Bệnh Do Thiếu Dinh Dưỡng Gây Ra Trên Dê - Kỹ Thuật KNKN
Thiếu năng lượng và protein: cho dê ăn khẩu phần không đủ lượng hoặc chất lượng thức ăn kém, dê sẽ chậm lớn dễ nhiễm nhiều thứ bệnh khác do sức đề kháng giảm.
Thiếu sinh tố E và selen: gây bệnh cơ tái máu (white muscle disease) gây đột tử trên dê từ một tuần tuổi đến 4 tháng tuổi, do cơ tim bị tổn thương. Thiếu hai nguyên tố này làm cho dê bị run rẩy, yếu, không bú mẹ được, có vấn đề thần kinh, dê cái sẩy thai, đẻ khó, sót nhau, không thụ thai, yếu chân hay ngủ lịm đi. Tiêm sinh tố E, bổ sung Selenium và Bo vào thức ăn.
Thiếu đồng (Cu): làm xương phát triển bất thường, xương dài dễ gãy, đi đứng không vững, đầu lắc lư, dây thần kinh sống thoái hóa (demyelination). Bệnh có thể gây thành dịch trong đàn dê do vậy cần bổ sung đồng vào khẩu phần qua dạng premix vi khoáng.
Dê còm (wasting disease) do nhiễm trùng mãn tính, bị stress, ký sinh trùng, thức ăn thiếu lượng và chất, tiêu chảy kéo dài, giả lao (do vi trùng Mycobacterium paratuberculosis = John's disease…, bị sạn đường tiết niệu…, thiếu canxi, phosphore, sinh tố D gây còi xương.
Dê bị còm do thiếu dinh dưỡng
Sạn thận (Urinary calculi = Urolithiasis) do thức ăn mất cân bằng canxi, phosphore hoặc nhốt giam thiếu ánh nắng gây thiếu sinh tố d. Dê đực thường bị bệnh do ống tiểu dài hơn dê cái, dê đực bí tiểu có thể chết, cần can thiệp mổ lấy sạn. Nên cân bằng tỷ lệ Ca/P: 2:1 trong khẩu phần, cho ăn cỏ có phẩm chất tốt, có họ đậu và ít thức ăn tinh từ hạt, cho uống đủ nước sạch.
Dấu hiệu bệnh: dê khó tiểu, đau, kêu rống, căng bụng, có máu trong nước tiểu, dương vật sưng, bỏ ăn suy nhược, hôn mê, chết.
Thức ăn có nhiều cỏ alfalfa nhiều phosphore, nhiều thức ăn tinh là nguyên nhân gây kết sạn … cần thêm muối NaCl vào thức ăn (0,5 – 1 % hoặc cho ăn tự do) để dê khát nước, uống thêm nhiều nước tránh kết sạn.
Cung cấp Ammonium chloride để axit hóa nước tiểu giúp hòa tan sỏi photphat liều 1 cho dê khoảng 70 – 75 kg 2 lần ngày trong thức ăn, cho ăn thêm mật đường để dê ăn hóa chất này.
Dê đực thiến sớm nuôi thịt làm cho dương vật kém phát triển, ống thoát tiểu hẹp dễ bị sạn. Nên thiến lúc 4 -6 tháng tuổi.
Biện pháp cấp cứu là giải phẩu lấy sạn nếu phát hiện sạn to.
- Dùng Ammonium chloride liều 2 muỗng café/60ml/ngày cho uống 2 tuần có hiệu lực tẩy sạn có kích thước trung bình.
- Dùng thuốc ngủ nhẹ acepromazin maleate hoặc funixin meglumine (Banamine) chống viêm giảm đau, giảm co thắt đường tiểu, giúp nước tiểu tống hạt sạn ra.
Thiếu Ma – nhê (Mg: magnesium) gây sốt co giật. Cần bổ sung Mg khi khẩu phần có quá nhiều canxi.
Co rút gân: do di truyền, khuỷu chân cong gập lại làm dê không đi đứng được, có thể do thiếu enzymme pentamannosidase trong máu làm dê con có dị tật ở chân trước và chân sau.
Thiếu kẽm (Zn): gây bệnh parakeratosis đi đứng không vững, dịch hoàn nhỏ, kém tính năng, phối giống không đậu thai. Kẽm ít dự trữ cần được cung cấp hàng ngày. Tránh dư thừa canxi gây khó hấp thu kẽm. Nhu cầu chừng 10 phần triệu (10 ppm) khẩu phần.
Thiếu chất sắt (Fe): thường xảy ra trên dê con bú sữa mẹ vì sữa mẹ chứa ít sắt. Có thể tiêm Ferdextran cách quãng 2 – 3 tuần trong 2 – 3 tháng sau sinh. Thiếu sắt và nhiễm ký sinh trùng gây hiện tượng sưng hàm (Bottle Jaw).
Nhiễm độc thai nghén (Pregnancy toxemia = Ketosis): dê mang thai béo phì hoặc quá gầy ốm không đủ dưỡng chất nuôi thai hoặc tạo sữa sau khi sinh, dê phải lấy chất mỡ dự trữ tạo năng lượng, hoặc do di truyền (dê Boer dễ bệnh). Hàm lượng keton trong máu và nước tiểu cao, hơi thở cũng có mùi keton (mùi thuốc tửa sơn móng tay phụ nữ). Cơ thể thiếu đường Glucose dê có thể bị hôn mê, liệt và chết. Có thể cho dê ăn mật đường (Molasse), tiêm glucose, propylene glycole, sinh tố B1, cho ăn các loại vi sinh vật hữu dụng (probiotic). Tránh cho dê mang thai hoặc tiết sữa quá gầy hay quá béo, dinh dưỡng đầy đủ cho dê đẻ nhiều con, nhiều sữa.
Nhiễm toan (axit hóa = acidosis) dạ cỏ dê chứa nhiều loại vi khuẩn, nguyên sinh động vật chúng ăn các chất xơ trong khẩu phần và chuyển hóa thành axit béo bay hơi, đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho dê, thiếu năng lượng dê sẽ chết. Điều kiện để các vi sinh vật dạ cỏ phát triển là pH= 7,0. Các loại thức ăn tinh nhiều tinh bột lại tạo ra pH axit (5,0 – 6,0). Khi nhai lại cỏ nước bọt vốn có tính chất kiềm (bicarbonat natri) làm chất đệm cho dạ cỏ ngăn không cho pH hạ xuống thấp. Nếu dê ăn ít xơ mà nhiều tinh bột khiến pH hạ xuống giết chất các vi sinh vật dạ cỏ. Khi pH nhỏ hơn 5,5 sẽ làm dê suy nhược, mất nước phình dạ cỏ, tăng nhịp tim, nhịp thở, đi đứng không vững, hôn mê chết. Nếu thấy hiện tượng trên cần mời cán bộ thú y can thiệp. Thay đổi thức ăn cho cả đàn tránh dùng nhiều thức ăn tinh bột, tăng chất xơ (cỏ khô) dùng Baking soda cho dê cái nuôi con (không dùng Baking soda cho dê đực vì dễ gây sạn đường tiểu).
16370 Xem Tin bài liên quan- Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2024 – 2025 (25/11)
- Sử dụng khí ethylene trong ủ chín trái cây (17/11)
- Những điều nên biết khi lựa chọn trái cây, sơ chế và bảo quản trái cây tươi (17/11)
- Một số loài cây cố định đạm giúp tăng cường nguồn đạm tự nhiên cho đất (17/11)
- An toàn cho người tiêu dùng - Các thực phẩm chuyển gen có an toàn hay không? (17/11)
Từ khóa » Dê Bị Liệt 2 Chân Sau
-
Dê Bị Liệt 2 Chân Sau Thì Phải Làm Thế Nào? Xem Ngay Cách điều Trị ...
-
Sửng Sốt Với Nguyên Nhân Dê Liệt 2 Chân I VTC16 - YouTube
-
Cách Trị Bệnh Bại Liệt ở Dê Rất đơn Giản
-
Chữa Trị Khi Dê Bị Liệt Chân - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Cách Khắc Phục Dê Bị Liệt 2 Chân Sau, Thân Nhiệt Lạnh, Co Giật.
-
Bệnh Dê Bị Liệt - Agriviet
-
Dê Con Bị Liệt, Bị Yếu Chân | Cách điều Trị Và Phòng Tránh Hiệu Quả
-
Điều Trị Dê Bị Bại Liệt Hai Chân Sau - Kiến Thức Nhà Nông
-
Bệnh Liệt Sau Sinh ở Dê: Triệu Chứng Và Cách điều Trị, Nguyên Nhân ...
-
Dê Bị Liệt 2 Chân Sau Thì Phải Làm Thế Nào? Xem Ngay Cách điều Trị ...
-
Các Bệnh Rối Loạn Trao đổi Chất Thường Gặp ở Dê
-
Cách Trị Bệnh Bại Liệt ở Dê Rất đơn Giản | Đất Xuyên Việt
-
Phòng Và Chữa Bệnh Bại Liệt Trước Và Sau đẻ ở Bò
-
Bại Liệt Sau Khi đẻ - 01/01/2011 - Hanvet
-
Bệnh Ghẻ Trên Dê Và Cách Phòng Trị (Scabies)
-
Thông Tin Kĩ Thuật - KỸ THUẬT CHĂM SÓC ĐÀN DÊ - Vemedim