BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN (CSF) - Thuốc Trang Trại
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây bệnh và cách lây truyền
Bệnh dịch tả lợn do virut thuộc Pestivirut, họ Flavoviridae và là loại ARN virut. Virut có sức đề kháng cao, có thể tồn tại nhiều năm trong thịt ướp đông, 6 tháng trong thịt ướp muối và xông khói; trong phân và nền chuồng hàng tháng.
Bệnh lây lan do truyền trực tiếp chủ yếu qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp phía trên từ con ốm sang con khỏe. Từ đó virut vào thực bào và đến các hạch lympho như tuyến amidan, họng... và tăng sinh. Sau 24 giờ, virut thâm nhập vào máu và xâm nhiễm các tế bào nội mạc mạch máu. Sau 3 - 4 ngày virut tới các cơ quan nhu mô và rồi lại tăng sinh và nhiễm huyết lần hai vào ngày thứ 5 - 6.
Virut gây bệnh dịch tả qua màng nhau thai và tấn công bào thai ây sẩy thai, đẻ non hay chết lưu, hoặc đẻ ra lợn con nhiễm virut máu và không tạo được kháng thể.
Virut có thể lây qua nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, rơm rác, qua nước rửa thịt và lòng lợn ốm chết ở ao hồ. Chuột, bọ, chim, chó, mèo, người, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi đều có thể trở thành vật truyền bệnh.
2. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh từ 4-8 ngày. Bệnh có thể thấy ba thể: Quá cấp, cấp tính và mạn tính.
2.1 Thể quá cấp
Lợn chết trong vòng 3-7 ngày. Thể này thường thấy ở lợn con.
Nhiều trường hợp, lợn con chết mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Bệnh phát nhanh, sốt cao 41-43°C, da bẹn, dưới bụng có những chỗ mọng đỏ, sau chuyển màu tím.
Bệnh tiến triển 1-2 ngày, lợn có thể hộc máu mà chết.
2.2 Thể cấp tính
Lợn bệnh trở lên chậm chạp, nằm chồng đè lên nhau, biếng ăn đến bỏ ăn, sốt cao 41-42°C.
Triệu chứng đầu tiên có thể thấy là lợn viêm kết mạc, mắt đỏ
Xuất huyết dưới da nhỏ như đầu đinh ghim, tụ từng đám đỏ, sau đó tím bầm lại, điển hình ở những chỗ da mỏng, tai và mõm.
Mắt có nhiều dử màu xám hay nâu-đen.
Phân lúc đầu táp bón, rắn, khi nhiệt độ cơ thể hạ 38-39°C thì phân lỏng và có mùi tanh khắm đặc biệt.
Nhiều trường hợp lợn nôn mửa.
Lợn thở mạnh, hồng hộc, có khi chết do khó thở.
Đôi khi lợn mất cân bằng, đi xiêu vẹo, quỵ gục rồi bị co giật hoặc bại liệt hai chân sau (thể thần kinh).
Viêm niêm mạc mũi và chảy nước mũi đặc có khi loét xung quanh vành mũi.
Lợn gầy, yếu, hốc hác, tai sưng tấy hay hoại tử.
Nái chửa có thể sảy thai, chết lưu thai hay lợn con sinh ra yếu, chết yểu.
2.3 Thể mạn tính
Thường xuất hiện ở lợn 2-3 tháng tuổi, bệnh kéo dài từ 30-90 ngày. Lúc đầu lợn ỉa táo như phân thỏ sau ỉa chảy vọt cần câu.
Các vết xuất huyết ở bẹn, tai, mũi, bụng chuyển từ màu đỏ sang màu tím, sau đó da bị hoại tử tróc từng mảng như bánh đa.
Bệnh mạn tính làm cho lợn bỏ ăn hay ăn uống bât thường, lợn chui rúc trong các góc, độn chuồng, đi lại loạng choạng.
Khi bệnh dịch tả ghép với bệnh phó thương hàn, đóng dấu hoặc tụ huyết trùng làm cho bệnh càng thêm trầm trọng.
+ Xuất huyết trên da trong bệnh dịch tả lợn
+ Mắt có nhiều dử màu xám hay nâu-đen
3. Bệnh tích
Xuất huyết tràn lan ở các vùng da mỏng, tai, mõm.
Xuất huyết hạch lầm ba giống như quả dâu tây.
Vỏ thận xuất huyết lấm chấm, xuất huyết điểm giống như vỏ trứng gà tây hay trứng cuốc.
Lách xuất huyết, nhồi huyết; mép lách sưng tím, có hình răng cưa.
Viêm ruột, loét ruột với những nốt loét hình tròn đường kính 1-2cm hình cúc áo ở hồi tràng.
+ Hạch sưng to, xuất huyết
+ Thận xuất huyết điểm
+ Lách sưng, nhồi huyết
+ Ruột loét hình cúc áo
+ Bàng quang xuất huyết
4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích:
- Lúc đầu táo bón sau đó ỉa chảy.
- Xuất huyết đỏ tràn lan da, tai, mõm.
- Hạch lầm ba sưng to như quả dâu tây.
- Xuất huyết điểm ở thận (80% trường hợp), da (50%), bọng đái và phổi (30%), lách sưng nhồi huyết mép hình răng cưa (20%).
- Loét ruột già và hồi tràng.
Dùng kháng sinh không hiệu quả.
Tính chất dịch tễ học: bệnh lây lan rộng ở mọi lứa tuổi.
5. Phòng và trị bệnh
Hiện nay chưa có thuốc điều trị cho loại bệnh này, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng huyết thanh nhưng giá thành rất đắt không phù hợp với mục đích kinh tế.
Dùng vaccine dịch tả lợn nhược độc (vaccine tế bào) tiêm thẳng vào ổ dịch có thể tạo miễn dịch sớm (3 ngày) và bảo hộ được heo chưa mắc bệnh.
Phòng bệnh là iện pháp hữu hiệu nhất.
- Tiêm vaccine dịch tả nhược độc cho lợn. Nếu ở vùng thường xuyên nổ dịch, lợn con được tiêm vaccine mũi đầu lúc 3 tuần tuổi, sau đó tiêm nhắc lại khi 65 ngày tuổi. Nếu lợn con mang kháng thể thụ động từ mẹ và ở vùng không có dịch thì tiêm lúc 5 tuần tuổi.
- Tiêm vaccine cho nái hậu bị 1-2 tháng trước phối giống. Nái rạ, tiêm sau tách con hay trước phối giống. Đối với đực giống tiêm 2 lần / năm.
- Vệ sinh thú y và an toàn sinh học.
- Lợn ốm phải xử lý cách xa nơi chăn nuôi, nguồn nước. Phủ tạng phải trôn sâu dưới 2 lớp vôi bột. Nhiều nước, khi phát hiện ổ dịch, ổ dịch được bao vây, tất cả lợn bệnh phải trôn, đốt tiêu hủy.
- Nên chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo để hạn chế lây lan dịch và tiêm phòng thường xuyên cho đàn lợn giống mỗi năm 2 lần.
- Thực hiện tốt quy trình phòng dịch, kiểm soát sát sinh, vận chuyển.
Từ khóa » Cách Chưa Bệnh Dịch Tả Lợn Cổ điển
-
Kinh Nghiệm Phòng Trừ Dịch Tả Lợn Cổ điển Cho Lợn | VTC16 - YouTube
-
Cách Phân Biệt Dịch Tả Lợn Cổ điển Và Dịch Tả Lợn Châu Phi | VTC16
-
Phòng Trị Bệnh Dịch Tả Cổ điển Ghép Hội Chứng Còi Cọc Cho Lợn | VTC16
-
Tổng Quan Về Bệnh Dịch Tả Lợn Cổ điển (CSF - CLASSICAL SWINE ...
-
Dịch Tả Lợn Cổ điển - Dịch Bệnh Nguy Hiểm Cần Cảnh Giác
-
Bệnh Dịch Tả Lợn Cổ điển Và Phương Pháp Phòng Bệnh Tối ưu
-
Bệnh Dịch Tả Lợn Cổ điển - Hanvet
-
Cách Phân Biệt Dịch Tả Lợn Châu Phi Và Dịch Tả Lợn Cổ điển
-
Bệnh Dịch Tả Heo Châu Phi Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất
-
Virus Gây Dịch Tả Lợn Sống ở Nhiệt độ Bao Nhiêu? | Vinmec
-
BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU ...
-
Phác đồ điều Trị Bệnh Dịch Tả Lợn?
-
Bệnh Dịch Tả Heo Cổ điển (Classical Swine Fever)