Bệnh đỏ Mặt - Các Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Doctor

Bệnh đỏ mặt còn dễ bị lầm lẫn với mụn, phản ứng dị ứng và những bệnh ngoài da khác. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ người nào nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên có da trắng.

1. Bệnh đỏ mặt là gì

2. Triệu chứng của bệnh đỏ mặt

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh đỏ mặt

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh đỏ mặt

4. Biến chứng của bệnh đỏ mặt

5. Điều trị bệnh đỏ mặt

  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Biện pháp tự chăm sóc

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh đỏ mặt là gì?

Chứng đỏ mặt là một bệnh gây đỏ da và làm mạch máu hiện rõ trên mặt, có thể có những nốt tròn, đỏ và đầy mủ trên da. Những triệu chứng này có thể bùng phát trong vài tuần cho đến vài tháng và sau đó sẽ giảm trong một thời gian.

Bệnh này hiện không có cách điều trị đặc hiệu nhưng có thể điều trị làm giảm triệu chứng. Nếu bạn vẫn bị đỏ mặt kéo dài thì bạn nên khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh đỏ mặt

Các dấu hiệu của bệnh mặt đỏ bao gồm:

  • Đỏ mặt: chứng đỏ mặt thường gây đỏ mặt kéo dài ở phần trung tâm của mặt. Những mạch máu nhỏ ở mũi và má thường sưng phù và nổi rõ trên da.
  • Những nốt sưng phù màu đỏ: nhiều người bị chứng đỏ mặt còn có những mụn nhọt trên mặt có dạng giống mụn trứng cá. Những mụn này thỉnh thoảng còn chứa mủ và da bạn có thể cảm thấy nóng và sưng phù lên.
  • Có bệnh lí về mắt: khoảng một nửa số người bị chứng đỏ mặt còn bị khô mắt, ngứa và sưng mắt, mi mắt đỏ. Ở một số trường hợp, triệu chứng mắt của chứng đỏ mặt sẽ xuất hiện trước các triệu chứng ở da.
  • Mũi to: chứng đỏ mặt có thể làm dày vùng da ở mũi, gây ra mũi sư tử (rhinophyma). Triệu chứng này thường thấy ở nam hơn nữ.

Chứng đỏ mặt ở người da trắng

Chứng đỏ mặt ở người da trắng

Chứng đỏ mặt ở người da đen

Chứng đỏ mặt ở người da đen

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu bạn bị đỏ mặt kéo dài thì bạn nên đến khám bác sĩ hay gặp chuyên gia về da liễu để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh đỏ mặt

Nguyên nhân chính xác gây ra chứng đỏ mặt đến nay vẫn chưa rõ, nhưng nó có thể do kết hợp cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Tuy nhiên có một điều đã được chứng minh là chứng đỏ mặt không gây ra bởi điều kiện vệ sinh kém.

Một số yếu tố sau có thể làm khởi phát và làm nặng thêm chứng đỏ mặt bằng cách làm tăng lưu lượng máu lên da mặt. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Ăn uống các thực phẩm nóng và cay
  • Uống rượu
  • Tăng nhiệt cơ thể (sốt)
  • Ra nắng hay ra gió
  • Cảm xúc
  • Mỹ phẩm
  • Thuốc làm giãn mạch máu bao gồm một số loại thuốc ảnh hưởng lên huyết áp

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh đỏ mặt

Bất kì ai cũng có thể bị chứng đỏ mặt. Nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn:

  • Là nữ giới
  • Có da trắng, đặc biệt là khi chúng bị phá hủy bởi ánh nắng Mặt trời
  • Trên 30 tuổi
  • Hút thuốc lá
  • Có tiền sử gia đình bị đỏ mặt

4. Tác hại và biến chứng của bệnh đỏ mặt

Ở một số trường hợp hiếm gặp, các tuyến tiết bã ở mũi và ở má có thể trở nên to dần, tạo ra những mô sưng xung quanh mũi – tình trạng này còn gọi là mũi sư tử (rhinophyma). Biến chứng này thường gặp ở nam giới và nặng dần theo từng năm.

Rhinophyma (mũi sư tử)

Rhinophyma (mũi sư tử)

5. Các phương pháp điều trị bệnh đỏ mặt

Chẩn đoán

Không có test chẩn đoán đặc hiệu cho chứng đỏ mặt, mà bác sĩ chỉ cần thăm khám vùng da bệnh và hỏi bệnh sử là có thể đưa ra được chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm một số test để loại trừ các bệnh khác ở mặt như một số kiểu mụn trứng cá, bệnh vảy nến, bệnh chàm hay bệnh lupus ban đỏ. Những bệnh này thỉnh thoảng gây một số triệu chứng tương tự như chứng đỏ mặt và dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.

Nếu mắt bạn cũng bị ảnh hưởng do bệnh thì bác sĩ có thể chuyển bạn đến chuyên khoa mắt và khám bởi bác sĩ nhãn khoa.

Điều trị

Điều trị chứng đỏ mặt thường chủ yếu làm giảm triệu chứng và thường phải kết hợp cả các biện pháp chăm sóc da và điều trị bằng thuốc.

Thời gian điều trị còn tùy thuộc vào kiểu và độ nặng của bệnh nhưng tái phát bệnh rất thường gặp.

Thuốc

Loại thuốc bác sĩ kê cho bạn cũng tùy thuộc vào triệu chứng mà bạn đang mắc. Một số loại thuốc như:

  • Thuốc làm giảm đỏ mặt: các nghiên cứu gần đây cho thấy đã có loại thuốc làm giảm đỏ mặt và ở dạng gel thoa lên da mặt. Loại thuốc này giúp co các mạch máu và bạn sẽ thấy hiệu quả trong vòng 12 tiếng sau. Nhưng hiệu quả co mạch máu này chỉ tạm thời và thuốc cần được thoa lên da thường xuyên để duy trì hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: kháng sinh diệt hay ức chế một số loại vi khuẩn nhưng hầu như thuốc này dùng để kháng viêm trong chứng đỏ mặt. Thường dùng nhât là kháng sinh Doxycycline đường uống, một số loại thuốc khác vẫn cần nghiên cứu thêm về hiệu quả sử dụng.
  • Thuốc trị mụn đường uống: với những trường hợp nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, bác sĩ có thể kê loại thuốc này. Loại thuốc trị mụn đường uống này có hiệu quả cực mạnh giúp làm sạch những tổn thương dạng mụn trứng cá của chứng đỏ mặt. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng thuốc này trong thai kì vì nó có thể gây khuyết tật bẩm sinh cho trẻ.

Liệu pháp điều trị khác

Điều trị với laser có thể giúp làm giảm đỏ da vì tác động lên các mạch máu ở da. Một số liệu pháp như điều trị bằng quang học hay phẫu thuật.

Tự chăm sóc tại nhà

Thay đổi lối sống

Những cách sau sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng hay ngăn ngừa đợt bùng phát bệnh:

Tránh các yếu tố kích thích: bạn cần biết những yếu có thể gây đợt bùng phát bệnh và tránh tiếp xúc với chúng.

Bảo vệ da mặt: thoa kem chống nắng mỗi ngày: Bạn nên dùng loại kem chống nắng phổ rộng với độ che nắng (SPF) từ 30 trở lên. Bạn cũng cần đội mũ và tránh ra nắng vào giữa trưa. Khi thời tiết lạnh hay gió nhiều, bạn cũng nên mang khăn choàng.

Chạm da một cách nhẹ nhàng: đừng để cọ xát hay chạm vào da mặt quá nhiều, nên dùng sữa rửa mặt và chất dưỡng ẩm thường xuyên. Bạn cũng tránh dùng các chất có chứa nhiều cồn hay những chất gây kích ứng da khác.

Trang điểm nhẹ: một số sản phẩm và kĩ thuật trang điểm sẽ giúp bạn giảm đỏ da. Ví dụ: bạn có thể dùng loại phấn nền màu xanh để làm giảm đỏ da mặt.

Khi thấy mình có các dấu hiệu của chứng đỏ mặt, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Từ khóa » đỏ Nửa Con Mắt Là Bệnh Gì