rõ các sản phẩm thực phẩm của họ có chứa hải sản có vỏ. Tuy nhiên, họ không cần phải công bố trên nhãn nếu sản phẩm có chứa hải sản thân mềm, như sò điệp và hàu. Hãy thận trọng với các loại thực phẩm có chứa thành phần mơ hồ như “hương vị hải sản”, “nguồn từ cá”.
Hãy cho mọi người biết. Trong khi bay, nếu chuyến bay có phục vụ bữa ăn, hãy hỏi tiếp viên xem có cá hoặc hải sản có vỏ trong các món ăn được chuẩn bị và phục vụ không. Hãy nói với sếp của bạn hay trường học và người chăm sóc con bạn về dị ứng. Nhắc người đãi tiệc về dị ứng của bạn khi bạn nhận lời mời dự tiệc.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng hải sản có vỏ?
Chẩn đoán dị ứng hải sản có vỏ có thể phức tạp. Các triệu chứng có thể khác nhau từ người này sang người khác và bạn có thể không phải lúc nào cũng gặp các triệu chứng tương tự trong mỗi lần có phản ứng. Hơn thế nữa, những người bị dị ứng với hải sản có vỏ không nhất thiết phải ăn hải sản mới phát triển một phản ứng. Họ có thể phản ứng chỉ đơn giản là hít thở khói bốc ra từ hải sản hoặc nếu thực phẩm họ ăn có qua tiếp xúc với hải sản có vỏ.
Phản ứng dị ứng với hải sản có vỏ có thể ảnh hưởng đến da, đường hô hấp, đường tiêu hóa và/hoặc hệ thống tim mạch. Dị ứng hải sản có vỏ phổ biến nhất ở tuổi trưởng thành, tuy vậy tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Khi nghi ngờ bị dị ứng thực phẩm, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dị ứng, những người này có thể xác định các xét nghiệm nên làm, tư vấn về việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng và cách xử lý với các triệu chứng khi chẩn đoán đã được xác nhận.
Để thực hiện chẩn đoán, chuyên gia dị ứng sẽ đặt câu hỏi chi tiết về bệnh sử của các triệu chứng dị ứng. Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi như: bạn ăn gì, số lượng bao nhiêu, mất bao lâu cho các triệu chứng phát triển, những triệu chứng bạn có và các triệu chứng kéo dài trong bao lâu. Các chuyên gia dị ứng thường yêu cầu làm xét nghiệm máu (như xét nghiệm miễn dịch ImmunoCAP) và / hoặc thực hiện kiểm tra chích da, để phát hiện loại thực phẩm cụ thể tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) trong cơ thể.
Kiểm tra chích da được thực hiện tại văn phòng của bác sĩ và cung cấp kết quả trong vòng 15 đến 30 phút. Một giọt chất lỏng có chứa chất nghi ngờ gây dị ứng được đặt trên cẳng tay hoặc lưng của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ dùng một kim nhỏ, vô trùng đâm vào vùng da này để cho chất lỏng thấm vào da. Thử nghiệm chích da không gây đau nhưng có thể không thoải mái, thử nghiệm được cho là dương tính nếu có một vết đỏ (giống như nốt muỗi đốt) phát triển tại khu vực này.
Xét nghiệm máu, ít nhạy cảm hơn so với kiểm tra chích da, là cách đo lượng kháng thể IgE với một loại thực phẩm cụ thể. Kết quả thường có sẵn trong khoảng 1-2 tuần và được báo cáo theo giá trị số.
Chuyên gia dị ứng sẽ giải thích những kết quả này và sử dụng chúng để hỗ trợ cho chẩn đoán. Hai công cụ chẩn đoán này có thể cho thấy dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm, nhưng cả hai đều không được dùng để kết luận. Một kết quả xét nghiệm dương tính với một loại thực phẩm cụ thể không phải lúc nào cũng chỉ ra rằng bệnh nhân sẽ phản ứng với thức ăn mà họ ăn. Kết quả xét nghiệm âm tính sẽ giúp bác sĩ loại trừ dị ứng với loại thực phẩm thử nghiệm. Cả hai loại xét nghiệm đo mức độ kháng thể IgE hoặc kích thước của vết sưng không nhất thiết dự đoán mức độ nghiêm trọng của một phản ứng dị ứng với hải sản có vỏ.
Chuyên gia dị ứng có thể sử dụng những thử nghiệm và bệnh sử của bệnh nhân để thực hiện chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Đối với một chẩn đoán xác định, chuyên gia dị ứng có thể tiến hành thử nghiệm kích thích thực phẩm qua đường miệng. Với cách này, bệnh nhân được cho ăn một lượng nhỏ thức ăn nghi ngờ gây dị ứng với liều tăng dần trong một khoảng thời gian, dưới sự giám sát nghiêm ngặt. Thuốc và các thiết bị hỗ trợ khẩn cấp phải có sẵn trong khi làm thử nghiệm này.
Kích thích thức ăn qua đường miệng cũng có thể được thực hiện để xác định xem bệnh nhân có còn bị dị ứng thực phẩm không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị dị ứng hải sản có vỏ?
Cách duy nhất để ngăn chặn phản ứng dị ứng với hải sản có vỏ là tránh các loạn hải sản có vỏ. Tuy nhiên, dù nỗ lực cách nào, bạn vẫn có thể tiếp xúc với hải sản có vỏ.
Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn tự điều trị các phản ứng dị ứng nhẹ với hải sản có vỏ bằng các loại thuốc kháng histamine để giảm dấu hiệu và triệu chứng như phát ban và ngứa.
Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với hải sản có vỏ (sốc phản vệ), bạn có thể cần tiêm khẩn cấp epinephrine (adrenaline).
Từ khóa » Dị ứng Hải Sản Có Vỏ
-
Vì Sao Bạn Bị Dị ứng động Vật Có Vỏ, Hải Sản Có Vỏ? - Vinmec
-
Tác Nhân Khiến Bạn Bị Dị ứng Với động Vật Có Vỏ - Vinmec
-
Dị ứng Hải Sản Và động Vật Có Vỏ Cần Lưu ý Những điều Này
-
Dị ứng Hải Sản Phải Làm Sao? Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
-
Dị ứng Hải Sản Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? | Genetica®
-
Dấu Hiệu Dị ứng Hải Sản Và Cách Chữa - Tràng Phục Linh
-
Dị ứng Hải Sản – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Dị ứng động Vật Có Vỏ | VIAM
-
Dị Ứng Hải Sản Có Vỏ
-
Dị ứng Hải Sản Vì Sao, Chữa Trị Thế Nào?
-
Cẩn Thận Với Dị ứng Hải Sản Khi Du Lịch Biển
-
Bệnh Dị ứng động Vật Có Vỏ - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Dị ứng Hải Sản Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Dị ứng Hải Sản Nên Kiêng Cữ Như Thế Nào?