Bệnh Dị úng Thực Phẩm - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị

Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng ngay sau khi bạn ăn một loại thức ăn nhất định. Tuy nhiên, bệnh dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm với tình trạng không dung nạp thức ăn.

1. Bệnh dị ứng thực phẩm là gì?

2. Triệu chứng của bệnh dị ứng thực phẩm

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ?

3. Tác hại của bệnh dị ứng thực phẩm

4. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thực phẩm

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng thực phẩm

5. Điều trị bệnh dị ứng thực phẩm

  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Thay đổi lối sống hàng ngày

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, phát ban hoặc sưng đường hô hấp. Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là sốc phản vệ.

Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng tới khoảng 6-8% tổng số trẻ dưới 3 tuổi và hơn 3% tổng số người lớn. Không có thuốc nào chữa bệnh này, nhưng một số trẻ em sẽ tự hết bệnh khi lớn lên.

Di ứng thực phẩm là một dạng của bệnh dị ứng nói chung. Để hiểu rõ hơn về bệnh dị ứng thực phẩm, bạn có thể xem tại BỆNH DỊ ỨNG.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dị ứng thực phẩm

Một số người bị dị ứng với một loại thực phẩm đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với người khác, phản ứng dị ứng thức ăn có thể gây nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thức ăn thường phát triển trong vòng vài phút đến hai giờ sau khi ăn các thực phẩm gây dị ứng.

Các dấu hiệu dị ứng thực phẩm phổ biến nhất bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng;
  • Phát ban, ngứa hoặc eczema;
  • Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
  • Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu;

Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến sốc phản vệ, điều này có thể gây ra dấu hiệu và các triệu chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, bao gồm:

  • Đường hô hấp bị thu hẹp và thắt lại;
  • Sưng cổ họng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng, gây khó khăn khi thở;
  • Sốc với mức giảm huyết áp nghiêm trọng;
  • Mạch nhanh;
  • Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh.

Đối với sốc phản vệ, bạn cần phải được điều trị khẩn cấp, nếu không có thể bị hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Biểu hiện của bệnh dị ứng thực phẩm

Biểu hiện của người bị dị ứng thực phẩm

Tập thể dục gây ra dị ứng thực phẩm

Một số người bị dị ứng với một số loại thực phẩm khi kết hợp với tập thể dục. Ăn các loại thực phẩm nhất định có thể làm bạn cảm thấy ngứa và đầu óc quay cuồng ngay sau khi bạn bắt đầu tập thể dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm do tập luyện có thể gây ra các phản ứng như phát ban hoặc sốc phản vệ. Do đó, bạn không nên ăn trước khi tập thể dục trong khoảng một vài giờ và tránh các loại thực phẩm nhất định để giúp ngăn chặn vấn đề này.

Hội chứng dị ứng phấn hoa, thực phẩm

Ở nhiều người mắc chứng sốt cỏ khô, trái cây tươi, rau quả, các loại hạt và gia vị nhất định có thể bị dị ứng và cảm thấy ngứa râm ran ở trong miệng. Ở một số người, hội chứng dị ứng phấn hoa, thực phẩm – đôi khi được gọi là hội chứng dị ứng đường uống – có thể gây sưng cổ họng hoặc thậm chí sốc phản vệ. Vì vậy, bạn cần nấu chín rau quả để giúp phòng ngừa tình trạng này. Trái cây và rau nấu chín thường không gây ra triệu chứng phản ứng chéo dị ứng miệng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Đường hô hấp bị thắt lại gây khó khăn khi thở’
  • Sốc với mức giảm huyết áp nghiêm trọng;
  • Mạch nhanh;
  • Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là căn bệnh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Bởi vì không phải lúc nào bạn cũng nhận diện được thành phần thực phẩm gây dị ứng cho mình. Những triệu chứng của dị ứng thực phẩm như khó thở, ngất xỉu,... cũng khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm, đặc biệt là khi họ chỉ ở một mình.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thực phẩm

Khi bạn bị dị ứng thực phẩm, hệ thống miễn dịch sẽ xác định nhầm một loại thực phẩm cụ thể hoặc chất có trong thực phẩm như là tác nhân gây hại. Lúc này, hệ thống miễn dịch sinh ra các tế bào để giải phóng các kháng thể được gọi là kháng thể immunoglobulin E (IgE) để trung hòa các thực phẩm gây dị ứng hay tác nhân thực phẩm (các chất gây dị ứng). Lần sau, ngay cả khi bạn ăn một lượng nhỏ loại thực phẩm đó, các kháng thể IgE sẽ cảm nhận và tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để tạo ra histamine, cũng như các hóa chất khác, vào máu.Những hóa chất này gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng, bao gồm chảy mũi, ngứa mắt, cổ họng khô, phát ban và nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, thở nhọc và thậm chí là sốc phản vệ.

Phần lớn các bệnh dị ứng thực phẩm được kích hoạt bởi một số protein có trong:

  • Dị ứng động vật có vỏ như tôm, tôm hùm và cua;
  • Dị ứng đậu nành;
  • Dị ứng các loại hạt cây, như quả óc chó và quả hồ đào;
  • Dị ứng cá;
  • Dị ứng trứng.

Ở trẻ em, các protein có trong thực phẩm sau gây ra dị ứng như:

  • Dị ứng trứng;
  • Dị ứng sữa;
  • Dị ứng đậu phộng;
  • Dị ứng hạt cây;
  • Dị ứng lúa mì.

Một số phản ứng với thức ăn gây ra các triệu chứng tương tự như dị ứng thực phẩm. Tùy thuộc vào loại dung nạp thức ăn, bạn có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn có vấn đề mà không có phản ứng nào. Ngược lại, nếu bạn bị dị ứng thức ăn, thậm chí một lượng nhỏ thức ăn có thể gây ra dị ứng.

Không dung nạp thực phẩm có thể gồm các dấu hiệu và triệu chứng giống như dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, chuột rút và tiêu chảy. Do đó, mọi người có thể nhầm lẫn giữa hai tình trạng sức khỏe này.Một trong những khía cạnh khó khăn trong việc chẩn đoán không dung nạp thực phẩm là vài người nhạy cảm không phải với bản thân thực phẩm mà là liên quan đến chất hay thành phần được sử dụng trong việc chế biến thức ăn.

Những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra các triệu chứng giống với dị ứng thực phẩm bao gồm:

- Cơ thể thiếu một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa hết thức ăn: Nếu bạn không có đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa lượng thức ăn nhất định sẽ mắc các triệu chứng bệnh, ví dụ như lượng enzyme lactase không đủ, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa lactose, các loại đường chính trong các sản phẩm từ sữa. Không dung nạp lactose có thể gây đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy và đầy hơi;

- Ngộ độc thực phẩm: Đôi khi, ngộ độc thực phẩm sẽ có triệu chứng giống với dị ứng. Vi khuẩn trong các món cá ngừ và cá khác đã hư cũng có thể làm cho các độc tố gây ra các phản ứng có hại;

- Nhạy cảm với các chất phụ gia thực phẩm: Một số người có phản ứng tiêu hóa và những triệu chứng khác sau khi ăn phụ gia thực phẩm nhất định, ví dụ như phụ gia sulfite dùng để bảo quản trái cây sấy khô, đồ hộp và rượu có thể gây hen suyễn ở những người nhạy cảm. Phụ gia thực phẩm khác có thể kích hoạt các phản ứng nặng bao gồm bột ngọt (MSG), chất làm ngọt nhân tạo và chất tạo màu thực phẩm;

- Nhiễm histamine: Một số loài cá như cá ngừ hay cá thu, nếu không được làm lạnh đúng cách sẽ chứa lượng lớn các vi khuẩn mang hàm lượng histamine gây kích hoạt các triệu chứng tương tự như những người dị ứng thực phẩm. Tình trạng này gọi là ngộ độc histamine hoặc ngộ độc scombroid;

- Bệnh Celiac: Bệnh loét dạ dày đôi khi được gọi là dị ứng gluten, nhưng tình trạng này không phải là dị ứng thực phẩm. Giống như dị ứng thức ăn, bệnh không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch, nhưng lại là một phản ứng phức tạp hơn của hệ miễn dịch so với dị ứng thực phẩm đơn giản. Tình trạng tiêu hóa mạn tính này xuất hiện khi bạn ăn gluten, một loại protein trong bánh mì, mì, bánh quy và nhiều loại thực phẩm khác có chứa lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Nếu bạn mắc bệnh Celiac và ăn thực phẩm có chứa gluten, phản ứng miễn dịch sẽ xảy ra và gây thiệt hại cho bề mặt ruột non, dẫn đến mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất định.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như:

- Bệnh sử gia đình: bạn có nguy cơ cao mắc bệnh dị ứng thực phẩm nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng như sốt cỏ khô;

- Từng bị dị ứng thực phẩm: trẻ khi lớn lên có thể không bị dị ứng thức ăn, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể tái phát;

- Các dị ứng khác: nếu đã bị dị ứng với một loại thức ăn, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác. Tương tự, nếu bạn mắc các dị ứng như sốt cỏ khô hoặc eczema thì sẽ có nguy cơ rất cao bị dị ứng thực phẩm;

- Tuổi tác: dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt với trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh. Khi lớn lên, hệ thống tiêu hóa của trẻ hoàn thiện và cơ thể ít có khả năng hấp thụ thức ăn hoặc thực phẩm có thành phần kích hoạt dị ứng. May mắn thay, trẻ thường hay bị dị ứng với sữa, đậu nành, lúa mì và trứng. Tuy nhiên, dị ứng nghiêm trọng, dị ứng với các loại hạt và động vật có vỏ sẽ theo bé suốt đời;

- Bệnh hen suyễn: dị ứng thức ăn thường đi kèm với hen suyễn. Khi hai bệnh này xuất hiện cùng nhau, triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển phản ứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Bệnh sử về hen suyễn;
  • Thiếu niên hoặc trẻ em;
  • Chờ đợi một khoảng thời gian để sử dụng epinephrine điều trị các triệu chứng dị ứng thực phẩm;
  • Không có phát ban hoặc các triệu chứng da khác.

5. Điều trị bệnh dị ứng thực phẩm

Chẩn đoán

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để xác định bạn bị dị ứng thực phẩm các bệnh có triệu chứng giống với dị ứng, bao gồm:

- Mô tả các triệu chứng: bạn cần nói với bác sĩ về bệnh sử các triệu chứng – những loại thực phẩm và số lượng khi dùng – cho dù bạn có bệnh sử gia đình về dị ứng thức ăn hoặc dị ứng khác;

- Kiểm tra thể chất: bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận sức khỏe của bạn để xác định hoặc loại trừ các vấn đề khác;Nhật ký thực phẩm: bác sĩ có thể yêu cầu bạn viết nhật ký thực phẩm về thói quen ăn uống, triệu chứng và thuốc để xác định các vấn đề;

- Kiểm tra da: bạn có thể được chích da để xác định phản ứng của bạn với một món ăn đặc biệt. Trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ đặt thức ăn nghi ngờ gây dị ứng trên da cánh tay hoặc lưng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kim chích để một lượng nhỏ chất đi vào trong da. Nếu dị ứng với chất đặc biệt đang được thử nghiệm, bạn sẽ phát triển một vết sưng tấy hoặc có phản ứng. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng phản ứng tích cực trong thử nghiệm vẫn không đủ để xác nhận mình có bị dị ứng thực phẩm hay không;

- Chế độ ăn uống phù hợp: bạn có thể được yêu cầu loại bỏ các loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng trong một hoặc hai tuần và sau đó thêm các loại thực phẩm này trở lại vào chế độ ăn uống. Quá trình này có thể giúp bác sĩ biết những thực phẩm nào gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp rõ ràng;

- Yếu tố tâm lý và yếu tố vật lý: nếu bạn nghĩ rằng mình đang nhạy cảm với thức ăn, một phản ứng có thể được kích hoạt mà có thể không có dị ứng. Nếu bạn đã có một phản ứng nghiêm trọng với thức ăn trong quá khứ, phương pháp này có thể không an toàn;

- Xét nghiệm máu: phương pháp này có thể đo lường phản ứng của hệ miễn dịch bằng cách kiểm tra lượng kháng thể immunoglobulin E (IgE). Đối với thử nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các xét nghiệm máu thường không chính xác;

- Thử nghiệm một số thực phẩm: trong phương pháp này, bạn sẽ được cấp một lượng nhỏ các thực phẩm nghi ngờ và số lượng ngày càng tăng dần. Nếu không có phản ứng trong quá trình thử nghiệm này, bạn có thể ăn các thực phẩm này trong chế độ ăn uống.

Điều trị

Cách duy nhất để phòng ngừa dị ứng là tránh các loại thực phẩm gây ra các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.Đối với phản ứng dị ứng nhẹ, thuốc không kê toa hoặc thuống kháng histamin có thể giúp giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này có thể dùng sau khi tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin không dùng cho phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Đối với phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm khẩn cấp epinephrine và đi cấp cứu. Nhiều người bị dị ứng phải được điều trị với autoinjector epinephrine (EpiPen, Twinject, Auvi-Q). Thiết bị này là sự kết hợp giữa ống tiêm và kim giấu tiêm một liều duy nhất của thuốc khi ép vào đùi.

Nếu bác sĩ đã kê đơn autoinjector epinephrine, hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào để sử dụng autoinjector. Ngoài ra, những người gần gũi nhất với bạn phải biết làm thế nào để quản lý thuốc – nếu trong trường hợp sốc phản vệ khẩn cấp, họ có thể cứu sống bạn. Bên cạnh đó, bạn cần mang theo thiết bị này bên mình mọi lúc, đây có thể là một ý tưởng hay để giữ thêm một autoinjector trong xe hoặc tại bàn làm việc.

Bạn cần chắc chắn thay thế epinephrine trước ngày hết hạn hoặc nếu thuốc không hoạt động hiệu quả.

Phòng chống bệnh dị ứng thực phẩm

Hãy thận trọng và tránh xa những thực phẩm khiến bạn bị dị ứng

Thay đổi lối sống hằng ngày

Bạn sẽ có thể kiểm soát dị ứng thực phẩm nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Luôn đọc nhãn thực phẩm để đảm bảo chúng không chứa thành phần bạn bị dị ứng. Ngay cả khi nghĩ rằng mình biết tất cả các thành phần, bạn hãy kiểm tra nhãn. Thành phần thực phẩm đôi khi thay đổi và nhãn thực phẩm sẽ liệt kê rõ liệu chúng có chứa bất kỳ chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nào hay không. Bạn cần đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận để tránh các nguồn phổ biến nhất gây dị ứng thực phẩm: sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, cá, sò, đậu nành và lúa mì;

- Khi nghi ngờ với chất có thể gây dị ứng, bạn hãy nói không: Tại các nhà hàng và các cuộc gặp mặt, bạn luôn luôn có rủi ro là ăn phải một loại thực phẩm mình đang bị dị ứng. Nhiều người không hiểu được mức độ nghiêm trọng của dị ứng thức ăn và có thể không nhận ra rằng lượng nhỏ thực phẩm có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ thức ăn có thể chứa tác nhân gây dị ứng, hãy nói không với thực phẩm đó;

- Hợp tác với những người chăm sóc: Nếu con bạn bị dị ứng thức ăn, hãy nhờ người thân, giữ trẻ, giáo viên và những người chăm sóc khác giúp đỡ. Bạn hãy chắc chắn rằng họ hiểu tầm quan trọng của việc này là giúp con bạn tránh các thực phẩm gây dị ứng và họ biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp. Những người chăm sóc cần phải biết những bước giúp ngăn chặn dị ứng, chẳng hạn như rửa tay cẩn thận và làm sạch các khu vực cơ thể đã tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng.

- Dùng phương thuốc thảo dược: Một vài nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng các dược thảo có một số lợi ích trong việc làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa sốc phản vệ. Tuy nhiên, không có bằng chứng đáng tin cậy về việc này. Nếu bạn điều trị bằng phương thuốc thảo dược, hãy nói chuyện với bác sĩ. Thuốc này có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm hoặc tương tác với các thuốc khác mà bạn đang dùng;

- Châm cứu và bấm huyệt: Có ít nghiên cứu học thuật về châm cứu cho dị ứng thực phẩm và lợi ích của phương pháp này vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn quyết định thử một trong những phương pháp này, hãy chắc chắn là mình được các chuyên gia kinh nghiệm và uy tín điều trị.

Khi bạn bị dị ứng thực phẩm, bạn cần thận trọng với các đồ ăn và thức uống trước khi sử dụng. Nếu bạn có các dấu hiệu của dị ứng, hãy đi khám bác sĩ ngay để hạn chế những tác động xấu do bệnh gây ra. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và hẹn khám.

Từ khóa » Các Loại Thức ăn Gây Dị ứng